Mẹo vặt về sức khỏe hôm nay

Dấu hiệu và cách xử trí bệnh tay - chân - miệng

Con trai tôi 11 tháng tuổi, mấy ngày nay cháu biếng ăn, chỉ hơi ấm đầu, lợi sưng đỏ và chảy dãi nên nghĩ cháu mọc răng.

Nhưng từ hôm qua thấy xuất hiện mấy nốt ban đỏ ở mông và tay. Xin hỏi như thế có phải là biểu hiện của bệnh tay - chân - miệng? Cần dùng Thu*c gì?

Hoàng Thị Vân Anh (Hà Nội)

Đúng ở tuổi này là bé đang tuổi mọc răng và khi bé mọc răng thường cũng mất vài ngày sưng đau lợi chỗ răng mọc, biếng ăn và kèm cả tiêu chảy. Tuy nhiên, bé có ban ở mông và lòng bàn tay thì rất có thể đó là bị bệnh tay - chân - miệng. Dấu hiệu điển hình của tay - chân - miệng là phát ban dạng phỏng nước ở trong miệng, trong lòng bàn tay, bàn chân. Cụ thể: Giai đoạn ủ bệnh từ 3-7 ngày, trẻ thường không có triệu chứng gì hoặc chỉ ươn người và biếng ăn. Tiếp đến là giai đoạn khởi phát diễn ra từ 1-2 ngày với các triệu chứng như sốt nhẹ, mệt mỏi, đau họng, biếng ăn, tiêu chảy vài lần trong ngày. Giai đoạn toàn phát (có thể kéo dài 3-10 ngày) với các triệu chứng điển hình của bệnh như: vết loét đỏ hay phỏng nước đường kính 2-3mm ở niêm mạc miệng, lợi, lưỡi, gây đau miệng, bỏ ăn, bỏ bú, tăng tiết nước bọt. Đồng thời phát ban dạng phỏng nước ở lòng bàn tay, lòng bàn chân, gối, mông. Theo thư bạn mô tả thì bé đang ở thể bệnh nhẹ có thể theo dõi và điều trị tại nhà bằng vệ sinh tay chân sạch sẽ, chăm sóc ăn uống và vệ sinh miệng bằng nước muối loãng. Thường từ 3-5 ngày sau, trẻ hồi phục hoàn toàn nếu không có biến chứng. Tuy nhiên, nếu bệnh nặng thêm bé có nôn và sốt cao thì bạn nên đưa bé đến khám tại cơ sở y tế để được hướng dẫn theo dõi và điều trị đúng.

BS. Trần Mạnh Toàn

Mạng Y Tế
Nguồn: Sức khỏe đời sống (https://suckhoedoisong.vn/dau-hieu-va-cach-xu-tri-benh-tay-chan-mieng-n135190.html)

Tin cùng chuyên mục

Tin cùng nội dung

  • Xuất huyết tiêu hoá( XHTH) là tình trạng máu chảy ra khỏi lòng mạch của đường tiêu hoá, vào trong ống tiêu hoá. Biểu hiện lâm sàng là nôn ra máu, đi ngoài phân đen.
  • Đau dạ dày là bệnh liên quan đến đường tiêu hóa. Người bệnh thường phải chịu những cơn đau khó chịu, âm ỉ.
  • Viêm loét dạ dày là một trong những bệnh về tiêu hóa thường gặp, nguồn bệnh do vi khuẩn Helicobacter Pylori (HP).
  • Cháu tôi vừa bị té xe, bị đập đầu xuống đường nhưng có đội nón bảo hiểm nên không sao. Tuy nhiên, cháu bị choáng váng mất một lúc. Cháu đã về nhà rồi nhưng chúng tôi lo lắng không biết bên trong đầu nó có tổn thương gì không. Có nhất thiết phải đi bệnh viện luôn không? Mong Mangyte giải đáp sớm! Tôi cảm ơn rất nhiều! (Thanh Nhã - cononxanh…@gmail.com)
  • Hiện nay, số trường hợp mắc bệnh tay chân miệng đang tăng cao, đặc biệt ở khu vực các tỉnh phía nam. Và nhiều người muốn biết đối với loại bệnh này, có thể dùng đông y, Thu*c nam để phòng ngừa, chữa trị hay không?
  • Để xem bé nhà mình có chán học hay không, bạn hãy tham khảo 5 dấu hiệu dưới đây.
  • Bầm mắt có xảy ra do chảy máu bên dưới vùng da quanh mắt. Đôi khi bầm mắt còn là dấu hiệu của một chấn thương khác trên diện rộng hơn, có thể là cả nứt sọ
  • Người đối diện có thể thấy rõ cúp áo ngực mấp mô sau lớp áo phông của bạn; luôn thấy có vết lằn áo trên da, dây áo hay bị rơi khỏi vai... là lúc bạn nên thay áo lót.
  • Trong Đông y không có bệnh danh bệnh tay-chân-miệng nhưng căn cứ vào các biểu hiện lâm sàng có thể thấy bệnh phát sinh là do phong thấp nhiệt thời độc từ bên ngoài xâm nhập vào cơ thể chủ yếu qua đường miệng, kết hợp với thấp trọc tích tụ lâu ngày bên trong gây ảnh hưởng đến các phủ tạng, đặc biệt là tạng Phế và Tỳ.
  • Bệnh tay chân miệng là một bệnh truyền nhiễm do virus (siêu vi) gây ra, thường gặp ở trẻ nhỏ. Bệnh đặc trưng bởi loét miệng và nổi hồng ban trên bàn tay, bàn chân. Nguyên nhân thường gặp nhất là do nhiễm virus coxsackie.
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY