Măng tây - "Hoàng đế" dinh dưỡng của các loại rau
Ảnh minh họa.
Măng tây là loại rau phổ biến trên toàn thế giới, góp mặt trong nhiều món ăn phương Tây và được người dân ưa chuộng. Loại rau này không chỉ giòn, ngon mà còn rất giàu chất dinh dưỡng, chất chống oxy hóa, có thể giúp làm giảm nguy cơ mắc bệnh K hiệu quả.
Đxa có rất nhiều nghiên cứu chỉ ra rằng, măng tây có hàm lượng calo thấp, chỉ khoảng 20 calo trong 100 gam và chứa vô vàn chất dinh dưỡng. trong đó có kali giúp điều chỉnh huyết áp, vitamin k thúc đẩy quá trình đông máu bình thường và giúp xương chắc khỏe, axit aspartic chống lại mệt mỏi, chất xơ để tăng cường sức khỏe đường ruột...
Không chỉ có vậy, các loại vitamin A, C E, , axit folic và selen... có tác dụng ngăn ngừa và chống lại bệnh K. Vitamin A duy trì sự ổn định của màng tế bào, tăng khả năng miễn dịch và ngăn ngừa bệnh quáng gà. Vitamin C duy trì tính toàn vẹn của màng tế bào và các mô niêm mạc đường hô hấp. Vitamin E thúc đẩy tuần hoàn máu và giảm nguy cơ huyết khối.
Hơn nữa, axit folic trong măng tây là chất dinh dưỡng quan trọng, cần thiết để nuôi dưỡng máu và ngăn chặn sự lây lan của các tế bào k. đặc biệt trong một nghiên cứu còn cho thấy măng tây chứa selen, một nguyên tố vi lượng rất cần cho quá trình chống oxy hóa, có tác dụng làm làm giảm nguy cơ k vú, phổi, thực quản, dạ dày và tuyến tiền liệt.
Trong măng tây có chứa một loại enzyme đặc biệt, giúp loại rau này tự loại bỏ thuốc trừ sâu. các nhà khoa học giải thích, đây chính là lý do hầu như măng tây chứa rất ít hóa chất độc hại.
măng tây màu gì thì tốt nhất?
măng tây hiện nay có 3 loại, màu xanh, màu trắng và màu tím. tuy nhiên loại màu tím khá hiếm được giới nhà giàu yêu thích sử dụng.
măng tây trắng và măng tây xanh cùng một loài, khác nhau ở quá trình trồng. măng tây trắng được trồng trong bóng tối, điều này ngăn cản chất diệp lục trong cây phát triển, do đó ngăn cản cây chuyển sang màu xanh. trong khi đó, măng tây xanh tổng hợp diệp lục nên có màu xanh. về cơ bản, quy trình trồng măng tây trắng tốn nhiều công hơn, giống này cũng có mùa ngắn và chủ yếu được trồng ở châu âu.
măng tây trắng và măng tây xanh có ít sự khác biệt về chất dinh dưỡng, tuy nhiên nhiều quan điểm cho rằng măng tây xanh có nhiều chất dinh dưỡng hơn. về hương vị, loại trắng được cho là có hương vị tinh tế, ngọt hơn loại xanh. trong loại xanh chứa hàm lượng axit folic, beta-carotene, canxi, kali, vitamin c, b và chất xơ nhiều hơn trắng một chút.
trong khi đó, măng tây tím có thêm thành phần anthocyanins. đây là chất dinh dưỡng chống oxy hóa, giúp cơ thể chống lại các gốc tự do có hại.
chế biến măng tây sao cho đúng cách?
được mệnh danh là "hoàng đế" của các loại rau nên chế biến măng tây sao cho đúng cách giữ nguyên được giá trị dinh dưỡng là điều quan trọng. vitamin c và axit folic trong măng tây sẽ bị mất đáng kể khi nấu lâu ở nhiệt độ cao. nếu bạn muốn giữ chất dinh dưỡng trong măng, nên nấu bằng cách chiên hoặc chần nhanh.
ai không nên ăn măng tây?
mặc dù rất tốt cho sức khỏe nhưng vẫn có những đối tượng không nên ăn măng tây.
đầu tiên là những người bị bệnh gút bởi trong măng tây có hàm lượng purin cao, người bệnh gút cần lưu ý lượng tiêu thụ để không làm nặng thêm các triệu chứng bệnh gút hay gây sưng đau khớp.
thứ hai là những người bị phù nề hoặc đang gặp tình trạng phù nề do các chứng rối loạn suy tim hoặc thận không nên ăn măng tây bởi loại rau này nhiều nước có thể khiến tình trạng phù nề thêm trầm trọng.
thứ ba là những người bị huyết áp hoặc đang sử dụng thuốc điều trị huyết áp cũng không nên ăn măng tây, bởi món ăn có thể khiến huyết áp giảm đột ngột, gây hại cho sức khỏe.
Theo Thể thao & Văn hóa
Link bài gốc Lấy link
https://saigonthethao.thethaovanhoa.vn/phu-nu-today/day-la-hoang-de-dinh-duong-cua-cac-loai-rau-lieu-thuoc-bo-tang-cuong-suc-khoe-nhieu-nguoi-van-khong-biet-ma-an.htmlTheo Thể thao & Văn hóa