Bà bầu hôm nay

Chăm sóc bà bầu

Đang sung sướng vì đẻ siêu nhanh nên không bị đau, mẹ Việt ở Nhật tái mặt khi trải qua màn BÓC NHAU THAI BẰNG TAY đau đến ám ảnh

Cứ ngỡ rằng quá trình chuyển dạ nhanh, sinh con không đau đớn nhiều nhưng ngay sau khi nghe con cất tiếng khóc chào đời, mẹ Việt ở Nhật này nhận tin sét đánh khi y tá nói nhau thai không tự bong, phải bóc nhau thai nhân tạo.

Trải nghiệm sinh nở mãi là kí ức khó quên trong tâm trí bất cứ sản phụ nào dù sinh thường hay sinh mổ, sinh dễ hay sinh khó. 2 lần sinh con ở nhật, bà mẹ thúy vi (hiện đang sinh sống cùng gia đình tại tokyo) đều có 2 lần vượt cạn khá nhanh chóng tại bệnh viện japanese red cross musashino hospital. dịch vụ sinh nở đầy đủ, chu đáo tại nơi đây là điều khiến chị thúy vi vô cùng hài lòng, song lần sinh thứ 2 diễn ra cách đây khoảng hơn 1 tuần có khá nhiều trải nghiệm vừa hốt hoảng, vừa ám ảnh mẹ việt ở nhật này.

Suýt đẻ rớt trên xe vì ung dung nghĩ chưa tới ngày sinh

Ngày dự sinh bé Dâu Tây là 1/4/2021 nhưng khi chị Thúy Vi mang thai được 38 tuần 3 ngày bé đã chào đời. Bé có tên tiếng Nhật là Hatsune và tên Việt là Sơ Âm.

8h30 ngày 21/3, đang nằm ngủ chị Vi thấy hơi đau bụng nên lật đật chạy vào toilet xem có chảy máu hay rỉ ối gì chưa mà chưa thấy có dấu hiệu gì cả. Chị ra giường ôm bé lớn ngủ tiếp.

Khoảng 9h30, chị cảm thấy đau lưng, 2 chân đau như muốn gãy xương, bụng vẫn đau tầm 10 phút 1 cơn đau. Thấy vợ có dấu hiệu chuyển dạ, chồng chị bảo hay gọi điện cho bệnh viện rồi lên viện khám xem sao nhưng chị chủ quan vì chưa thấy ra máu hay rỉ ối gì cả nên không đi.

Chuyển dạ nhanh, sản phụ suýt đẻ rớt trên xe ô tô, nhưng ám ảnh nhất là màn bóc nhau bằng tay sau khi sinh - Ảnh 1.

Chị Vi không ngờ quá trình sinh bé lần 2 lại diễn ra nhanh đến vậy, chậm 1 xíu là chị đã đẻ rơi trên đường rồi.

Chuyển dạ nhanh, sản phụ suýt đẻ rớt trên xe ô tô, nhưng ám ảnh nhất là màn bóc nhau bằng tay sau khi sinh - Ảnh 2.

Bé Dâu Tây chào đời lúc 38 tuần 3 ngày.

Tầm 10 giờ, những cơn đau dồn dập hơn, tầm 6-7 phút 1 cơn đau nên chị gọi điện lên bệnh viện kể tình hình. Phía bệnh viện kêu lên viện khám, đem theo đồ nhập viện phòng hờ.

10h30 hai vợ chồng xuất phát đi viện, ghé nhà ba mẹ chồng gửi bé lớn. Vì là ngày chủ nhật nên chị đi thẳng ở cửa cấp cứu luôn. Lúc này, mẹ bầu cảm thấy chân đau không cử động được, giống như bị liệt vậy. Chị phải ngồi xe lăn cho mẹ chồng đẩy vào trong còn chồng thì đi đậu xe. Đẩy vào tới khu vực tiếp tân, thì y tá ra đón vào phòng sinh luôn. Đi sinh trong tình hình dịch Covid-19 nên chị không có ai ở bên đồng hành trong quá trình sinh nở.

11h30 lên bàn sinh, bác sĩ khám bảo cổ tử cung mở 8cm rồi, khoảng hơn 1 tiếng nữa là có thể sinh. "ôi trời, mình không tin luôn. bác sĩ bảo đi trễ xíu nữa là đẻ trên xe rồi", mẹ việt ở nhật kể lại.

Chừng nửa tiếng sau khoảng 12h tử cung mở 10cm nhưng chị Vi chưa vỡ ối, em bé chưa tụt xuống. Thấy vậy, y tá chọc ối và em bé chào đời vào lúc 13h48 phút. Như vậy từ lúc nhập viện đến khi sinh, quá trình vượt cạn lần 2 của chị diễn ra tất cả chỉ khoảng 3 giờ đồng hồ.

Chuyển dạ nhanh, sản phụ suýt đẻ rớt trên xe ô tô, nhưng ám ảnh nhất là màn bóc nhau bằng tay sau khi sinh - Ảnh 3.

Hầu hết thời gian ở viện bé Dâu Tây đều được y tá chăm sóc để mẹ nghỉ ngơi.

Đau hơn đau đẻ vì phải bóc nhau thai nhân tạo

Quá trình chuyển dạ nhanh, việc sinh nở cũng thuận lợi nhưng chưa kịp vui mừng được bao lâu thì bà mẹ nghe tin "sét đánh ngang tai" khi y tá nói nhau thai chưa bong, phải tiến hành bóc tách nhau nhân tạo. "Thực sự là đau hơn đau đẻ luôn, ám ảnh mãi không thôi. Quá trình bóc nhau của mình diễn ra khoảng 15 - 20 phút".

Bóc nhau nhân tạo là một thủ thuật cho tay vào tử cung để bóc nhau không tự bong ra sau khi sinh con. thủ thuật này sẽ gây đau đớn và sợ hãi cho sản phụ, thậm chí có người ví "đau như ch*t đi sống lại" bởi sau khi sinh, sản phụ đã trải qua quá trình vượt cạn vừa đau đớn vừa mất sức. không những thế, quá trình bóc nhau nhân tạo nếu diễn ra suôn sẻ thì bác sĩ có thể lấy hết nhau ra trong 1 lần, nhưng có trường hợp bác sĩ phải làm nhiều lần mới bóc tách được hết nhau thai trong cơ thể sản phụ.

Thủ thuật này đòi hỏi bác sĩ phải sử dụng cả 2 tay, 1 tay cố định đáy tử cung, tay còn lại đưa vào *m đ*o qua cổ tử cung đến vùng nhau bám rồi lách vào giữa bánh nhau và thành tử cung, kéo đẩy bánh nhau ra ngoài.

Những bữa ăn trong thời gian lưu viện của chị Thúy Vi, tuy không quá đẹp mắt nhưng theo cảm nhận của mẹ Việt là "ngon xuất sắc".

Dù vô cùng đau đớn nhưng cuối cùng mọi việc cũng suôn sẻ, khi y tá đưa bé Dâu Tây lại bên cạnh, chị Thúy Vi cảm thấy mọi đau đớn, mệt mỏi cũng trôi qua, đổi lại là niềm hạnh phúc ngập tràn.

Sau khi sinh, bé Dâu Tây được đưa đi khám sức khỏe tổng quát thì bà mẹ này lại nhận thêm một tin "sét đánh" nữa: "Bác sĩ thông báo là lượng đường trong máu của bé thấp hơn mức quy định, phải nhập viện ngay để theo dõi. Thế mà mẹ con lại xa nhau...". Nhưng cũng may mắn là sau 1 ngày nhập viện thì tình hình sức khỏe của bé đã ổn định, khuya hôm đó bé được về với mẹ và hưởng trọn những dòng sữa non đầu tiên của mẹ.

Chuyển dạ nhanh, mẹ Việt ở Nhật suýt đẻ rớt trên xe ô tô, nhưng ám ảnh nhất là màn bóc nhau bằng tay sau khi sinh - Ảnh 6.

Cả hai lần vượt cạn, chị Thúy Vi đều rất hài lòng về dịch vụ sinh nở tại tại Japanese Red Cross Musashino Hospital.

Hai mẹ con phải nằm viện tất cả 6 ngày mới được về. Dù nằm viện lâu nhưng bà mẹ 2 con cảm thấy vô cùng nhẹ nhàng bởi trong 6 ngày đó, hầu như y tá chăm bé toàn thời gian để mẹ được nghỉ ngơi, phục hồi sức khỏe sau khi sinh. Cả hai lần sinh nở, chị Thúy Vi đều chọn sinh tại Japanese Red Cross Musashino Hospital, dù viện phí khá đắt nhưng đội ngũ y bác sỹ nhiệt tình, thân thiện và đặc biệt là có phòng NICU.

Bên cạnh dịch vụ y tế ở viện thì các bữa ăn chị Vi được phục vụ tại đây cũng rất ngon miệng, bắt mắt. "Mình là người khá kén ăn nhưng ngày 3 bữa chính và 1 bữa phụ ở viện mình đều vét sạch chén. Bữa sáng mình thường được phục vụ bánh mì, salad trái cây và sữa. Bữa chính thì đầy đủ các món, không hề kiêng cá hay kiêng đồ tanh như các mẹ Việt đâu, mỗi bữa ăn ở đây đều chú trọng phục vụ đa dạng dinh dưỡng cho sản phụ sau sinh".

Tổng chi phí cho ca sinh lần này của mẹ Việt là 69 man (khoảng 150 triệu đồng), sau khi trừ 42 man bảo hiểm, chị phải chi trả 27 man (khoảng gần 60 triệu đồng).

Dù chi phí sinh nở tại đây khá đắt đỏ so với các cơ sở phụ sản khác ở Nhật nhưng mẹ Việt này đánh giá hài lòng và rất xứng đáng.

Chuyển dạ nhanh, mẹ Việt ở Nhật suýt đẻ rớt trên xe ô tô, nhưng ám ảnh nhất là màn bóc nhau bằng tay sau khi sinh - Ảnh 7.

Mạng Y Tế
Nguồn: Afamily (https://afamily.vn/dang-sung-suong-vi-de-sieu-nhanh-nen-khong-bi-dau-me-viet-o-nhat-tai-mat-khi-trai-qua-man-boc-nhau-thai-bang-tay-dau-den-am-anh-20210331152914305.chn)

Tin cùng chuyên mục

Tin cùng nội dung

Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY