Sức khỏe và đời sống hôm nay

Sức khỏe và đời sống

Đây là thời gian cho một lần rửa tay theo lời chuyên gia, hẳn trong nhiều người trong chúng ta đang làm sai

MangYTe - Rửa tay không đúng cách có thể khiến bạn dễ bị nhiễm vi khuẩn hơn.

Nghiên cứu cho thấy chỉ 5% mọi người rửa tay đúng cách, và cứ 3 người thì chỉ 1 người sử dụng xà phòng và 1/10 không bận tâm đến bồn rửa. không rửa tay khiến bạn tiếp xúc với tất cả các loại vi khuẩn và vi rút gây bệnh.

Trung tâm kiểm soát và phòng ngừa dịch bệnh (cdc) mỹ khuyên nên rửa tay bằng xà phòng và nước trong vòng 15 đến 20 giây.

Ngoài ra bạn cũng tránh những sai lầm khi rửa tay dưới đây:

Không rửa sạch móng và kẽ tay

Thông thường khi rửa tay mọi người chỉ cho nước rửa tay vào lòng bàn tay và xoa đi xoa lại sau đó xả nước, mà ít khi luồn vào các kẽ tay để rửa sạch kẽ tay và cả phần móng tay. sai lầm này sẽ vô tình để lại vi khuẩn còn trú ngụ ở phần kẽ và 3 móng tay và như vậy việc rửa tay của bạn coi như vô ích.

Chỉ rửa tay sau khi đã đi toilet

Bất cứ khi nào bạn chạm vào các bề mặt ở nơi công cộng, ví dụ như nút bấm thang máy, tay nắm cửa, cây atm hoặc tay vịn xe bus, bạn sẽ có nguy cơ bị nhiễm vi khuẩn. đa số mọi người đều biết sẽ cần phải rửa tay sau khi sử dụng nhà vệ sinh, nhưng bạn cũng cần rửa tay nhiều lần trong suốt cả ngày, đặc biệt là vào mùa cảm lạnh và cúm.

Không làm khô tay hoàn toàn

Vi khuẩn dễ sinh sôi nảy nở trong môi trường ẩm ướt nếu bạn rửa tay sau khi đi toilet nhưng lại không làm khô hẳn thì cũng đồng nghĩa với việc tay bạn vẫn còn vi khuẩn và nó sẽ lây lan sang những bề mặt, vật dụng bạn tiếp xúc ngay sau đó. sai lầm không làm khô tay hoàn toàn sau khi rửa cũng là sai lầm mà rất nhiều người dễ mắc phải.

Chạm vào các bề mặt ngay sau khi rửa tay xong

Nếu bạn chạm vào các bề mặt khác ngay sau khi rửa tay xong, thì việc rửa tay của bạn sẽ trở nên vô nghĩa! theo nghiên cứu năm 2011, 9% số mẫu vòi nước toilet tại nhà dương tính với vi khuẩn coliform. ngoài ra, 27% số mẫu vòi nước có chứa nấm mốc và 5% có chứa tụ cầu khuẩn. vì các bề mặt ẩm ướt là môi trường thuận lợi để vi khuẩn phát triển, nên tốt nhất là bạn nên dùng giấy để tắt vòi nước và mở cửa nhà vệ sinh để giữ tay bạn sạch nhất có thể.

Thường xuyên rửa tay bằng nước nóng

Không ít người cho rằng nước nóng sẽ giúp diệt sạch vi khuẩn tốt hơn nước lạnh thậm chí là chỉ cần dùng nước nóng để rửa tay mà không cần xà phòng. tuy nhiên đây là suy nghĩ hoàn toàn sai lầm, việc bạn có thể diệt sạch được vi khuẩn bám trên tay không phải là do nước nóng hay lạnh mà phụ thuộc vào cách bạn chà sát, rửa và làm khô đúng cách.

Không dùng xà phòng mà chỉ dùng nước rửa tay nhanh

Nước rửa tay nhanh có thể loại bỏ hoặc làm nhiều loại vi khuẩn bất hoạt, nhưng loại nước rửa tay này cũng có nhược điểm là không thể loại bỏ được hết tất cả các loại vi khuẩn hoặc các hóa chất độc hại. ngoài ra, rất nhiều người sử dụng nước rửa tay nhanh không đúng cách, ví dụ như không sử dụng với số lượng đủ hoặc chưa thoa đủ nước rửa tay lên khắp các vùng trước khi nước rửa tay khô. nước và xà phòng vẫn là sự lựa chọn tốt nhất để chống lại các loại vi khuẩn.

Không rửa bánh xà phòng trước khi rửa tay

Đây được coi là sai lầm khá phổ biến, bởi ít người biết rằng vi khuẩn có thể trú ngụ trên bề mặt của bánh xà phòng. vì vậy theo thói quen mọi người chỉ cầm bánh xà phòng lên và xoa vào tay của mình chứ không rửa bánh xà phòng trước khi rửa tay điều này vô tình sẽ làm vi khuẩn dính vào tay của bạn.

Như Ca (tổng hợp)

Mạng Y Tế
Nguồn: Gia đình (http://giadinh.net.vn/song-khoe/day-la-thoi-gian-cho-mot-lan-rua-tay-theo-loi-chuyen-gia-han-trong-nhieu-nguoi-trong-chung-ta-dang-lam-sai-20210822162254219.htm)
Từ khóa: rửa tay

Chủ đề liên quan:

rửa tay

Tin cùng chuyên mục

Tin cùng nội dung

  • Các bệnh lây qua đường tiêu hóa như tay-chân-miệng hoàn toàn có thể chủ động phòng tránh được bằng cách vệ sinh tay, vệ sinh an toàn thực phẩm...
  • Chỉ một động tác rửa tay sạch bằng xà phòng có thể giảm đến 35% nguy cơ lây truyền bệnh tiêu chảy và phòng chống nhiều bệnh khác như nhiễm khuẩn đường hô hấp...
  • Việc chăm sóc và nuôi nấng trẻ khỏe mạnh theo những khuyến cáo của khoa học là điều cha mẹ cần chú ý áp dụng nhằm giúp trẻ phát triển toàn diện hơn
  • Nói đến rửa tay, ai cũng nghĩ đơn giản, nhưng trên thực tế rất ít người rửa tay đúng cách. Nhiều người rửa tay thường xuyên trước khi làm bất cứ việc gì, nhưng thực chất việc rửa tay đó không có tác dụng diệt khuẩn vì chỉ rửa tay với nước.
  • Chuẩn bị bữa cơm gia đình không chỉ cần nấu ngon mà quan trọng hơn là chế biến thực phẩm an toàn để tránh nhiễm khuẩn.
  • Một số mẹo làm bếp giúp tươi rau củ, khoai tây không nảy mầm, lau chùi, thái hành tỏi, nêm quá mặn,...
  • Các bà nội trợ hãy áp dụng những nguyên tắc đơn giản trong bảo quản, chế biến thực phẩm để luôn có những bữa ăn ngon cho gia đình.
  • Khi tuân thủ đúng các bước này và rửa tay nhiều lần trong ngày, dịch bệnh lây truyền sẽ không còn là nỗi lo của bạn và những người xung quanh.
  • Một nghiên cứu mới đây cho thấy trẻ có kiến thức tốt về vệ sinh tay ít phải nghỉ học vì bị bệnh.
  • Vào khoảng tháng 7/2010, Trung tâm Truyền thông - Giáo dục sức khỏe Trung ương tổ chức Hội thi Tuyên truyền viên giỏi phòng chống HIV/AIDS tại TP. Buôn Ma Thuột - Đăk Lăk. Kết thúc hội thi, Sở Y tế Đăk Lăk mời các đoàn thi dự bữa cơm thân mật tại nhà hàng Đam San.
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY