Mẹo vặt về sức khỏe hôm nay

Đau mãn tính vùng tiểu khung ở phụ nữ - nguy hiểm thế nào?

Đau trung ương là cách hệ thống thần kinh trung ương xử lý nhận thức cảm giác. Người bệnh cảm thấy đau hơn nhiều so với bình thường.

Mặc dù đau mạn tính vùng tiểu khung có thể xẩy ra bởi một hoặc nhiều nguyên nhân khác nhau, nhưng trong nhiều trường hợp, lại là một bệnh liên quan đến cách hệ thống thần kinh trung ương xử lý nhận thức cảm giác (thường được gọi là "đau trung ương").

Khi điều này xảy ra, hệ thống thần kinh phản ứng thái quá với các tác nhân khác nhau và người bệnh cảm thấy đau hơn nhiều so với bình thường.

Nguyên nhân gây đau mạn tính vùng tiểu khung

Một loạt các rối loạn về phụ khoa, tiêu hóa, tiết niệu, cơ xương khớp và toàn thân có thể gây ra cơn đau mạn tính vùng tiểu khung.

U xơ tử cung - U xơ tử cung, còn được gọi là u nguyên bào, thường phát triển trong tử cung.

Bệnh viện Việt Pháp Hà Nội cam kết mang đến cho khách hàng những dịch vụ chất lượng nhất

Nó không phải là ung thư. Trong khi không phải tất cả mọi người bị u xơ đều gặp phải các triệu chứng trên thì một số phụ nữ gặp cơn đau vùng tiểu khung, chu kỳ kinh dài hoặc các vấn đề về sinh sản.

Đây là tình trạng mô nội mạc tử cung (mô này thường nằm bên trong tử cung) phát triển tại thành tử cung. Nó dẫn đến việc tử cung to và nặng nề, gây đau đớn khi đến chu kỳ kinh, và thường gặp phải ở những phụ nữ cũng bị lạc nội mạc tử cung hoặc u xơ tử cung.

Nguyên nhân gây ra bệnh không được đánh giá rõ ràng, nhưng có khả năng là do tổn thương vĩnh viễn ở tử cung, buồng trứng và ống dẫn trứng, và không phải nguyên nhân nhiễm trùng mạn tính.

Chất kết dính di chuyển đến các mô bất thường khiến các cơ quan nội tạng hoặc cấu trúc, chẳng hạn như buồng trứng và ống dẫn trứng, bị dính lại hoặc dính vào nhau. Có rất nhiều tranh cãi xoay quanh việc dính có gây đau vùng tiểu khung hay không, và các chuyên gia y tế không đồng ý. Tuy nhiên, hầu hết các bằng chứng cho thấy rằng phẫu thuật điều trị dính vùng tiểu khung không phải là một phương pháp điều trị dứt điểm hay một giải pháp lâu dài cho đau vùng tiểu khung ở hầu hết phụ nữ.

Các nguyên nhân khác - Nguyên nhân không đến từ phụ khoa của đau mạn tính vùng tiểu

khung có thể liên quan đến hệ tiêu hóa, hệ tiết niệu hoặc phản ứng của các cơ và dây thần kinh ở khung chậu:

Hội chứng ruột kích thích là trình trạng bệnh lý đường tiêu hóa đặc trưng bởi đau bụng kinh niên và thay đổi thói quen đại tiện không rõ nguyên nhân (như đi ngoài phân lỏng, đi ngoài thường xuyên hơn khi khởi phát cơn đau và giảm đau do đi đại tiện).

Đau mãn tính vùng tiểu khung có nhiều phương pháp điều trị và có thể được kết hợp các phương pháp nếu cần thiết.

Chẩn đoán nguyên nhân của đau mãn tính vùng tiểu khung

Do nhiều tác nhân khác nhau có thể gây ra đau mãn tính vùng tiểu khung, nên đôi khi các bác sĩ rất khó xác định nguyên nhân cụ thể.

Bác sĩ có thể yêu cầu các xét nghiệm, như số lượng bạch cầu, phân tích nước tiểu, xét nghiệm các bệnh lây truyền qua đường T*nh d*c và thử thai.

Nếu kết quả mổ nội soi là bất thường (ví dụ, thấy các khu vực lạc nội mạc tử cung hoặc mô bất thường), những khu vực này có thể được xử lý hoặc sinh thiết trong quá trình mổ.

Điều trị đau mạn tính vùng tiểu khung, có khó không?

Đau mãn tính vùng tiểu khung có nhiều phương pháp điều trị và có thể được kết hợp các phương pháp nếu cần thiết.Thu*c chống viêm không steroid (NSAID), bao gồm ibuprofen và naproxen

Nhìn chung, hầu hết các bác sĩ đều cố gắng tránh hoặc hạn chế sử dụng opioid (Thu*c có nguồn gốc từ morphin) trong điều trị đau mãn tính. Những loại Thu*c này đã được nghiên cứu là có tác dụng hạn chế trong thời gian dài sử dụng, và chúng có liên quan đến nguy cơ lạm dụng hoặc nghiện.

Nếu các thăm dò chẩn đoán như siêu âm hoặc mổ nội soi đã gợi ý một nguyên nhân cụ thể cho các triệu chứng của bạn, bác sĩ sẽ lên kế hoạch điều trị phù hợp. Mặc dù lý tưởng là có thể chẩn đoán và điều trị chính xác nguyên nhân cơ bản, nhưng điều này không phải lúc nào cũng có thể.

Một cách khác mà bác sĩ của bạn có thể sử dụng là kê đơn các Thu*c điều trị tuần tự cho các rối loạn có thể coi là nguyên nhân gây đau vùng tiểu khung nhất. Ví dụ, lạc nội mạc tử cung là nguyên nhân phụ khoa phổ biến nhất của đau mạn tính vùng tiểu khung. Nếu bác sĩ của bạn nghĩ rằng bạn có thể bị lạc nội mạc tử cung, họ có thể bắt đầu điều trị cho tình trạng này trong một thời gian thử nghiệm. Nếu cơn đau của bạn không thuyên giảm, bác sĩ của bạn sẽ thử một phương pháp điều trị khác. Nếu một trong những phương pháp

điều trị này làm giảm cơn đau vùng tiểu khung, thì khả năng lạc nội mạc tử cung là nguyên nhân làm cơn đau của bạn tăng lên. Tuy nhiên, điều quan trọng cần lưu ý là sự cải thiện các triệu chứng không phải là sự chẩn đoán được xác định tuyệt đối vì hiệu quả điều trị thường không cụ thể.

Phác đồ phối hợp nhiều loại Thu*c

Cắt tử cung (phẫu thuật cắt bỏ tử cung) có thể làm giảm đau mãn tính vùng chậu, đặc biệt khi những cơn đau này liên quan đến bệnh lý tử cung như u cơ tử cung hoặc u xơ tử cung. Tuy nhiên, cơn đau có thể kéo dài ngay cả sau khi cắt tử cung, đặc biệt ở phụ nữ trẻ (dưới 30 tuổi) và ở phụ nữ có tiền sử bệnh viêm vùng tiểu khung mãn tính hoặc rối loạn chức năng sàn chậu. Cắt tử cung không phải là một lựa chọn tốt để kiểm soát đau mãn tính vùng tiểu khung nhất là ở những phụ nữ muốn mang thai trong tương lai.

Phẫu thuật cắt một số dây thần kinh ở khung chậu (phẫu thuật cắt dây thần kinh đám rối trước xương cùng) cũng đã được nghiên cứu như một phương pháp điều trị đau mãn tính vùng tiểu khung. Tuy nhiên, phương pháp này có thể có rủi ro phẫu thuật và cho thấy hiệu quả chủ yếu đối với đau vùng tiểu khung giữa chu kỳ kinh, vì vậy nó không được khuyến cáo cho hầu hết phụ nữ.

Để biết thêm thông tin các dịch vụ của bệnh viện và của chuyên khoa sản phụ khoa, vui lòng liên hệ theo số: , hoặc email contact@hfh.com.vn.

Địa chỉ: Số 1 Phương Mai, Đống Đa, Hà Nội

H.H

Mạng Y Tế
Nguồn: Sức khỏe đời sống (https://suckhoedoisong.vn/dau-man-tinh-vung-tieu-khung-o-phu-nu-nguy-hiem-the-nao-n166671.html)
Từ khóa: đau mãn tính

Chủ đề liên quan:

đau mãn tính mãn tính phụ nữ

Tin cùng nội dung

Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY