Khoa học hôm nay

Đi dạo biển thấy con bạch tuộc xanh đẹp mắt, người phụ nữ hãi hùng khi biết sự thật

Người phụ nữ không hề biết con bạch tuộc đang nằm trên tay cô sở hữu nọc độc ch*t người, kinh khủng hơn rắn hổ mang.

Một người phụ nữ đến từ Australia đã tự đặt mạng sống của mình vào tình thế nguy hiểm vì nâng niu trên tay một trong những con vật ch*t chóc nhất thế giới.

Đi dạo biển thấy con bạch tuộc xanh đẹp mắt, người phụ nữ hãi hùng khi biết sự thật

Người phụ nữ giấu tên giải thích rằng cô ấy đang đi dạo trên biển thì phát hiện một con bạch tuộc có đốm màu xanh rất đẹp. con vật nhỏ xíu có ngoại hình dễ thương đã thu hút người phụ nữ và cô không ngần ngại nhặt nó lên đặt vào lòng bàn tay rồi thản nhiên quay lại video.

Video mà người phụ nữ chia sẻ trên mạng xã hội ngay lập tức thu hút sự chú ý của cư dân mạng. một số người bị sốc, lo lắng khi xem lại đoạn video người phụ nữ thoải mái để con bạch tuộc độc di chuyển trong lòng bàn tay.

Đi dạo biển thấy con bạch tuộc xanh đẹp mắt, người phụ nữ hãi hùng khi biết sự thật

"tôi đã bị sốc, tại sao bạn lại làm như vậy?", "bạn thật may mắn khi giữ được tính mạng sau khi tiếp xúc lâu với bạch tuộc đốm xanh. đây là loài sinh vật không dễ bắt gặp nhưng nếu trông thấy thì tốt nhất là tránh càng xa càng tốt", "đề nghị bạn không bao giờ chạm vào loài bạch tuộc này nữa", "tôi thực sự đã nín thở khi xem video", "bạn vẫn còn sống đã là một kỳ tích" ... cư dân mạng bình luận.

Loài động vật có nguồn gốc thái bình dương, bạch tuộc đốm xanh có đủ chất độc để giết ch*t người trong vòng vài phút. bạch tuộc đốm xanh và rắn hổ mang chúa đều là những sinh vật sở hữu nọc độc nguy hiểm nhất hành tinh. nếu so sánh về độc tố, một vết cắn của nó đủ để giết 25 người trong vòng vài phút, mạnh hơn nhiều nọc độc rắn hổ mang (vết cắn có thể gây ra cái ch*t của một người trưởng thành khỏe mạnh trong 15-30 phút).

Theo bảo tàng australia, khi bạch tuộc đốm xanh cảm nhận được nguy hiểm, nó sẽ tiết ra hai loại nọc độc chống lại con mồi và kẻ thù.

Một trong những nọc độc sử dụng để săn cua, tôm và loại nọc độc khác là tetrodotoxin có khả năng gây tê liệt những kẻ săn mồi. nó cực kỳ độc hại nếu con người tiếp xúc phải.

Đối với con người, ban đầu bạn có thể không cảm thấy vết cắn nhưng một số triệu chứng sẽ phát sinh trong vài phút nếu trúng nọc độc như tê môi, lưỡi, khó thở và sau đó là tê liệt hoàn toàn các cơ thở.

Mạng Y Tế
Nguồn: Infonet (https://infonet.vietnamnet.vn/chuyen-la/di-dao-bien-thay-con-bach-tuoc-xanh-dep-mat-nguoi-phu-nu-hai-hung-khi-biet-su-that-405249.html)

Tin cùng nội dung

  • Bầy chó 4 con có cuộc đối đầu với rắn hổ mang chúa dài 2,4 m trườn vào khu vườn nhà chủ ở Thái Lan.
  • Một con rắn biển sọc đen với nọc độc mạnh gấp 10 lần rắn hổ mang gần như bất động sau khi nuốt chửng cả con lươn ở vùng biển Thái Lan.
  • Chữa bệnh về khớp sao cho hiệu quả là vấn đề được rất nhiều người quan tâm bởi đây là bệnh dễ gây tàn phế nhất trong các bệnh thường gặp từ độ tuổi ngoài 40. Cũng vì lý do này mà trên bất kỳ diễn đàn sức khỏe nào cũng có thể tìm thấy hàng trăm chia sẻ về kinh nghiệm chữa khớp. Một nửa trong số đó là ý kiến chia sẻ về tác dụng chữa khớp từ Cao Rắn Hổ Mang mà rất nhiều người hiện đang áp dụng.
  • Sơ cứu rắn độc cắn: Sau khi bị rắn độc cắn cần sơ cứu ngay, tiến hành trước khi vận chuyển bệnh nhân đến bệnh viện. Có thể người khác giúp đỡ hoặc do bản thân bệnh nhân tự làm.
  • Qua nghiên cứu các hóa thạch, người ta đã xác định được sự xuất hiện của loài rắn trên trái đất vào khoảng 100 triệu năm, cùng thời với sự tồn tại của khủng long.
  • Khi bị rắn cắn cần được cấp cứu kịp thời để tránh bị Tu vong.
  • Những con rắn hổ mang liên tục viếng thăm người dân ở thôn 11, xã Hòa Bình (huyện Vĩnh Bảo, TP. Hải Phòng) khiến người dân nơi đây hoang mang.
  • Bạch tuộc (Octopus vulgaris Lamarck) thuộc họ bạch tuộc (Octopodidae), tên khác là mực tuộc, mực đầu tròn, mực phủ, là một loài động vật thân mềm, có kích thước rất đa dạng từ loài nhỏ nhất chỉ dài 10-25mm, nặng 10-15g,
  • Cá nóc rất độc dù là cá tươi, khô, đông lạnh. Ăn nhầm cá nóc Ch?t chóc cận kề. Có gia đình ăn cá nóc Ch?t cả nhà. Do đó chúng ta phải cảnh giác phòng tránh ngộ độc cá nóc.
  • Các nhà nghiên cứu của Trường Y học Nhiệt đới Liverpool (Anh) đang sử dụng một kỹ thuật mới có tên gọi antivenomics
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY