Mẹo vặt về sức khỏe hôm nay

Đây là 2 thói quen ăn cơm cực tai hại mà người Việt thường mắc phải, cần bỏ ngay trước khi rước thêm tá bệnh, thậm chí là ung thư

Trong mâm cơm hàng ngày, người Việt thường xuyên phạm phải 2 sai lầm dưới đây khiến sức khỏe bị đe dọa nghiêm trọng.

Con người cần ăn uống để thu nạp các chất dinh dưỡng và duy trì các hoạt động sống, nhưng ăn uống không đúng cách cũng có thể gây ra nhiều căn bệnh.

Thống kê của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) chỉ ra rằng: Tỷ lệ mắc các bệnh truyền qua thực phẩm được xếp vào hàng cao nhất. Điển hình nhất là vi khuẩn là Helicobacter pylori – một loại vi khuẩn gây viêm dạ dày, loét dạ dày tá tràng, ung thư dạ dày. Thông qua thói quen gắp thức ăn cho nhau, dùng chung đũa… mà loại vi khuẩn này có thể lây lan. Theo các bác sĩ, chúng ta nên từ bỏ thói quen gắp thức ăn cho người khác, không chấm chung nước chấm và tập thói quen ăn chín uống sôi để đảm bảo sức khỏe của mọi người.

Gắp thức ăn cho nhau, dùng chung đũa là những thói quen trong mâm cơm có thể làm lây truyền vi khuẩn Helicobacter pylori.

Trên thực tế, không chỉ có thói quen dùng chung đũa, gắp thực phẩm mới có thể gây hại. Trong mâm cơm hàng ngày, người Việt còn thường xuyên phạm phải 2 sai lầm dưới đây khiến sức khỏe bị đe dọa nghiêm trọng.

Người Việt thích ăn khi thực phẩm còn nóng hổi

Người Việt rất thích ăn đồ nóng, đặc biệt trong bữa cơm luôn luôn phải có bát cơm sốt dẻo, bát canh nóng. Trong những ngày mùa đông lạnh giá, các món lẩu, nướng lại càng được ưa chuộng hơn. Thói quen ăn uống này tuy rất ngon miệng nhưng lại có thể đẩy chúng ta đến bờ vực của bệnh ung thư!

Ăn thức ăn có nhiệt độ cao trong 25 ngày liên tục có thể dẫn đến tăng sản biểu mô thực quản, còn được gọi là tổn thương tiền ung thư.

Nghiên cứu cho thấy, thực phẩm nóng vượt quá 60 độ C sẽ gây hại niêm mạc thực quản. Đồ ăn nóng vượt quá 70 độ sẽ gây tổn thương trực tiếp đến thực quản và dạ dày. Nhiều nghiên cứu đã phát hiện ra rằng ăn thức ăn có nhiệt độ cao trong 25 ngày liên tục có thể dẫn đến tăng sản biểu mô thực quản, còn được gọi là tổn thương tiền ung thư.

Vì vậy, nhiệt độ thức ăn chỉ nên duy trì ở mức 35-40 độ C, tốt nhất là không quá 45 độ C, tức là khi ăn có thể hơi ấm.

Nói chuyện trong khi ăn hoặc xem TV trong bữa cơm

Trong văn hóa của người Việt, bữa ăn là khoảng thời gian cả gia đình quây quần bên nhau để cùng trò chuyện và cùng xem TV. Tuy nhiên, thói quen này thực sự không tốt.

Theo bác sĩ Nguyễn Đình Bình (giảng viên y học trường Đại học Đông Đô): Vừa ăn vừa nói có thể là nguyên nhân làm lan truyền giọt bắn cho người xung quanh, trong giọt bắn đó có thể chứa nhiều vi khuẩn, virus gây bệnh. Không những thế, thói quen nói chuyện trong lúc ăn có thể khiến bạn bị hóc, bị nghẹn. Thậm chí, việc mất tập trung khi ăn còn khiến cho bạn có xu hướng nhai nhanh, nuốt nhanh hơn, điều này gây hại không nhỏ đến dạ dày.

Việc mất tập trung khi ăn còn khiến cho bạn có xu hướng nhai nhanh, nuốt nhanh hơn.

Không chỉ nói chuyện trong lúc ăn, thói quen xem TV trong bữa cơm cũng rất nguy hiểm. Bởi thói quen này sẽ khiến một lượng lớn máu được đưa về não nên không thể hỗ trợ dạ dày tiêu hóa thức ăn. Thực phẩm chưa được hệ tiêu hóa xử lý sẽ tồn đọng lại, làm tăng gánh nặng cho dạ dày, gây đau dạ dày, ảnh hưởng đến hấp thu thức ăn.

Để có một hệ tiêu hóa khỏe mạnh, các bác sĩ khuyên nên ăn chậm nhai kỹ để thức ăn sẽ được nghiền nhỏ hơn, giúp cho thức ăn được tiêu hóa triệt để hơn, đồng thời dạ dày cũng bớt "vất vả".

Mạng Y Tế
Nguồn: Afamily (https://afamily.vn/day-la-2-thoi-quen-an-com-cuc-tai-hai-ma-nguoi-viet-thuong-mac-phai-can-bo-ngay-truoc-khi-ruoc-them-ta-benh-tham-chi-la-ung-thu-20211118005058937.chn)

Tin cùng chuyên mục

Tin cùng nội dung

Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY