Tin y tế hôm nay

Tin y tế

Đẻ trong khu cách ly

Quảng Ninh-Sáng 30 Tết, bác sĩ Vũ Hải khoác lên người bộ đồ bảo hộ vào thăm sản phụ mắc Covid-19 vừa sinh con vài ngày trước.

Tại khu cách ly Bệnh viện Sản Nhi Quảng Ninh, người phụ nữ 29 tuổi, ở thôn An Biên, xã Thủy An, vừa thức giấc. Chồng chị là "bệnh nhân 1727" và con gái là "bệnh nhân 1740", đang được điều trị tại Bệnh viện Việt Nam - Thụy Điển Uông Bí.

Mở cánh cửa, bác sĩ Hải cất giọng hỏi thăm: "Hôm nay chị thấy trong người thế nào?". Nhìn thấy bác sĩ, chị vội đáp: "Tôi vẫn khỏe, còn con trai tôi ổn chứ ạ?".

"Bé khỏe, bú tốt và đang được nhân viên y tế chăm sóc mỗi ngày", bác sĩ Hải nói với người mẹ.

Tường thuật mẩu đối thoại với bệnh nhân, bác sĩ Nguyễn Vũ Hải, 33 tuổi, ở Khoa Sản đẻ, trưa 30 Tết cho biết trò chuyện một lúc, anh nhận thấy tình trạng sức khỏe sản phụ đã ổn định nên chào rồi đi sang phòng cách ly khác. Xong một lượt thăm các phòng bệnh, anh trở về phòng trực, tiếp tục theo dõi mọi người qua hệ thống camera, song tâm trạng vẫn lo lắng.

Ngay khi làn sóng covid-19 thứ ba xuất hiện, bác sĩ hải được điều động vào khu cách ly để điều trị, theo dõi chăm sóc bệnh nhân nghi nhiễm. ngoài anh, còn có 2 bác sĩ, 10 điều dưỡng, nữ hộ sinh, nhân viên kiểm soát nhiễm khuẩn cùng tham gia chống dịch.

Anh cho biết, sản phụ và em bé chào đời trong khu cách ly không có người nhà nên điều kiện chăm sóc không được như mong muốn. Tuy nhiên, bệnh viện đảm bảo để bé chào đời được da kề da mẹ, dùng sữa từ ngân hàng khi mẹ chưa có sữa sau sinh. Hàng ngày, nữ hộ sinh, điều dưỡng sẽ thay phiên vệ sinh cá nhân, cho con ăn, thay bỉm, thậm chí ngủ cùng bé để tiện chăm sóc.

Nhân viên y tế chuẩn bị cho sản phụ ăn trong phòng cách ly riêng biệt ở Bệnh viện Sản Nhi Quảng Ninh. Ảnh: Bác sĩ cung cấp

Sáng 28/1, quảng ninh ghi nhận ca covid-19 mới trong cộng đồng. trưa cùng ngày, số ca tăng lên, hình thành ổ dịch lớn. bệnh viện họp khẩn, phân chia lực lượng, một nhóm ở lại chống dịch, một nhóm lên đường sang bệnh viện dã chiến số 2.

Đêm đó, khu cách ly viện Sản Nhi đã tiếp nhận một ca F1, là sản phụ ở ổ dịch Đông Triều, có dấu hiệu chuyển dạ. Kíp cấp cứu tiến hành phân luồng và theo dõi chuyển dạ.

Theo bác sĩ hải, bệnh viện nằm trong vùng đang có dịch nên đã xây dựng phương án chăm sóc, điều trị cho phụ nữ mang thai mắc covid-19 và con, theo hướng dẫn của bộ y tế. bệnh viện tổ chức chăm sóc thai kỳ, xử trí đỡ đẻ và chăm sóc sơ sinh, sẵn sàng cho cả hai tình huống đẻ thường và đẻ mổ, xử trí các bất thường xảy ra trong quá trình theo dõi, điều trị.

Khi tiếp nhận sản phụ đến từ vùng dịch và có kết quả xét nghiệm dương tính, bệnh viện đã sắp xếp ngay một ê kíp riêng để chăm sóc ngay từ đầu. Kíp khác phụ trách kiểm soát nhiễm khuẩn đảm bảo ngay và trong khi phẫu thuật sẽ được khử trùng an toàn.

Ở viện suốt ngày đêm kể từ khi dịch trở lại, nhiều ca chuyển dạ sáng sớm, 7 ngày liên tục mất ngủ nhưng anh vẫn kiên định và động viên đồng đội lạc quan làm việc.

Giai đoạn một, bệnh viện đỡ đẻ cho khoảng 6 đến 8 ca là F1, chủ yếu là đi từ vùng dịch về. Lần này, Quảng Ninh là tâm dịch, số ca nghi ngờ đổ về Sản Nhi nhiều gấp 4 đến 5 lần nhưng không ai do dự khi tiếp nhận bệnh nhân.

"Chỉ khi các sản phụ và em bé ăn xong rồi nghỉ ngơi thì chúng tôi mới bắt đầu bữa ăn của mình", bác sĩ Hải nói.

Nhân viên y tế mổ lấy thai cho sản phụ mắc Covid-19, ngày 8/2. Ảnh: Bệnh viện cung cấp

Đợt dịch này, điều dưỡng Phạm Thị Nguyệt Minh đã tiến hành "công tác tư tưởng" cho chồng, nhờ ông xã chăm sóc các con. Với chị, người điều dưỡng luôn phải trực tiếp tiếp xúc gần, nguy cơ lây nhiễm cao hơn, nhất là khi sản phụ dương tính nCoV.

"ai cũng tự nhủ đây là ca bệnh đầy thử thách, liên quan đến sức khỏe của rất nhiều người nên càng phải cẩn thận", chị nói. "sản phụ không có người nhà, chồng và con gái đều mắc covid-19 nên tâm lý rất nặng nề".

Ban lãnh đạo bệnh viện họp hàng ngày để đưa ra phương án tốt nhất. Một sản phụ mang thai lần 3, thai 36 tuần 5 ngày, nhau tiền đạo trung tâm và mắc Covid-19. Chiều 8/2, bác sĩ quyết định mổ cấp cứu để đảm bảo an toàn cho hai mẹ con.

"Bệnh nhân có nguy cơ mất máu cao nên chúng tôi phải chuẩn bị sẵn máu và bảo hộ kỹ càng. Riêng phẫu thuật viên phải mặc thêm lớp áo xanh vô khuẩn", bác sĩ nói. Kíp 10 người tập trung mổ lấy thai trong 30 phút. Em bé chào đời nặng 2,6 kg, khỏe mạnh.

Sau ca sinh, bệnh viện cử điều dưỡng Minh và nữ hộ sinh Dương Thị Liên chăm sóc hai mẹ con, vừa thay băng vết mổ, thay bỉm cho sản phụ 4 giờ một lần, vệ sinh cá nhân. Đến khi nào sản phụ và cháu yên giấc ngủ, cả hai mới yên tâm trở về nghỉ ngơi.

Bệnh viện Sản Nhi Quảng Ninh đang điều trị cho 16 sản phụ và 10 em bé. Trong đó có một sản phụ F0, 19 em bé chào đời an toàn.

Nhớ lại hình ảnh nụ cười xen nước mắt của nhân viên y tế trong đợt dịch trước khi bệnh nhân covid-19 cuối cùng xuất viện, bác sĩ hải tin rằng đợt dịch này cũng sẽ được kiểm soát.

"Khi đó, sản phụ đi sinh có người nhà và những bệnh nhân nặng sẽ được chuyển lên tuyến trên điều trị, không chậm trễ", anh chia sẻ.

Thùy An

Mạng Y Tế
Nguồn: Vnexpress (https://vnexpress.net/de-trong-khu-cach-ly-4234046.html)

Tin cùng nội dung

Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY