Sức khỏe và đời sống hôm nay

Sức khỏe và đời sống

Đây là cách sử dụng đường gây hại tim, hại gan mà các gia đình rất hay mắc, cần thay đổi ngay kẻo khổ đủ đường

Đường có nhiều vai trò cho chất lượng thực phẩm và với cơ thể, tuy nhiên khi ăn đường cần lưu ý những điều sau.

Để tạo nên một mâm cơm Việt đậm đà, tròn vị... thì không thể nào quên nhắc đến vai trò của các loại gia vị. Trong đó, đường là loại gia vị không thể thiếu trong gian bếp của các gia đình.

Ngoài có tác dụng kích thích vị giác, đường còn là nguồn cung cấp năng lượng cho rất nhiều cơ quan trong cơ thể hoạt động, giúp cải thiện tâm trạng. Dù có nhiều lợi ích, nhưng việc tiêu thụ đường quá mức có thể làm tổn thương nhiều cơ quan. Do đó, để bảo vệ sức khỏe, bạn cần tránh xa 4 sai lầm dưới đây.

1. Sử dụng đường quá nhiều khi chế biến thực phẩm

Đường là loại gia vị giá rẻ, sẵn có và tiện lợi vì vậy nhiều gia đình đã lạm dụng đường trong nấu ăn. Khi kho cá, kho thịt, rán trứng, nấu canh chua, làm thịt nướng, pha nước chấm... người Việt đều không quên sử dụng đường, kết quả là chúng ta đã tiêu thụ quá nhiều đường/ngày mà không biết.

Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) khuyến cáo mỗi người lớn chỉ nên tiêu thụ 25g đường mỗi ngày. Ngược lại, nếu dùng quá nhiều đường thì mỗi người sẽ phải đối mặt với nguy cơ béo phì, giảm trí nhớ, tim mạch, ung thư.

Đặc biệt, theo tờ Businessinsider: Khi bạn tiêu thụ đường với số lượng lớn, gan có thể bị tổn thương nhiều ngang ngửa như khi bạn uống nhiều rượu. Thói quen ăn quá nhiều đường sẽ gây nhiều áp lực cho gan, dẫn đến gan bị nhiễm mỡ.

2. Tiêu thụ các thực phẩm chứa nhiều đường mà không biết

Nhiều người không hề biết bản thân lại tiêu thụ vượt quá lượng đường cho phép bởi có rất nhiều thực phẩm chúng ta ăn hàng ngày tiềm ẩn lượng đường khá lớn.

Có phải bạn nghĩ rằng, bánh rán, kẹo, kem... là những thực phẩm duy nhất chứa đường? Nhưng sự thật là còn nhiều thứ khác còn chứa lượng đường dồi dào hơn so với tưởng tượng của bạn. Đó là:

- Sữa chua ít béo: Theo Healthline, một ly sữa chua ít béo nặng 245 gram có thể chứa tới 47 gram đường (khoảng 12 muỗng cà phê). Tốt nhất, bạn nên chọn sữa chua nguyên chất hoặc sữa chua Hy Lạp.

- Sốt BBQ: Chỉ 2 muỗng sốt BBQ đã chứa 14 gram đường. Trên thực tế, có tới 40% trọng lượng của sốt BBQ có thể là đường nguyên chất.

- sốt cà chua: là một trong những gia vị phổ biến nhất trên toàn thế giới, nhưng cũng giống như sốt bbq, nó thường chứa nhiều đường.

- Nước ép hoa quả: Nước ép hoa quả chủ yếu chứa vitamin đi kèm với một lượng lớn đường, thậm chí chứa rất ít chất xơ. Tốt nhất bạn nên ăn trái cây thay vì ép chúng ra thành nước.

3. Thắng đường quá kỹ để kho thịt

Nhiều người Việt tin rằng đường là loại gia vị lành tính, có thể thoải mái sử dụng theo nhiều cách mà quên mất rằng có một số sai lầm sẽ ảnh hưởng đến sức khỏe. Trong đó, thắng đường để tạo màu (hay còn gọi là "nước hàng"), tạo vị cho món ăn là thói quen nguy hiểm nhất. Theo các chuyên gia, ở nhiệt độ cao, đường sẽ bị biến đổi cả về vị lẫn về mùi, đồng thời chúng còn làm bẻ gãy các phân tử có lợi, tạo ra chất oxy hóa gây hại cho cơ thể.

Nếu thắng đường cháy, đường sẽ bị biến đổi cả về vị lẫn về mù.

Nếu cần sử dụng, các bà nội trợ không nên dùng lửa to khi đun đường kẻo gây cháy. Chỉ nên đun đường cho đến khi chúng chuyển màu vàng đậm thì dừng lại.

4. Tiêu thụ quá nhiều đồ uống chứa đường

Theo tờ WEBMD, đồ uống chứa đường là một trong những loại thức uống nguy hiểm nhất cho sức khỏe. Nếu bạn uống một lon soda mỗi ngày mà không cắt giảm calo ở những nơi khác. 3 năm sau, bạn sẽ tăng ít nhất 6,8kg. Tăng cân quá mức có thể dẫn đến các vấn đề như tiểu đường và một số bệnh ung thư.

Thêm vào đó, tiêu thụ các loại đồ uống có đường cũng làm gia tăng nguy cơ mắc các bệnh về tim mạch, huyết áp, đái tháo, bệnh lý gan... và tăng khả năng Tu vong sớm. Do đó, từ bỏ thói quen tiêu thụ đồ uống có đường là một trong những lưu ý hàng đầu để duy trì sức khỏe.

Mạng Y Tế
Nguồn: Afamily (https://afamily.vn/day-la-cach-su-dung-duong-gay-hai-tim-hai-gan-ma-cac-gia-dinh-rat-hay-mac-can-thay-doi-ngay-keo-kho-du-duong-20210322161516651.chn)

Tin cùng nội dung

  • Chăm sóc giảm nhẹ đối với bệnh nhân ung thư giai đoạn muộn bao gồm liệu pháp dinh dưỡng (xem phần Điều trị triệu chứng) và/hoặc điều trị bằng Thu*c
  • Chế độ ăn uống lành mạnh và hợp lý sẽ giúp bạn phòng ngừa những nguy cơ mắc bệnh ung thư.
  • Để tìm hiểu thêm các thông tin từ Viện Ung thư Quốc gia (NCI) về dinh dưỡng và điều trị bệnh ung thư, xem bài
  • Những người được chẩn đoán bị Ung thư sẽ quan tâm đến việc dùng các Vitamin và các chế phẩm bổ sung như thực phẩm chức năng, các thảo dược và các chiết xuất đang được dùng rộng rãi để tăng cường hệ thống miễn dịch và giảm tác dụng phụ của hóa trị và xạ trị.
  • Ung thư tụy là ung thư bắt nguồn từ tụy. Có nhiều loại ung thư tụy, tùy vào loại tế bào ung thư mà diễn tiến và triệu chứng hoàn toàn khác nhau. Loại thường gặp nhất, chiếm trên 90%, là ung thư biểu mô ống tuyến tụy
  • Ung thư tuyến giáp không phải là một loại bệnh ung thư rất thường gặp. Có nhiều loại ung thư tuyến giáp khác nhau và mỗi loại có phương pháp điều trị khác nhau. Tiên lượng cho những người mắc bệnh ung thư tuyến giáp khác nhau tùy thuộc vào loại ung thư tuyến giáp. Tuy nhiên, nói chung, ung thư tuyến giáp có tiên lượng tốt.
  • Ung thư phổi là nguyên nhân gây Tu vong do ung thư hàng đầu tại Hoa Kỳ ở cả nam và nữ. Số người ch*t vì ung thư phổi hàng năm nhiều hơn tổng số người ch*t vì ung thư đại tràng, tuyến tiền liệt, vú và buồng trứng.
  • Ung thư vú là loại ung thư rất phổ biến ở phụ nữ. Việc chụp nhũ ảnh và thăm khám vú thường xuyên giúp phát hiện khối u sớm và giúp chữa trị hiệu quả.
  • Ung thư dạ dày là sự tăng sinh của các tế bào ung thư trong niêm mạc và thành dạ dày.
  • Cùng với ung thư vú, ung thư cổ tử cung rất phổ biến ở phụ nữ. Bài viết này cung cấp những thông tin cơ bản về căn bệnh này.
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY