Nếu bạn là kiểu người thường để ánh sáng trong phòng khi ngủ, ví dụ như đèn ngủ, ánh sáng từ tivi, máy tính... thì đã đến lúc phải suy nghĩ lại về thói quen này. Một nghiên cứu mới cho thấy rằng tất cả ánh sáng mà bạn tiếp xúc vào ban đêm khi ngủ có thể làm tăng nguy cơ mắc một loạt các vấn đề sức khỏe.
Trong một nghiên cứu được công bố trong Kỷ yếu của Viện Hàn lâm Khoa học Quốc gia Hoa Kỳ, các nhà khoa học đã yêu cầu 20 thanh niên khỏe mạnh ngủ 2 đêm trong phòng thí nghiệm. Một nửa số người tham gia ngủ trong phòng có ánh sáng mờ - tương tự như đèn ngủ nhỏ - trong cả hai đêm. Nửa còn lại ngủ 1 đêm với ánh sáng mạnh hơn - giống như để đèn trần sáng và 1 đêm với ánh sáng mờ.
Kết quả nghiên cứu cho thấy, dưới ánh sáng rực rỡ, cơ thể của mọi người về cơ bản không bao giờ "tắt nguồn" trong đêm. Cơ thể họ vẫn trong trạng thái tỉnh táo. Những người này cũng có nhịp tim nhanh hơn và giảm khả năng sử dụng hormone insulin để chuyển đổi đường trong máu thành năng lượng - các yếu tố nguy cơ cho các vấn đề y tế mãn tính như bệnh tim và tiểu đường.
"Nhìn chung, ánh sáng càng sáng và càng gần người đang ngủ thì nguy cơ kích hoạt các phản ứng sinh lý trong não và cơ thể có khả năng gây hại cho sức khỏe càng cao", đồng tác giả nghiên cứu Daniela Grimaldi, trợ lý giáo sư thần kinh học và y học giấc ngủ tại Trường Y Feinberg thuộc Đại học Tây Bắc ở Chicago cho biết.
Tuy nhiên, nghiên cứu cũng có hạn chế là số người tham gia ít và không theo dõi trong một thời gian dài để xác định xem liệu ánh sáng mạnh vào ban đêm có thể trực tiếp gây ra các vấn đề sức khỏe cụ thể hay không.
Ngoài ra, tiến sĩ Marie-Pierre St-Onge, giám đốc Trung tâm Xuất sắc về Giấc ngủ và là phó giáo sư tại Trung tâm Y tế Irving của Đại học Columbia ở thành phố New York cho biết: Chưa biết những người ngủ ở nhà với ánh sáng mạnh có gặp những tác động như người ngủ ở phòng thí nghiệm hay không.
Mặc dù vậy, "một căn phòng tối đen như mực là tốt nhất cho giấc ngủ ban đêm", tiến sĩ Grimaldi nói. Điều đó có nghĩa là ngoài việc không để đèn, bạn nên tắt hết nguồn máy tính, tivi, điện thoại và các thiết bị điện tử khác trong phòng ngủ vào ban đêm.
Nếu bạn phải sử dụng đèn ngủ, tốt nhất bạn nên chọn một bóng đèn có màu vàng và đặt nó càng xa người càng tốt.
Theo tờ Nhật báo Quảng Châu (Trung Quốc), mới đây một bé gái 2 tuổi được chẩn đoán dậy thì sớm tại bệnh viện. Khi có kết quả kiểm tra, không chỉ gia đình mà ngay cả bác sĩ cũng thực sự sửng sốt. Từ bảng báo cáo, mức độ phát triển hormone của bé gái 2 tuổi này đã ngang 1 đứa trẻ 10 tuổi, tuổi xương phát triển gần bằng trẻ 4 tuổi rưỡi.
Theo bố mẹ của bé thì họ luôn chú trọng đến cơm ăn, áo mặc hàng ngày của con, thậm chí không bao giờ cho con ăn đồ ăn nhanh, thực phẩm chiên rán, kiểm soát đồ ăn vặt, đồ ngọt của con... Vậy thì sao có thể xảy ra chuyện này. Sau khi tìm hiểu thói quen sinh hoạt hàng ngày của bé, bác sĩ mới phát hiện ra nguyên nhân chính là chiếc đèn ngủ trong phòng của bé và bé có thói quen bật đèn khi ngủ.
Theo một nghiên cứu được đăng trên Tạp chí Nội tiết lâm sàng & Chuyển hóa (Journal of Clinical Endocrinology & Metabolism), trẻ ở giai đoạn đầu tuổi dậy thì đặc biệt nhạy cảm với ánh sáng vào ban đêm. Các thí nghiệm cho thấy, tiếp xúc với ánh sáng ban đêm trong 1 giờ cũng ngăn chặn việc sản xuất hormone melatonin trong khi ngủ cao hơn đáng kể so với không để đèn. Các hiệu ứng là như nhau đối với trẻ em trai và trẻ em gái.
Trong quá trình ngủ đêm, nhịp sinh học của cơ thể sẽ bắt đầu điều chỉnh tương ứng, tuyến tùng của não cần tiết ra một chất gọi là "melatonin" trong môi trường tối, sẽ có tác dụng ức chế nhất định đối với việc tiết hormone tuyến sinh dục, do đó đảm bảo mức độ phát triển tình dục bình thường của trẻ em. Tuy nhiên, nếu nó ở trong một môi trường sáng hơn, sự tiết melatonin của tuyến tùng sẽ bị ức chế.
Khi sự ức chế bài tiết hormone tuyến sinh dục giảm, cơ thể trẻ con sẽ bước vào trạng thái trưởng thành tình dục trước, và sau đó vấn đề dậy thì sớm sẽ xảy ra.
(Theo Everydayhealth, Laitime, Sleepreviewmag)
Tiếp theo
Cảnh báo khẩn: Phát hiện thuốc điều trị ung thư chứa chất độc được nhập về Việt Nam
Chủ đề liên quan:
Để đèn khi ngủ có hại cho sức khỏe thế nào