Tiền liệt tuyến là một tuyến nhỏ kích thước khoảng 10-20gr, chỉ có ở nam giới nằm sát dưới cổ bàng quang, bọc quanh lấy đoạn niệu đạo nối với cổ bàng quang. Khi tuyến này bị phì đại, nó sẽ làm hẹp và tắc lòng niệu đạo, gây ra những biểu hiện bất thường về tiểu tiện. Nếu để muộn sẽ ảnh hưởng xấu đến bàng quang, thận và nguy hiểm đến tính mạng.
Thống kê của Tổ chức y tế thế giới cho thấy 50% nam giới trên 50 tuổi và hơn 70% nam giới trên 60 tuổi bị mắc PĐTTL và ngày càng gia tăng với tỷ lệ tăng theo độ tuổi. PĐTTL là bệnh bắt đầu xuất hiện ở mô tuyến tiền liệt khoảng từ tuổi 30, nhưng thường những dấu hiệu của bệnh sẽ bắt đầu xuất hiện sau tuổi 50, tuy nhiên đôi khi chúng ta cũng sẽ bắt gặp bệnh ở một số người trẻ.
Từ nhiều năm trước người ta đã nghiên cứu và đưa ra nhiều học thuyết lý giải tại sao PĐTTL lại tăng theo lứa tuổi. Càng về già chức năng Sinh d*c của người đàn ông bắt đầu trở lên yếu dần, tạo ra sự mất cân bằng về hormone Sinh d*c. Khi đó, tuyến tiền liệt sẽ phải chuyển hóa số lượng testosterone nhiều hơn và gây ra hiện tượng tăng sinh TTL hay còn gọi là PĐTTL. Bên cạnh đó,nguyên nhân của tình trạng này còn là do sự tích tụ của estrogen trong cơ thể bị lão hóa và sự thiếu hụt các acid béo, kẽm và acid amin.
Tiểu khó: Phải cố rặn để đái, tia đái yếu đi, không đái xa được. Đôi khi đã đái xong lại vẫn còn vài giọt nước tiểu rỏ ra làm ướt quần lót. Nặng hơn là tình trạng thường xuyên rỉ nước tiểu
Tiểu nhiều lần: Lúc đầu là về đêm phải tỉnh dậy đi đái hơn 2 lần, thường là lúc nửa đêm về sáng. Sau đó là cả ngày. Liên tục cách 2-3 giờ phải tiểu tiện một lần được coi là dấu hiệu bệnh lý.
Bí tiểu: Đôi khi phải đến bệnh viện cấp cứu do bí đái đột ngột, bệnh nhân đã cố gắng rặn mà không thể đái được. Phần bụng dưới căng lên rất đau tức, vật vã khó chịu.
Biểu hiện khác: Đột nhiên buồn đi tiểu xong không thể nhịn được trong vài phút; sau khi đái không thấy thoải mái mà vẫn còn cảm giác còn muốn tiểu; cũng có thể có biểu hiện đái máu, nhiễm trùng nước tiểu.
Tuy nhiên do các biểu hiện trên thường tiến triển từ từ nên bệnh nhân có thể quen dần và khó nhận ra. Nhiều bệnh nhân đến khám muộn khi khối u đã quá to và có các biến chứng về bàng quang, suy thận,… khiến cho việc điều trị trở nên hết sức phức tạp .
Các biểu hiện rối loạn tiểu tiện thường nặng lên rõ rệt sau những lần đi xa, nhất là đi bằng xe đạp, xe máy.
Cần biết rằng các triệu chứng của bệnh không phải lúc nào cũng tỉ lệ thuận với kích thước khối u. Có những trường hợp, chỉ với các triệu chứng rất nhẹ, kín đáo xong khối u đã rất to.
Do vậy, với những người đàn ông bắt đầu ở tuổi 50 khi có những biểu hiện khác thường về tiểu tiện cần được đến khám chuyên khoa tiết niệu.
Chỉ đơn thuần qua hỏi bệnh và khám bằng tay, bác sĩ của bạn đã có đủ cơ sở để hướng tới bệnh. Mức độ nặng hay nhẹ của bệnh sẽ được xác định qua siêu âm và một vài xét nghiệm.
Phát hiện bệnh sớm giúp cho việc điều trị đơn giản, kết quả cao, tránh được các biến chứng đáng tiếc xảy ra. Hơn thế nữa, việc đến khám kịp thời giúp cho các thầy Thu*c có thể phát hiện ra ung thư tiền liệt tuyến ở giai đoạn sớm (bằng siêu âm, xét nghiệm PSA, sinh thiết) và hoàn toàn có thể chế ngự được căn bệnh này. Phì đại lành tính tuyến tiền liệt không dẫn đến ung thư song có thể phối hợp với ung thư tiền liệt tuyến. Mặt khác, ở giai đoạn đầu 2 bệnh này có thể biểu hiện tương đối giống nhau.
Chủ đề liên quan:
bệnh phì đại tuyến tiền liệt dấu hiệu nhận biết phì đại tiền liệt tuyến tuyến tiền liệt ung thư tiền liệt tuyến