Theo sách đông nam á: các di tích lịch sử, danh thắng và công trình kiến trúc tiêu biểu, đất nước của những ngọn tháp vàng là biệt danh của myanmar, quốc gia thuộc khu vực đông nam á. ảnh: bbc.
Myanmar là một trong những quốc gia phật giáo lớn nhất khu vực, với hơn 87% dân số theo đạo phật. tại nước này, rất nhiều ngôi chùa được xây dựng, đa số đều dát vàng. vì thế, myanmar còn được biết đến với biệt danh đất nước của những ngọn tháp vàng. ảnh: telegraph.
Chùa shwedagon được xem là ngôi chùa phật giáo linh thiêng nhất ở myanmar với lịch sử phát triển hơn 2.500 năm. ngôi chùa này được xem là nơi cất giữ 4 bảo vật thiêng của nhà phật. bảo tháp chính của ngôi chùa được mạ vàng, trên đỉnh trang trí 5.448 viên kim cương và 2.317 viên hồng ngọc. ảnh: the new light of myanmar..
Theo sách Đông Nam Á: Các di tích lịch sử, danh thắng và công trình kiến trúc tiêu biểu, Kyaiktiyo là ngôi chùa nằm ở bang Mon, cách Yangon khoảng 200 km về hướng đông bắc. Ngôi chùa Kyaiktiyo được xây trên tảng đá vàng lớn, vững chãi trên vách núi cheo leo hàng nghìn năm. Nơi đây có khá nhiều tượng Phật và chuông vàng giá trị. Một số tượng Phật ở chùa được khảm hàng nghìn viên đá quý, kim cương. Ảnh: The New Light of Myanmar.
Theo sách Đông Nam Á: Các di tích lịch sử, danh thắng và công trình kiến trúc tiêu biểu, toàn bộ tòa tháp ở chùa Shwedagon đều được dát vàng phía ngoài, với tổng cộng 8.688 lá vàng, mỗi lá vàng có kích thước 20 x 20 cm. Ước tính có 500 kg vàng đã được dùng để dát ngôi chùa này. Ảnh: The New Light of Myanmar.
Theo sách lược sử đông nam á, myanmar còn được gọi là miến điện. theo nghĩa hán - việt, "miến" có nghĩa là xa tắp, xa vời, xa tít tắp. "điện" là chỉ vùng đất nằm bên ngoài "giao". "miến điện" nghĩa là vùng đất xa xôi. ảnh: world atlas.
Theo Nguyễn Thanh Điệp/Zing
Link bài gốc Lấy link
https://zingnews.vn/dat-nuoc-cua-nhung-ngon-thap-vang-post1136195.htmlTheo Nguyễn Thanh Điệp/Zing