Hiện trường vụ tàu hỏa va chạm với ô tô 45 chỗ chở học sinh ở khu giao cắt đường tàu và đường dân sinh (hà nội) xảy ra chiều 29/9. ảnh: pv
Sau vụ tngt thảm khốc làm 8 người Tu vong tại nút giao đường ngang dân sinh trên ql5 đoạn qua địa bàn xã kim lương, huyện kim thành vào tháng 1/2019, tỉnh hải dương đã kiến nghị bộ gtvt hỗ trợ kinh phí xây dựng đường gom để xóa bỏ 99/130 lối đi dân sinh cắt ngang qua tuyến đường sắt gia lâm-hải phòng đấu nối trực tiếp với ql5. được biết, trên đoạn tuyến này có 130 lối đi dân sinh và 15 đường ngang đấu nối từ các công trình công cộng của địa phương.
Những lo lắng về ẩn họa từ đường ngang dân sinh chưa lắng xuống thì mới đây chiều 29/9, tại đường do nha thuộc tổ dân phố số 3 miêu nha (phường tây mỗ, quận nam từ liêm, hà nội) đã xảy ra vụ va chạm giữa xe ô tô chở học sinh với tàu chở hàng làm 6 em bị thương. nguyên nhân ban đầu được xác định, do đoạn giao cắt với đường tàu không rào chắn, thiếu cảnh báo và sự chủ quan của tài xế.
Quan sát trực tiếp tại hiện trường T*i n*n cho thấy, đây là đoạn đường giao nhau với đường sắt rất nguy hiểm. Xung quanh nút giao này có nhiều cây cối và một số hàng quán của người dân che khuất tầm nhìn của người tham gia giao thông. Người dân làng Miêu Nha đã đề nghị nhiều lần nhưng cho tới nay tại khúc giao nhau này vẫn chưa được xây dựng rào chắn di động và người gác…
Gần đây nhất, sáng 4/10, đoàn tàu se5 vừa ra khỏi ga hà nội được khoảng 1km, đến đoạn đường ngang dân sinh trên đường lê duẩn, quận đống đa thì bất ngờ một người đàn ông chạy từ trong ngõ ra. mặc dù phát hiện sự việc, ban lái máy đã xử lý hãm khẩn cấp, tuy nhiên do cự ly quá gần và bất ngờ, tàu đã đâm thẳng vào người này khiến nạn nhân văng xuống đường, Tu vong tại chỗ.
Nguy hiểm luôn rình rập ở những đường ngang, lối mở tự phát.
Đó chỉ là số ít trong những vụ T*i n*n giao thông mới nhất liên quan đến đường sắt trong thời gian vừa qua. theo thống kê của ngành đường sắt, hiện có đến 4.200 lối đi tự mở và hơn 800 đường ngang dân sinh chưa có người gác và rào chắn. theo ghi nhận của phóng viên, ngay trên địa bàn tp hà nội, đặc biệt là trên tuyến quốc lộ 1a dọc tuyến đường sắt bắc - nam qua địa phận các huyện thanh trì, thường tín, phú xuyên vẫn đang tồn tại khá nhiều lối đi tự mở trái phép. tại thị trấn văn điển (huyện thanh trì), đoạn dọc hành lang tuyến đường sắt bắc - nam từ km8+190 đến km8+560 từ lâu cũng đã xuất hiện hàng chục lối đi dân sinh tự mở, tiềm ẩn nguy cơ T*i n*n giao thông.
Thừa nhận T*i n*n giao thông từ lối đi tự mở và đường ngang dân sinh là vấn đề cốt lõi và cực kỳ nan giải trong công tác đảm bảo an toàn giao thông đường sắt, tuy nhiên lãnh đạo tổng công ty đường sắt việt nam cho biết, dù các địa phương đã rất nỗ lực khi phối hợp nhưng vì thiếu nguồn kinh phí nên cũng rất khó khăn trong công tác lập lại trật tự an toàn giao thông đường sắt.
Còn theo Sở GTVT TP Hà Nội, trên địa bàn thành phố có 182 vị trí đường ngang hợp pháp và 363 lối đi tự mở. Do khó khăn về nguồn vốn đầu tư nên các lối đi tự mở chưa được xóa bỏ theo lộ trình; việc xây dựng đường gom nhằm giảm T*i n*n còn chậm…
Lối đi tự mở qua đường sắt vào làng Tứ Kỳ (Hoàng Mai, Hà Nội).
Xác định những vụ T*i n*n xảy ra tại các đường ngang, lối đi tự mở dọc các tuyến đường sắt quốc gia để lại nhiều hậu quả nặng nề, ngay từ năm 2019, cục đường sắt việt nam đã xây dựng đề án "đảm bảo trật tự hành lang đường sắt và xử lý dứt điểm các lối đi tự mở" với mục tiêu sẽ xóa 4.200 lối đi bất hợp pháp nhằm ngăn chặn T*i n*n có thể xảy ra dọc các tuyến đường sắt. theo đề án có tổng vốn hơn 7.000 tỉ đồng nói trên, nếu kinh phí được cấp đầy đủ, đến năm 2025 sẽ xóa bỏ hoàn toàn các lối đi tự mở bất hợp pháp băng ngang đường sắt, thay vào đó là hệ thống đường gom dân sinh và hầm chui, cầu vượt và các đường ngang đạt chuẩn.
Thực tế, từ rất lâu ngành đường sắt đã tiến hành rà soát, thống kê, phân loại để rào kín hay xóa bỏ lối đi dân sinh, cắm biển cảnh báo, cảnh giới tại các đường ngang. Thế nhưng, phần lớn các giải pháp đưa ra đều chưa thể mang lại hiệu quả như kỳ vọng. Một phần vì vấn đề kinh phí song phần khác quan trọng nhất vẫn là câu chuyện ý thức và thói quen tùy tiện của người dân khi tham gia giao thông tại các lối đi tự mở cắt với đường sắt. Chính vì thế, việc đưa ra giải pháp tổ chức quản lý lối đi tự mở, vị trí đường sắt chuyên dùng giao với đường sắt quốc gia có ý nghĩa rất quan trọng. Chưa kể hiện nay, tại các đường ngang giao cắt đường sắt với khu dân cư, khoảng cách an toàn vẫn còn khá hẹp, rất dễ gây rủi ro, tiềm ẩn nguy cơ TNGT.
Bàn về vấn đề trên, TS Nguyễn Hữu Đức (chuyên gia giao thông) cho rằng, trong số các giải pháp bảo đảm an toàn giao thông đường sắt thì việc thay đổi thói quen tham gia giao thông và nâng cao ý thức của người dân luôn là giải pháp hàng đầu, mang tính bền vững nhất. Tuy nhiên, để thay đổi nhận thức về bảo đảm an toàn giao thông không chỉ có trách nhiệm của một ngành, địa phương mà của toàn xã hội. "Luật Đường sắt 2005 đã quy định rõ trách nhiệm của địa phương trong việc quản lý lối đi tự mở. Cùng với đó, Bộ GTVT và các tỉnh, thành phố cũng đã xây dựng quy chế phối hợp bảo đảm an toàn giao thông đường sắt. Tuy nhiên, hiện nay việc phát huy vai trò và gắn chặt trách nhiệm của các địa phương đối với công tác bảo đảm an toàn giao thông đường sắt vẫn chưa được quan tâm đúng mức", TS Nguyễn Hữu Đức nhận định.
Trong khi đó, gs bùi xuân phong, chủ tịch hội kinh tế và vận tải đường sắt việt nam cho rằng, vấn đề lối đi tự mở và đường ngang dân sinh cắt ngang đường sắt cần một giải pháp mang tính bền vững chứ không phải là giải pháp tình thế theo kiểu xóa bỏ chỗ này lại mọc ra ở chỗ khác. theo gs bùi xuân phong, nếu quyết tâm và được đầu tư chính đáng thì ngành đường sắt hoàn toàn có thể xóa được hơn 4.000 đường ngang dân sinh đang tồn tại theo kế hoạch đến năm 2025. "chúng ta đang nhìn nhận vấn đề an toàn đường sắt chưa thỏa đáng, cứ đi được là đi, cứ mở được là mở. xóa bỏ đường ngang đã khó nhưng để những điểm đường ngang đó không bị mở lại, mở thêm càng khó hơn. muốn bảo đảm những vị trí nhạy cảm của đường sắt được trả lại sự an toàn thì vai trò của chính quyền cơ sở đặc biệt quan trọng", gs bùi xuân phong nhận định.
Trong 6 tháng đầu năm 2020, Tổng công ty Đường sắt Việt Nam đã đưa vào khai thác 270 đường ngang cảnh báo tự động. Đây là dự án tái lập an toàn giao thông đã được ngành này lên kế hoạch triển khai từ nhiều năm trước nhưng liên tục ngắt quãng vì... thiếu kinh phí. Còn theo kế hoạch lập lại trật tự hành lang an toàn đường sắt, kinh phí cho công tác đền bù, giải tỏa và cắm cọc hành lang an toàn đường sắt giai đoạn 2014-2017 cần khoảng 20.725 tỉ đồng đến nay vẫn chưa triển khai do thiếu tiền.
Cũng trong giai đoạn 2014-2016, dự kiến sẽ làm 72km đường gom với kinh phí 280 tỉ đồng, giai đoạn 2016-2017 làm 320km đường gom và hàng rào để đóng hoàn toàn các lối đi dân sinh trên tuyến đường sắt với kinh phí 1.000 tỉ đồng. tuy nhiên, dự án mới chi dừng lại công tác khảo sát, thiết kế... các công trình được lên danh sách thực hiện như xây 80 cầu trên quốc lộ vượt đường sắt, công trình tách đường bộ đi chung với đường sắt... cũng chịu chung số phận vì thiếu vốn.