Hồi sức cấp cứu toàn tập hôm nay

Đặt ống thông tĩnh mạch dưới đòn phương pháp chọc Troca qua da

Lắp bơm tiêm vào kim, vừa chọc vừa hút đến khi thấy máu trào ra (chú ý chỉ chọc khi bệnh nhân thỏ ra). Tháo bơm tiêm, luồn ống thông vào kim một đoạn khoảng 10,12cm

Mục đích

Luồn được một ống thông vào tĩnh mạch trung ương qua tĩnh mạch dưới đòn.

Chỉ định

Theo dõi áp lực tĩnh mạch trung tâm.

Truyền dịch, Thu*c.

Nuôi dưõng.

Thông tim, đo áp lực buồng tim.

Tạo nhịp tim.

Lọc máu, lọc huyết tương.

Chống chỉ định

Tiểu cầu dưới 60.000/mm3.

Rối loạn đông máu: thòi gian máu chảy trên 9 phút, thòi gian máu đông trên 5 phút.

Huyết khối tĩnh mạch trung tâm.

Tràn khí màng phổi toàn thể.

Giãn phế nang quá mức.

Chuẩn bị

Cán bộ chuyên khoa

Một bác sĩ chuyên khoa hồi sức cấp cứu hoặc chuyên khoa sơ bộ được đào tạo tại trung tâm hồi sức cấp cứu tuyến trung ương.

Bác sĩ chuyên khoa hồi sức cấp cứu.

Y tá (điều dưỡng) hồi sức cấp cứu đã phụ bác sĩ làm thủ thuật ít nhất một lần. Bác sĩ rửa tay, đeo găng vô khuẩn, đội mũ vô khuẩn.

Phương tiện

Khăn mổ vô khuẩn có lỗ 40x60cm để phủ nơi chọc.

Khăn mổ vô khuẩn 60 - 80cm để trải bàn thủ thuật.

Các dụng cụ khử khuẩn.

Bơm tiêm nhựa 5ml, kim dài 5cm để gây tê.

Kim tiêm tĩnh mạch dài 5cm làm kim chọc thăm dò.

Bộ ống nối.

Chỉ khâu 2 - 0 có gắn kim.

Kéo nhỏ hoặc dao cắt.

Õng thông nhựa 20 - 30cm X 1,5 - 2mm.

Các dụng cụ đặt catheter điện cực buồng tim hoặc catheter Swan Ganz.

Dung dịch cần truyền.

Dụng cụ và Thu*c cấp cứu

Bộ chống sốc phản vệ.

Bộ cấp cứu ngừng tim (bóng Ambu, bơm tiêm nhựa, kim dài, adrenalin).

Máy ghi điện tim và máy tạo nhịp tim để kích thích tim (nếu có chỉ định).

Người bệnh

Người bệnh tỉnh: được giải thích lợi ích đặt ống thông, cảm giác khó chịu khi đặt.

Ngưòi bệnh hôn mê: báo cho gia đình.

Cho người bệnh hoặc thân nhân viết giấy tự nguyện xin làm thủ thuật.

Chuẩn bị hồ sơ bệnh án, bảng theo dõi mạch, nhiệt độ, huyết áp, nhịp thở.

Bác sĩ đọc lại bệnh án, xem lại chỉ định, ghi chép tóm tắt lý do chỉ định thủ thuật vào bản tường trình làm thủ thuật.

Bác sĩ khám lại người bệnh.

Các bước tiến hành

Tư thế người bệnh

Nằm đầu thấp, ưõn cổ, buộc tay.

Quá giãy giụa hoặc hốt hoảng, có thể tiêm bắp hoặc tĩnh mạch diazepam 5 - lOmg hoặc midazolam lmg TM trong 30 giây.

Tiêm atropin 1/4mg tĩnh mạch nếu phản xạ xoang cảnh quá mạnh (đề phòng khi làm thủ thuật thất bại phải chuyển sang tĩnh mạch cảnh trong).

Kỹ thuật

Nơi chọc: ở vị trí 1/3 trong và 2/3 ngoài dưói xương đòn hướng đầu kim về phía trước mỏm vai bên đối diện.

Tiến hành

Khử khuẩn vùng chọc, vùng thượng đòn và hạ đòn. Gây tê tại chỗ, trải khăn mổ vô khuẩn.

Lắp bơm tiêm vào kim, vừa chọc vừa hút đến khi thấy máu trào ra (chú ý chỉ chọc khi bệnh nhân thỏ ra). Tháo bơm tiêm, luồn ống thông vào kim một đoạn khoảng 10-12cm. Nối ốhg thông với lọ dung dịch cho chảy nhanh đến khi ống thông hết máu.

Cố định ống thông bằng kim chỉ lanh. Dán tấm băng dính trong. Bỏ gối kê vai.

Ghi chép kết quả làm thủ thuật, các biến chứng và cách xử trí.

Theo dõi và xử trí tai biến

Theo dõi

Tình trạng toàn thân trong khi làm thủ thuật.

Theo dõi tại giường cấp cứu sau khi đặt catheter, giờ thứ 1 giờ thứ 2, giờ thứ 3.

Tiếp tục theo dõi 3 giờ/ lần để phát hiện các dấu hiệu tràn dịch màng phổi, tràn khí màng phổi chậm, chảy máu, tắc hoặc tuột ống thông...

Xử trí

Giông như xử trí các biến chứng của thủ thuật đặt ống thông tĩnh mạch cảnh trong qua đường Daily.

Nhiễm khuẩn

Chảy máu

Đứt ống thông.

Chọc vào đỉnh phổi.

Chọc vào động mạch dưới đòn.

Tắc mạch phổi, mạch vành do hơi.

Tuột ống thông trong khi truyền dịch.

Nguồn: Internet.
Mạng Y Tế
Nguồn: Điều trị (https://www.dieutri.vn/hscctt/dat-ong-thong-tinh-mach-duoi-don-phuong-phap-choc-troca-qua-da/)

Tin cùng nội dung

  • Năm 2013, tôi có đi khám hiếm muộn thì kết quả chẩn đoán là giãn tĩnh mạch thừng tinh, tinh dịch đồ là không có tinh trùng và phát hiện có thêm viêm gan B.
  • Nếu phát hiện chính xác bệnh, điều trị đúng cách và sớm, nam giới bị giãn tĩnh mạch tinh có thể phục hồi chức năng sinh sản.
  • Thụ tinh trong ống nghiệm với tinh trùng bất thường như vậy thì thành công không cao, dưới 20%.
  • Em thường cảm thấy đau tức tinh hoàn. BS kết luận là bị giãn tĩnh mạch thừng tinh, liệu bệnh có ảnh hưởng đến việc sinh con sau này không, Mangyte?
  • Cách đây 2 năm, em có triệu chứng đau tức tinh hoàn vào buổi chiều, nhất là khi đứng ngồi lâu hay hoạt động gắng sức.
  • Trên 2 tinh hoàn của cháu có những bó sợi, sờ được rõ nhất là khi trời nóng.
  • Tôi bị phù sưng, nóng mắt cá chân và hai bàn chân, có lúc bị chuột rút ở cẳng chân vào ban đêm...
  • Dì của em bị suy giãn tĩnh mạch chân, bác sĩ nói cần phẫu thuật nội soi. Cho em hỏi chi phí cho phẫu thuật này là bao nhiêu? Dì em có BHYT ở Lâm Đồng, như vậy có được hưởng bảo hiểm không? Ngoài ra có những phương pháp nào khác điều trị chứng giãn tĩnh mạch chân này không Mangyte ơi? Em cũng sợ bệnh này vì em là nhân viên văn phòng, làm sao để tránh ạ? Em cảm ơn Mangyte rất nhiều! (Thu Thủy - thuy.le…@gmail.com)
  • Tôi muốn hỏi: tôi bị giãn tĩnh mạch chi dưới, BS yêu cầu tôi làm siêu âm mạch máu nhưng không nói rõ là màu hay trắng đen. Xin tư vấn cho tôi siêu âm cái nào tốt hơn (tôi có đọc trên mạng có vài BS khuyên chỉ cần siêu âm trắng đen là được) và tôi cũng muốn tìm hiểu về giá cả. Xin cảm ơn sự tư vấn của Mangyte! (P. Khải - Đồng Nai)
  • Chụp X quang hệ tiết niệu bằng đường tĩnh mạch (Intravenous Urography, IVU) còn được gọi là chụp X quang bể thận bằng đường tĩnh mạch (Intravenous Pyelography, IVP) là kỹ thuật sử dụng X quang và Thu*c cản quang tiêm qua đường tĩnh mạch để giúp khảo sát thận, niệu quản, bàng quang và niệu đạo. IVU có thể giúp tìm kiếm sỏi thận cũng như nguyên nhân gây nhiễm trùng đường tiểu, tiểu ra máu hoặc những tổn thương khác của đường tiết niệu.
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY