Bạn nên biết hôm nay

Dấu hiệu bất thường ở trẻ mắc Covid

Trẻ nhỏ mắc Covid cách ly tại nhà thấy li bì hoặc co giật, sốt cao không đỡ, thở nhanh, khó thở hoặc chỉ số SpO2 dưới 96%... cần liên hệ y tế ngay.

Theo hướng dẫn chăm sóc tại nhà với trẻ em mắc covid-19 bộ y tế ban hành ngày 3/3, trẻ nhỏ cách ly tại nhà khi phát hiện bất cứ một trong các dấu hiệu dưới đây phải báo nhân viên y tế hoặc đưa đến cơ sở y tế gần nhất để khám kịp thời.

Trẻ dưới 5 tuổi, dấu hiệu đầu tiên cần lưu tâm là về tinh thần, trẻ quấy khóc không chịu chơi, không hóng chuyện hoặc li bì, hoặc co giật. Trẻ sốt cao liên tục trên 39 độ C, khó hạ thân nhiệt bằng các phương pháp như dùng Thu*c hạ sốt, chườm hay lau người bằng nước ấm, hoặc sốt không cải thiện sau 48 giờ. Bên cạnh đó, trẻ thở nhanh hơn so với tuổi: trẻ dưới 2 tháng tuổi thở bằng hoặc hơn 60 lần/phút; trẻ từ 2 tháng đến dưới 12 tháng tuổi thở bằng hoặc hơn 50 lần/phút; trẻ từ 12 tháng đến 5 tuổi thở hơn hoặc bằng 40 lần/phút. Trẻ biểu hiện thở bất thường như khó thở, thở phập phồng cánh mũi, co kéo hõm ức, cơ liên sườn...

Một số dấu hiệu khác liên quan đến mất nước ở trẻ như: môi se, mắt trũng, khát nước, đái ít... Da bé tím tái, nôn mọi thứ, không bú được hoặc không ăn, không uống được, đo chỉ số SpO2 dưới 96%. Ngoài ra, trẻ mắc thêm các bệnh khác như: sốt xuất huyết, tay chân miệng... hay bất kỳ tình trạng bất ổn nào cần cấp cứu, cha mẹ liên hệ cơ sở y tế lập tức.

Trẻ trên 5 tuổi, các triệu chứng bất thường như sau: Cảm giác khó thở; ho thành cơn không dứt; không ăn uống được; sốt cao không giảm hay sốt không cải thiện sau 48 giờ; nôn mọi thứ; đau tức ngực; tiêu chảy; trẻ mệt, không chịu chơi; chỉ số SpO2 <96%; thở nhanh: nhịp thở của trẻ từ 5 đến dưới 12 tuổi hơn hoặc bằng 30 lần/phút, trẻ từ 12 tuổi hơn hoặc bằng 20 lần/phút; thở bất thường co kéo hõm ức, liên sườn... Bất kỳ tình trạng bất ổn nào của trẻ em mà thấy cần cấp cứu.

Một trường hợp mắc covid-19 từng được điều trị tại bệnh viện nhi trung ương. ảnh: bệnh viện cung cấp

Về điều trị, dùng Thu*c hạ sốt khi nhiệt độ 38,5 độ C trở lên, Thu*c thường dùng là paracetamol liều 10-15 mg/kg/lần, uống hoặc đặt hậu môn, cách tối thiểu 4-6 giờ nếu cần nhắc lại. Khi mất nước do sốt cao, tiêu chảy, mệt mỏi, dùng Thu*c cân bằng điện giải. Khuyến khích trẻ uống nhiều nước, nước trái cây hoặc oresol. Nếu trẻ không muốn uống oresol có thể thay thế bằng nước đun sôi để nguội, nước trái cây. Không sử dụng các dung dịch nước ngọt công nghiệp (không sản xuất từ hoa quả) để bù nước.

Tăng cường dinh dưỡng cho bé, ăn uống đủ chất, trái cây tươi, rau xanh. Dùng các Thu*c điều trị triệu chứng khi cần thiết, như ho thì uống Thu*c giảm ho; ngạt mũi, xổ mũi dùng xịt rửa mũi, nhỏ mũi bằng dung dịch natriclorua 0,9%; tiêu chảy uống men vi sinh, men tiêu hóa.

Trẻ đang dùng các Thu*c điều trị bệnh nền theo đơn ngoại trú của bác sĩ thì tiếp tục sử dụng theo hướng dẫn. Cha mẹ không tự ý cho trẻ dùng Thu*c kháng virus, kháng sinh, kháng viêm... khi chưa có chỉ định của nhân viên y tế. Không xông cho trẻ em.

Thời gian cách ly, điều trị với trẻ nhỏ là đủ 7 ngày. kết quả xét nghiệm nhanh kháng nguyên âm tính covid-19 do nhân viên y tế thực hiện hoặc do người chăm sóc, trẻ tự thực hiện tại nhà. sau 7 ngày kết quả xét nghiệm còn dương tính thì tiếp tục cách ly đủ 10 ngày đối với người đã tiêm đủ liều vaccine.

Thúy Quỳnh

Mạng Y Tế
Nguồn: Vnexpress (https://vnexpress.net/dau-hieu-bat-thuong-o-tre-mac-covid-4434645.html)

Tin cùng nội dung

Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY