Sức khỏe và đời sống hôm nay

Sức khỏe và đời sống

Đau răng khôn nên làm gì để giảm đau nhanh chóng tại nhà?

Đau răng khôn nên làm gì là một trong những điều mà bạn cần lưu ý để có thể giảm đau nhanh chóng, không gây u nang, nhiễm trùng lặp đi lặp lại, ảnh hưởng đến các răng lân cận.

Thông thường, răng không sẽ mọc ở độ tuổi từ 17 – 21. trong quá mọc, răng không sẽ đâm xuyên qua nướu để nhú lên, khiến cho chúng ta đau đớn, khó chịu. nhiều trường hợp, mọc răng khôn bị sưng má, điều này đồng nghĩa với việc không thể ăn uống bình thường, gặp nhiều khó khăn trong khi nhai nuốt. thậm chí đau răng khôn không ngủ được, khiến cho sức khỏe giảm sút, ảnh hưởng đến chất lượng công việc và cuộc sống. do đó, đau răng khôn nên làm gì để giảm đau nhanh chóng, bạn cần đến các phòng khám nha khoa uy tín để được các bác sĩ tư vấn tận tình.

Răng khôn là gì? Và những tác hại do răng khôn gây ra

Răng khôn là tên gọi được dùng để chỉ những chiếc răng hàm mọc cuối cùng của mỗi bên hàm, hay còn gọi là răng số 8. răng khôn mọc sau cùng khi các răng khác đã phát triển hoàn thiện. chính vì vậy, răng khôn thường không có đủ không gian để mọc nên dễ bị lệch, xô lẫn nhau, mọc chen khoảng trống của các răng khác, dẫn đến sưng, đau đớn. một số trường hợp, răng khôn mọc ngầm không có biện pháp can thiệp kịp thời khiến cho phần nướu răng sưng tấy, dễ tích tụ thức ăn gây hôi miệng, viêm nướu... tình trạng này khiến cho nướu trở nên yếu và dễ bị tổn thương, thậm chí viêm răng khôn có thể gây Tu vong do nhiễm trùng máu.

Hơn nữa, khi những chiếc răng khôn chưa hoàn tất quá trình mọc sẽ mang lại cảm giác đau đớn, khiến cho bạn trở nên nhạy cảm. đặc biệt, khi răng khôn mọc lệch có thể gây tiêu ngót chân răng của răng bên cạnh, thoái hóa thành u, nang gây nên bệnh lý trong xương hàm. những răng này có thể làm hỏng xương hàm, răng và dây thần kinh.

Mặc dù quá trình mọc răng gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm nhưng không phải trường hợp nào cũng nhổ bỏ. bởi trong trường hợp răng khôn mọc thẳng, không xuất hiện các triệu chứng nhiễm trùng, đau đớn, thì không nhất thiết phải nhổ bỏ mà có thể xử lý cắt lợi trùm. tuy nhiên, với các trường hợp răng không mọc lệch, bị kẹt, mọc ngầm dưới niêm mạc, bị viêm nướu chân răng thì nhổ bỏ là giải pháp hiệu quả nhất, nhanh chóng chấm dứt những cơn đau.

Nhổ bỏ răng không sẽ là một ca tiểu phẫu đơn giản, nếu răng mọc đúng vị trí, không xâm lấn các răng kế cận. còn những trường hợp răng khôn mọc ngầm, mọc lệch thì quá trình nhổ sẽ rất phức tạp vì răng chèn áp các dây thần kinh, đâm vào chân răng kế cận. nếu bác sĩ non tay nghề sẽ  khiến vị trí răng khôn bị nhổ chảy máu liên tục không dứt dẫn đến Tu vong hoặc các dụng cụ tiểu phẫu không đảm bảo vệ sinh cũng có thể gây nhiễm trùng và lở loét sau phẫu thuật.

Do đó, khi quyết định nhổ răng khôn, bạn hãy đến các bệnh viện lớn thăm khám để được các bác sĩ có nhiều kinh nghiệm và tay nghề cao thực hiện, tránh được các biến chứng nguy hiểm có thể xảy ra.

Cách giảm đau khi mọc răng khôn tại nhà

Răng khôn thường không mọc liên tục, các giai đoạn nhú lên sẽ cách nhau khoảng vài tuần đến vài tháng. mỗi lần răng khôn nhú lên, bạn sẽ cảm thấy rất đau đớn, đôi khi khiến cho hơi thở có mùi hôi. do đó, bạn hãy lưu ý một số điều sau đây để biết khi bị đau răng khôn nên làm gì, từ đây có thể giảm bớt sự khó chịu nhanh chóng.

Vệ sinh răng miệng thường xuyên

Các cơn đau do răng khôn gây ra thường khiến chúng ta ngại vệ sinh răng miệng. tuy nhiên nếu không vệ sinh sẽ khiến cho vi khuẩn tích tụ trong khoang miệng nhiều hơn và gây ra sâu răng trên diện rộng. do đó, dù đau như thế nào bạn vẫn nên vệ sinh răng miệng thường xuyên, dùng bàn chải lông mềm chà nhẹ nhàng làm sạch vùng mọc răng khôn, góp phần giảm đau nhanh chóng.

Chườm đá lạnh

Chườm đá lạnh là một trong những cách làm giảm đau hiệu quả trong thời gian mọc răng khôn. cách này rất dễ thực hiện, bạn chỉ cần dùng viên đá lạnh cho vào túi chườm hoặc một chiếc khăn sạch, chườm lên khu má và khu vực mọc răng khôn, đồng thời nghỉ ngơi thật nhiều thì các cơn đau sẽ giảm nhanh chóng.

Súc miệng với nước muối

Nước muối có tính chất khử trùng tự nhiên, có khả năng quét sạch vi khuẩn. hơn nữ đôi khi cơn đau xung quanh nướu khi mọc răng khôn là do sự tích tự vi khuẩn ở khu vực này. do đó, việc súc miệng bằng nước muối thường xuyên phần nào đó giúp giảm nhiễm trùng, giảm đau và xua tan sự khó chịu.

Bạn hãy pha một chút muối vào ly nước đun sôi để nguội, sau đó hãy dùng nước này để súc miệng. Súc nhiều lần trong ngày để đạt được hiệu quả tốt nhất. Súc miệng xong bạn hãy nhổ đi, đừng nuốt nhé.

Đặt túi trà vào chỗ đau

Theo nghiên cứu, túi trà có chứa rất nhiều chất kháng khuẩn trị viêm cho nướu, lợi. Đặc biệt là chất tanin có thể giúp giảm sưng chống nhiễm khuẩn. Vì vậy, sau khi pha trà bạn nên đặt một  tách trà vào tủ lạnh cùng với túi trà. Sau khi trà đã lạnh, bạn có thể lấy túi trà ra và đặt vào phần bị đau bên trong miệng.

Trong quá trình mọc răng khôn, để giảm đau, hạn chế tác động đến lợi và nướu, bạn hãy ăn các món mềm, lỏng như cháo hoặc súp. Những món này cũng ít bị mắc kẹt trong khu vực mọc răng hơn so với các món ăn thông thường, từ đó giúp việc vệ sinh răng miệng dễ dàng hơn.

Cần tránh làm gì khi mọc răng khôn?

Thông thường, khi mọc răng khôn bạn sẽ bị cơn đau dai dẳng hành hạ. do đó, mọc răng khôn đau mấy ngày thì hết được rất nhiều người quan tâm. tuy nhiên, thời gian hết đau tùy thuộc vào tình trạng cũng như cơ địa của từng người và biện pháp can thiệp. nếu thường xuyên vệ sinh sạch sẽ, chườm đá và tránh những tác động sau đây thì chỉ trong một thời gian ngắn sẽ nhanh hết đau.

Thực phẩm dai, cứng

Những thực phẩm dai, cứng sẽ khiến việc ăn nhai khó khăn hơn, dễ để lại những vụn thức ăn mắc kẹt ở vùng mọc răng khôn, làm tăng các cơn đau, khó chịu. hơn nữa, các vụn thức ăn này còn có khả năng khiến răng khôn bị sâu nếu không được vệ sinh sạch sẽ. do đó, bạn không nên ăn các loại thực phẩm này khi đang mọc răng khôn.

Ăn nhiều món ăn cay

Những gia vị cay sẽ làm kích ứng nướu, khiến cho tình trạng đau gia tăng, dẫn đến chán ăn, cơ thể mệt mỏi suy nhược.

Bên cạnh đó, bạn cũng không nên tự ý dùng Thu*c giảm đau. bởi việc này có thể dẫn đến những tác dụng phụ nguy hiểm như đau dạ dày, nôn, đi tiêu ra máu… do đó, mọc răng khôn nên làm gì để giảm đau bạn hãy tham khảo ý kiến của bác sĩ là tốt nhất, đồng thời nghiêm túc thực hiện những điều trên.

Mọc răng khôn gây ra hàng loạt biến chứng nguy hiểm như viêm nhiễm, sưng, đau nhức trong miệng nên không thể nhai thức ăn. chính vì vậy, nhiều người xem răng khôn là “kẻ thù” bởi chúng mang lại phiền toái cho cuộc sống và sinh hoạt hàng ngày.

Hy vọng với những thông tin trên đây đã phần nào giúp các bạn biết được bị đau răng khôn nên làm gì để hạn chế được tối đa các biến chứng xảy ra, không gây ảnh hưởng đến sức khỏe và chất lượng công việc. do đó, bạn phải cần phải căn cứ vào tình trạng hiện tại của bản thân để xác định được đau mọc răng khôn nên làm gì, có nên nhổ hay không? nếu phải nhổ thì hãy chọn những cơ sở y tế uy tín như bệnh viện răng hàm mặt để được thăm khám đúng quy trình, bác sĩ hướng dẫn tận tình về cách vệ sinh và chăm sóc sau khi tiểu phẫu, nhanh chóng hồi phục.

Tào Vân | Theo Phụ nữ sức khỏe

Mạng Y Tế
Nguồn: Phụ nữ và gia đình (https://www.phunuvagiadinh.vn/song-khoe-212/dau-rang-khon-nen-lam-gi-de-giam-dau-nhanh-chong-tai-nha-347116)

Tin cùng nội dung

  • Theo kinh nghiệm của bà con vùng cao, cây hoàng mộc thường được dùng làm Thu*c chữa lỵ, đau răng, ăn uống không tiêu (dùng dưới dạng Thu*c sắc, hoặc tán bột uống).Cây hoàng mộc còn có tên gọi là cây hoàng mù, Đông y gọi là hoàng liên gai. Là loại cây bụi nhỏ cao 2 - 3m phân nhánh nhiều; gỗ màu vàng; cành có gai chẻ ba dài 1 - 2cm, mọc dưới các cụm lá.
  • Theo Đông y, cải canh vị cay, ôn; vào kinh phế. Có tác dụng ôn hoá hàn đàm (làm ấm, tiêu đờm do lạnh, lợi khí, tán kết, chỉ thống. Chữa các chứng hàn đàm ủng phế, đàm ẩm khí nghịch, đàm thấp kinh lạc, loa lịch đàm hạch...
  • Theo Đông y, bạch chỉ có tác dụng tán phong trừ thấp, thông khiếu, giảm đau, tiêu thũng trừ mủ,Cây bạch chỉ còn có tên gọi khác là bách chiểu, chỉ hương, cửu lý trúc căn, đỗ nhược, hòe hoàn, lan hòe, linh chỉ, ly hiêu, phương hương,... Cây được trồng làm Thu*c, chủ yếu thích hợp ở miền núi cao, lạnh như ở Sa Pa, Tam Đảo hoặc nơi có khí hậu tương tự.
  • Hồng bì là cây mọc hoang và được trồng nhiều ở miền Bắc nước ta để dùng làm Thu*c và lấy quả ăn. Bộ phận dùng làm Thu*c là rễ, lá, quả và hạt. Thu hái rễ, lá quanh năm, thu hái quả cả vỏ khi quả chín hoặc dùng hạt phơi khô. Cây ra hoa vào tháng 4 - 5, có quả tháng 6 - 8.
  • Đông y quan niệm rằng là phần thừa của xương và thuộc tạng thận. Mặt khác, theo lý luận về kinh lạc, kinh Dương minh vị đi qua vùng của chân răng, cho nên các chứng trạng của chân răng phản ánh trạng thái hư, thực, hàn, nhiệt của vị và thận.
  • Thời tiết lạnh thường là yếu tố gây tái phát bệnh khớp, đau mỏi cơ xương. Nguyên nhân do vệ khí của cơ thể không đầy đủ, bị tà khí xâm nhập làm sự vận hành của khí huyết bị tắc gây sưng đau, tê mỏi cơ các khớp. Xin giới thiệu một số bài Thuốc lưu thông khí huyết, bồi bổ can thận, có tác dụng giảm đau nhức xương khớp.
  • Đau răng ở hầu hết trẻ em và người lớn. Bạn cần đến gặp nha sĩ khi bạn có triệu chứng đau răng.
  • Là Thu*c có tác dụng giảm đau, hạ sốt và chống viêm nên ibuprofen được dùng trong rất nhiều trường hợp như thống kinh, nhức đầu, làm các thủ thuật về răng, viêm khớp dạng thấp
  • Hầu như các bạn gái khi đến chu kỳ kinh nguyệt hay mắc phải chứng đau bụng kinh. Tuy nhiên không phải bạn gái nào cũng hiểu rõ nguyên nhân và cách điều trị đau bụng kinh.
  • Nếu mang thai ngoài ý muốn, bạn có thể sẽ cảm thấy sợ hãi hoặc không biết làm thế nào. Nhưng hãy nhớ rằng bất kỳ trong hoàn cảnh nào, bạn cũng có nhiều lựa chọn.
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY