Ngắm ngẫm nghĩ hôm nay

Đầu xuân xem người đội trâu rơm đi cày, trai giả gái tung trấu gieo mạ

Tại lễ hội, mọi người mặc áo xanh, đỏ vác cày và bện trâu bằng rơm, nam đóng giả nữ, nữ đóng giả nam đem theo những mủng trấu để tung khắp cánh đồng, tượng trưng cho ngày hội toàn dân xuống đồng.

Múa trình diễn trâu rơm bò rạ là tục đã có từ lâu đời ở xã Đại Đồng, huyện Vĩnh Tường, tỉnh Vĩnh Phúc, một vùng đất cổ thuộc châu thổ sông Hồng có lịch sử ngàn năm.

Người dân tập trung đông đảo để xem lễ hội đặc biệt này

Hằng năm, cứ vào ngày mùng 4 và mùng 5 Tết Nguyên đán, khi hai làng Bích Đại và Đồng Vệ vào đám, nhân dân lại háo hức đón chờ màn trình diễn trâu rơm bò rạ.

Tuy là hai làng nhưng Bích Đại và Đồng Vệ cùng chung Đình, chung đám, chung hội hè. Cả hai làng cùng thờ Đinh Thiên Tích- vị tướng có công đánh đuổi giặc Ân thời Hùng Vương thứ sáu.

Những con trâu, bò được tết bằng rơm vàng óng chuẩn bị cho buổi “cày” tại sân đình.

Lễ hội còn tái hiện các hoạt động “tứ dân chi nghiệp”: nông dân, thầy đồ, học trò, thợ mộc. Họ tượng trưng cho 4 tầng lớp: sĩ, nông, công, thương.

Những con trâu được tết khéo léo bằng rơm từ những vụ lúa trước đó.

Tiếng trống, chiêng vang lên, không khí lễ hội tưng bừng, những con trâu bằng rơm rạ được người dân hóa thân đi cày…

Những chàng trai giả gái tung trấu, gieo mạ…

Những hình ảnh đặc trưng của nông dân đồng bằng Bắc bộ xưa vốn gắn liền với nền văn minh lúa nước

Lễ hội đặc biệt này dựa trên tích xưa.Tương truyền, sau khi dẹp xong giặc Ân, Đinh Thiên Tích đem quân về làng Bích Đại mổ trâu ăn mừng. Đáp lại mong muốn của dân làng “làm cho làng mỗi ngày một thêm đông người, nhiều của”…

…vị tướng giỏi của vua Hùng đã bày ra phép rước cầu, mọi người mặc áo xanh, đỏ vác cày và bện trâu bằng rơm, nam đóng giả nữ, nữ đóng giả nam đem theo những mủng trấu để tung khắp cánh đồng, tượng trưng cho ngày hội toàn dân xuống đồng.

Một em bé thích thú khi được đội trâu rơm tại lễ hội

Lễ hội tràn ngập nụ cười…

Theo lời kể của các cụ già trong làng, vào ngày mùng 4 và mùng 5 Tết Nguyên đán, mỗi nhà có trâu và “sạch bụi”, không có tang đều phải “sắm” một con trâu, bò bằng rơm rạ đem ra sân đình làm lễ.

Màn trình diễn trâu rơm bò rạ thể hiện nguyện vọng của người dân Đại Đồng: cầu mong sự bảo trợ, phù hộ của thần linh, thành hoàng để cây cối tốt tươi, gia súc, gia cầm không ngừng sinh sôi nảy nở, mùa màng bội thu.

Các cụ cao niên tái hiện hình ảnh gieo mạ…

Livestream cho bà con ở xa được xem lễ hội độc đáo

Mạng Y Tế
Nguồn: SaoStar (https://saostar.vn/xa-hoi/dau-xuan-xem-nguoi-doi-trau-rom-di-cay-trai-gia-gai-tung-trau-gieo-ma-6892541.html)

Tin cùng nội dung

  • Cán bộ, công chức không được đi lễ hội trong giờ hành chính, không dùng xe công đi hội, không liên hoan ảnh hưởng đến thời gian làm việc.
  • Tết đến nhà nào cũng vậy, trên bàn ăn đầy ắp những món ăn Việt, Tây, Tàu... Không ai có thể cưỡng lại được sức quyến rũ của thức ăn, nhất là trong những ngày này. Vì vậy, là phụ nữ trong gia đình, người nội trợ khéo léo luôn tìm cho gia đình mình những loại thức ăn thật an toàn, bổ dưỡng nhưng không làm tăng trọng lượng cơ thể để các thành viên trong gia đình có sức khỏe về thể chất và tinh thần cùng nhau du xuân.
  • Lễ hội Trung thu của thành phố Phan Thiết (Bình Thuận) đã được sách kỷ lục Guiness công nhận là lễ hội rước đèn lớn nhất Việt Nam.
  • Vẫn có hiện tượng người dân xé rào vượt đồi lên đền Trung. Tuy nhiên,năm nay tại những lối đó, ban tổ chức đã chăng lưới thép B40. Đặc biệt, trong ngày Giỗ Tổ Hùng Vương, luôn có lực lượng đứng chốt tại khu vực này hướng dẫn, ngăn cản người dân không tự xé rào.
  • Môi trường ẩm ướt do mưa xuân là điều kiện thuận lợi cho nấm mốc phát triển trong thực phẩm, gây hư hỏng ...
  • Còn chúng tôi, không những chúc mà còn ước và cố gắng trong khả năng của mình có thể mang đến điều tốt đẹp đến mọi người.
  • Để đảm bảo tối đa an ninh dịp lễ hội, Khu di tích Đền Hùng cấm du khách, kể cả phóng viên đài báo, sử dụng các thiết bị chụp ảnh, ghi hình từ trên không (flycam).
  • Cũng như các địa phương khác trên cả nước, sau Tết Nguyên đán, nhân dân các dân tộc ở Lâm Ðồng lại rộn ràng bước vào mùa lễ hội.
  • Ở nơi thâm sơn cùng cốc (Lỗ Sơn, Tân Lạc, Hòa Bình) đang gìn giữ lễ hội đánh cá hết sức độc đáo.
  • Nhằm tăng cường công tác bảo đảm chất lượng, an toàn thực phẩm trong dịp mùa lễ hội Xuân năm 2015, Cục An toàn thực phẩm - Bộ Y tế đã đưa ra 10 nguyên tắc bảo đảm an toàn thực phẩm đối với cửa hàng ăn uống phục vụ lễ hội
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY