Bạn nên biết hôm nay

Dấu hiệu cảnh báo bị nhiễm giun

Đau vùng rốn, cơ thể gầy yếu, rối loạn tiêu hóa, ngứa vùng hậu môn về đêm… là những triệu chứng điển hình khi bị nhiễm giun.

Nhiễm giun là một trong những bệnh nhiễm ký sinh trùng thường xảy ra ở các nước đang phát triển, đặc biệt trên các đối tượng nhạy cảm như trẻ em mẫu giáo, học sinh tiểu học và phụ nữ trong độ tuổi sinh sản. năm 2014, việt nam là nước có số người nhiễm giun đường ruột cao ở châu á với khoảng 20-40 triệu người nhiễm giun. các loại giun đường ruột chủ yếu gặp ở người bao gồm giun đũa, giun móc, giun tóc và giun kim.

Người bị nhiễm giun sẽ có những triệu chứng điển hình sau:

- đau vùng rốn, người bệnh gầy yếu, có thể nôn và đi ngoài ra giun. đau bụng do nhiễm giun thường tái đi tái lại nhiều lần.

- người bị nhiễm giun kim thường bị ngứa ở vùng hậu môn về đêm.

- Rối loạn tiêu hóa, phân lúc đặc, lúc lỏng, giun kim xuất hiện ở hậu môn hoặc trong phân.

- trẻ nhiễm giun thường biếng ăn, khó chịu, hay quấy khóc và khó ngủ về đêm.

- Có biểu hiện thiếu hụt vitamin và khoáng chất.

- trong một số trường hợp, người bị nhiễm giun có máu trong phân, có biểu hiện thiếu máu, thở khò khè hoặc ho khan.

Nhiễm giun có thể ảnh hưởng tiêu cực đến đường tiêu hóa. cơ thể người bị nhiễm giun không hấp thu được chất dinh dưỡng, dẫn đến tình trạng suy dinh dưỡng, chậm lớn ở trẻ.

Giun gây suy giảm dinh dưỡng đối với những người bị lây nhiễm theo nhiều cách:

- Giun giành thức ăn của ký chủ, bao gồm cả máu, dẫn đến mất chất sắt và protein.

- Giun móc gây mất máu đường ruột mãn tính có thể dẫn đến thiếu máu; giun đũa giành vitamin A trong ruột; giun tóc có thể gây tiêu chảy và kiết lỵ.

- Giun gây ra kém hấp thu các chất dinh dưỡng.

- Một số giun truyền qua đất cũng gây mất cảm giác ngon miệng, làm giảm lượng dinh dưỡng và thể lực.

Ngoài ra, nhiễm giun còn có thể gây những cơn đau cấp khi giun chui lên đường mật, đau dạ dày khi giun chui lên dạ dày, viêm tụy cấp khi giun chui lên ống tụy, tắc ruột do búi giun, thậm chí ảnh hưởng đến các cơ quan khác khi giun di trú lên mắt, não...

Tẩy giun định kì là biện pháp hữu hiệu để bảo vệ sức khỏe cả gia đình. Ảnh: Freepik.

Hiện, thu*c xổ giun phổ biến trên thị trường chủ yếu chứa hai hoạt chất chính là mebendazol và albendazol.

Trong đó, mebendazol ngăn cản, ức chế sự tiêu thụ chất dinh dưỡng của các loại giun. mebendazol ít độc nên liều dùng cho người trưởng thành và trẻ em trên hai tuổi giống nhau. mỗi lần tẩy giun chỉ cần uống một viên 500mg để xổ các loại giun thông thường. đối với trẻ nhỏ, bố mẹ nên nghiền viên thu*c và pha với nước cho trẻ uống. để tăng hiệu quả, người lớn cũng nên nhai viên thu*c trước khi uống với nước. sau khi uống thu*c có thể ăn uống bình thường.

Hiện nay với công nghệ sản xuất thu*c tiên tiến, người dùng có thể uống thu*c lúc đói hoặc no, ở bất kỳ thời điểm nào trong ngày (sáng, trưa hoặc chiều tối). khi dùng thu*c không cần phải nhịn ăn giống như dùng các thu*c xổ giun cổ điển trước đây.

Tuy nhiên, để tránh được những tác dụng phụ không mong muốn (dù hiếm gặp) như đau bụng lâm râm, đi cầu, buồn nôn... người dùng nên uống sau bữa ăn sáng. để an toàn và thu*c phát huy tác dụng diệt giun tốt nhất, bác sĩ khuyến cáo nên uống thu*c sau bữa tối hai tiếng. ngoài ra, thu*c không dùng cho trẻ dưới hai tuổi và phụ nữ có thai, đặc biệt ba tháng đầu của thai kỳ. nếu có ý định mang thai, người mẹ cần chủ động tẩy giun trước vài tháng.

Tẩy giun cho cả gia đình cùng lúc sẽ giúp bảo vệ sức khỏe cho mọi người. để nhớ lịch tẩy giun, hãy sử dụng công thức 6116 - một lần tẩy giun vào dịp năm mới 6/1, một lần tẩy giun vào ngày quốc tế thiếu nhi 1/6.

Châu Vũ

Mạng Y Tế
Nguồn: Vnexpress (https://vnexpress.net/dau-hieu-canh-bao-bi-nhiem-giun-4406295.html)

Chủ đề liên quan:

nhiễm giun tẩy giun xổ giun

Tin cùng nội dung

Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY