Sức khỏe và đời sống hôm nay

Sức khỏe và đời sống

Dấu ấn xanh ở những “điểm nóng”

Gần 2 năm kể từ khi dịch COVID-19 bùng phát, tuổi trẻ TP Cần Thơ luôn có mặt kịp thời ở các “mặt trận”, từ các chốt kiểm soát y tế, khu phong tỏa, khu cách ly, đến những “điểm nóng” ở các tỉnh, thành phía Nam.

TÚ ANH

gần 2 năm kể từ khi dịch covid-19 bùng phát, tuổi trẻ tp cần thơ luôn có mặt kịp thời ở các “mặt trận”, từ các chốt kiểm soát y tế, khu phong tỏa, khu cách ly, đến những “điểm nóng” ở các tỉnh, thành phía nam. cùng với thiết lập các đội phản ứng nhanh phòng, chống dịch, hàng loạt các chương trình, mô hình an sinh xã hội được triển khai: “atm gạo”, “siêu thị 0 đồng”, “chuyến xe yêu thương”, “hành trình kết nối yêu thương”, thu hút hơn 50.000 lượt bạn trẻ tham gia. trong bộ đồ bảo hộ với lớp khẩu trang dày, không ai biết tên, biết mặt, các bạn trẻ đều hăng hái tiến về phía trước, thực hiện sứ mệnh bảo vệ sự an toàn, bình yên của nhân dân.

Với những thành tích nổi bật, năm 2021, Thành đoàn Cần Thơ vinh dự đón nhận Bằng khen do Thủ tướng Chính phủ tặng.

Niềm tin chiến thắng và sự lạc quan của các tình nguyện viên TP Cần Thơ chi viện tỉnh Kiên Giang chống dịch COVID-19. Ảnh: CTV

Ở “điểm nóng” dịch bệnh

17 giờ, ngày 23-8-2021, phường Trà Nóc (quận Bình Thủy) áp dụng biện pháp phong tỏa toàn phường. Gấp gọn vài bộ quần áo, Trương Thị Lệ Thảo, Bí thư Ðoàn phường (từ tháng 11-2021, chị được luân chuyển giữ chức vụ Chủ tịch Hội LHPN phường - PV), “bấm bụng” gửi đứa con gái đầu lòng vừa 18 tháng tuổi cho ông bà nội để “tập kết” lên phường, tham gia chống dịch COVID-19. Cũng như Thảo, hơn 10 bạn trẻ thuộc Ðội phản ứng nhanh của Ðoàn phường, tình nguyện bước vào cuộc chiến cam go. Toàn phường có 4 khu vực, 4.008 hộ dân, với 8.357 nhân khẩu chịu ảnh hưởng từ lệnh phong tỏa. Thời điểm đó, phường có 159 người bị nhiễm COVID-19 và tăng liên tục mỗi ngày. “Ðêm đầu tiên, cả đội 10 người thức bàn bạc, lên phương án, phân chia công việc sao cho hợp lý nhất” - Thảo chia sẻ. Cuộc họp “chớp nhoáng”, nữ “thủ lĩnh” đề xuất triển khai 3 nhóm hoạt động: đi chợ hộ, hỗ trợ lấy mẫu xét nghiệm COVID-19 và phục vụ hậu cần. Ngoài 10 thành viên nòng cốt, Thảo vận động công nhân, người lao động đang nghỉ việc do dịch tham gia các đội hình tình nguyện.

Những giọt mồ hôi của Bùi Quốc Vinh - sinh viên Trường Ðại học Y Dược Cần Thơ, tham gia chống dịch tại TP Hồ Chí Minh. Ảnh: CTV

Buổi sáng ngày đầu tiên phong tỏa, đội hình đi chợ hộ đã nhận hơn 800 đơn hàng từ các kênh tin nhắn điện thoại, nhóm Zalo và từ các chốt kiểm soát. Cứ thế, mỗi ngày, 10 thành viên của Ðội thay phiên nhau đi chợ hộ cho 500-800 lượt bà con. Thảo kể: “Có những đơn hàng, chúng tôi phải đi 4-5 địa điểm mới gom đủ. Có hôm đến 8-9 giờ tối chúng tôi mới xong việc...”. Tất bật cả ngày, tối, Thảo mới có thời gian gặp con qua video call. Có hôm cô khóc nức nở vì thấy con khát sữa đòi mẹ. Gác lại niềm riêng, chị đi vào tâm dịch với nhiều hoạt động giúp dân, hỗ trợ nấu ăn phục vụ cán bộ, chiến sĩ và tình nguyện tham gia trực 12 chốt kiểm soát ở bến đò, tuyến hẻm, khu công nghiệp; vận động gần 1.000 phần quà tổng giá trị trên 400 triệu đồng, tặng bà con khó khăn.

Theo anh Lâm Văn Tân, Phó Bí thư Thành đoàn Cần Thơ, 0 giờ đêm 31-5-2021, khi thành phố thiết lập 11 chốt kiểm soát y tế ở các cửa ngõ thành phố và các bến xe, bến tàu, tuổi trẻ thành phố đã huy động hơn 2.000 đoàn viên, thanh niên (ÐVTN) các quận, huyện và sinh viên các trường đại học, cao đẳng tham gia. Ðoàn Thanh niên 83 xã, phường, thị trấn đồng loạt kích hoạt Ðội hình phản ứng nhanh phòng, chống dịch COVID-19, bình quân 10-30 thành viên, sẵn sàng nhận lệnh hỗ trợ các nhiệm vụ cấp thiết.

Ði vào tâm dịch còn có hơn 3.000 sinh viên khối ngành y ở các trường đại học, cao đẳng lên đường chi viện chống dịch các “điểm nóng” ở Cần Thơ, TP Hồ Chí Minh, Bình Dương, Ðồng Tháp, Vĩnh Long, Sóc Trăng, Hậu Giang. Có mặt trong đội hình chi viện TP Hồ Chí Minh và tỉnh Ðồng Tháp, Bùi Quốc Vinh - sinh viên ngành Y đa khoa, Trường Ðại học Y Dược Cần Thơ, kể trước khi lên đường, đã được thầy cô tập huấn rất kỹ về mọi phương diện. Nhưng khi “vào trận”, Vinh mới thấy dịch bệnh ngoài sức tưởng tượng. Ở tâm dịch TP Hồ Chí Minh, Vinh cùng với 128 sinh viên của trường phụ trách lấy mẫu xét nghiệm và hỗ trợ tiêm vaccine cho hàng ngàn bà con mỗi ngày; rồi hỗ trợ nhân viên y tế địa phương phát Thu*c tận nhà cho F0. “Mỗi lần đi lấy mẫu xét nghiệm, chúng tôi đều an ủi, động viên tinh thần bà con, để mọi người như được tiếp thêm nghị lực vượt qua dịch bệnh” - Vinh chia sẻ.

Sinh viên Trường Ðại học Y Dược Cần Thơ tham gia chiến dịch “Cần Thơ xanh”, lấy mẫu xét nghiệm COVID-19 cho người dân huyện Phong Ðiền. Ảnh: Q. THÁI

Nghĩa tình “áo xanh”

Giữa đêm, Zalo của anh Phương Tấn Ðạt, Giám đốc Trung tâm Hỗ trợ học sinh - sinh viên TP Cần Thơ, cứ nhấp nháy tin nhắn: “Anh ơi! bà con ở Thốt Nốt tới mùa bắp mà không bán được”, “Chanh ở Phong Ðiền rớt giá vì không có thương lái…”. Vậy là, sáng hôm sau, gần chục bạn trẻ đã có mặt giúp bà con thu hoạch và kết nối tiêu thụ nông sản.

Ðó là một trong những hoạt động ý nghĩa của chương trình “chuyến xe yêu thương” do thành đoàn, công đoàn ngành giáo dục và ðào tạo thành phố, trường phổ thông thái bình dương phối hợp tổ chức trong suốt thời gian thành phố thực hiện giãn cách xã hội theo chỉ thị số 16/ct-ttg. chương trình đã tặng hơn 28.670 phần quà, gần 80 tấn gạo, 90.000 gói mì và 30.640 hộp sữa cho bà con, học sinh, sinh viên, công nhân và người lao động thu nhập thấp. ðồng thời, kết nối hỗ trợ tiêu thụ gần 240 tấn nông sản.

“Chuyến xe yêu thương” vừa hỗ trợ tiêu thụ nông sản vừa cấp phát lương thực, thực phẩm cho bà con ở các khu phong tỏa. Ảnh: Q. THÁI

“Chuyến xe yêu thương” lăn bánh đến vùng quê, các khu phong tỏa, chở theo cả tấm lòng nhân ái, nghĩa tình “áo xanh”. Anh Huỳnh Văn Chiến, Giám đốc Hợp tác xã Thân Thiện, phường Tân Hưng, quận Thốt Nốt), chia sẻ: “Việc nghĩa của các bạn trẻ khiến tôi không thể ngồi yên. Tôi bàn cùng các thành viên hợp tác xã hỗ trợ tiêu thụ 3 tấn bắp cho bà con và gửi tặng người dân ở các khu phong tỏa, khu cách ly...”.

“bếp ấm”, “siêu thị 0 đồng”, “tủ thu*c y tế”, “túi thu*c an sinh”, “hành trình kết nối yêu thương” - những mô hình chăm lo an sinh xã hội đã được triển khai, với tổng giá trị hơn 20 tỉ đồng... cùng với đó là những đội hình hỗ trợ người dân đi tiêm vaccine; bảo vệ “vùng xanh”; đưa rước f0, f1 đi cách ly, điều trị… tinh thần xung kích thể hiện rõ khi các bạn trẻ tình nguyện chọn “việc khó”, nguy cơ lây nhiễm cao. anh nguyễn thành long, bí thư ðoàn phường an nghiệp, quận ninh kiều, nhiễm covid-19 trong quá trình phòng, chống dịch. anh chia sẻ: “tôi nhiễm bệnh vào ngày 25-10 và được đưa vào bệnh viện dã chiến. suốt 14 ngày nằm viện giúp tôi thấu hiểu nỗi cực nhọc của lực lượng tuyến đầu. ðiều đó thôi thúc tôi tiếp tục xung phong phòng, chống dịch ngay khi xuất viện”.

*

* *

Những tháng cuối năm, dịch COVID-19 tiếp tục diễn biến phức tạp. Hàng trăm bạn trẻ thuộc các đội y tế lưu động tiếp tục xông pha chăm sóc bệnh nhân COVID-19 tại nhà. Câu chuyện về lòng nhân ái, khát vọng cống hiến của người trẻ đang tiếp diễn với những sắc thái mới.

Mạng Y Tế
Nguồn: Báo cần thơ (https://baocantho.com.vn/dau-an-xanh-o-nhung-diem-nong--a143325.html)

Tin cùng nội dung

Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY