Dị ứng hải sản là phản ứng bất lợi của cơ thể sau khi dung nạp tôm, cua, mực, nghêu, sò,… Ngoài tổn thương da, tình trạng này còn gây ho khan, chảy nước mũi, ngứa cổ họng, đau bụng và tiêu chảy. Ở một số trường hợp, dị ứng có thể tiến triển thành sốc phản vệ và đe dọa trực tiếp đến tính mạng.
Dị ứng hải sản là gì? Dấu hiệu nhận biết
Dị ứng hải sản là tình trạng tương đối phổ biến. Tình trạng này xảy ra khi hệ miễn dịch “nhầm lẫn” protein trong hải sản là dị nguyên, sau đó có xu hướng đối kháng bằng cách tăng kháng nguyên (IgE) trong huyết tương và phóng thích histamine vào da, niêm mạc đường tiêu hóa và hô hấp.
Hải sản là một trong những nhóm thực phẩm có khả năng dị ứng cao, đặc biệt là các loại hải sản có vỏ như tôm, cua, hàu, nghêu, sò, bào ngư,… Phản ứng dị ứng thường bùng phát ngay sau khi dung nạp các loại hải sản trong khoảng vài phút.
Mức độ dị ứng hải sản có sự khác biệt rõ rệt ở từng cá thể. Ở một số người, dị ứng hải sản chỉ gây ngứa cổ họng nhẹ, đau bụng và đầy hơi. Tuy nhiên hệ miễn dịch cũng có thể phản ứng quá mức với protein trong thực phẩm và phóng thích một lượng lớn histamine vào niêm mạc và da.
Dị ứng hải sản thường biểu hiện qua da, cơ quan hô hấp và tiêu hóa. Nếu kiểm soát kịp thời, các triệu chứng này có thể thuyên giảm sau khoảng vài ngày.
Sau khi dung nạp hải sản, phản ứng dị ứng có thể bùng phát chỉ sau một vài phút. Triệu chứng thường khởi phát đột ngột nhưng cũng có thể tiến triển chậm và âm thầm.
Tổn thương da là dấu hiệu thường gặp nhất của dị ứng hải sản. Dưới đây là một số dấu hiệu giúp bạn nhận biết dị ứng tôm, cua, ghẹ,… qua hình thái lâm sàng của da.
Sau khi ăn hải sản, da có xu hướng nổi ban/ sẩn đỏ kèm nóng rát và ngứa ngáy
Đối với người mắc các bệnh da liễu mãn tính như viêm da cơ địa, viêm da dầu,… dị ứng hải sản có thể kích thích triệu chứng của các bệnh lý này bùng phát.
Ngoài tổn thương da, dị ứng hải sản còn có thể gây ra các triệu chứng như:
Dị ứng hải sản còn gây đau bụng, đầy hơi, khó tiêu, buồn nôn, nôn mửa và tiêu chảy
Thực tế cho thấy, một số trường hợp bị dị ứng hải sản có thể dẫn đến sốc phản vệ. Vì vậy khi nhận thấy các triệu chứng nghiêm trọng như khó thở, nghẹn cổ họng, choáng đầu, hạ huyết áp, tay chân lạnh,… cần đến bệnh viện trong thời gian sớm nhất. Nếu không kịp thời khắc phục, sốc phản vệ có thể gây suy hô hấp và tử vong.
Dị ứng hải sản là phản ứng bất thường của hệ miễn dịch. Hiện nay, nguyên nhân chính xác gây ra tình trạng này vẫn chưa được xác định. Qua nhiều nghiên cứu, các nhà khoa học nhận thấy cơ chế bệnh sinh có mối liên hệ đến vai trò của kháng nguyên (IgE), tế bào miễn dịch và các thành phần trung gian.
Khi dung nạp hải sản và một số loại thực phẩm, hệ miễn dịch có thể xác định “nhầm” protein là “dị nguyên” và có xu hướng đối kháng với cách tăng nồng độ kháng nguyên trong máu.
Nồng độ kháng nguyên trong huyết tương tăng có thể kích thích tế bào bạch cầu hạt, tế bào mast và thúc đẩy hoạt động giải phóng histamine vào da, niêm mạc. Histamine chính là thành phần trung gian gây viêm và làm bùng phát các triệu chứng ngoài da, cơ quan hô hấp, tiêu hóa,…
Tuy nhiên, dị ứng hải sản chỉ xảy ra ở một số cá thể nhất định. Hơn nữa, mức độ dị ứng còn có thể tăng lên ở các lần dị ứng tiếp theo.
Trẻ nhỏ là nhóm đối tượng có nguy cơ dị ứng thức ăn nói chung và dị ứng hải sản nói riêng
Một số yếu tố có thể làm tăng nguy cơ dị ứng hải sản:
Dị ứng hải sản thường không có mối liên hệ với khối lượng thức ăn được dung nạp. Các triệu chứng xảy ra khi ăn quá nhiều hải sản thường là do rối loạn tiêu hóa, không phải phản ứng bất thường của hệ miễn dịch.
Phần lớn các trường hợp dị ứng hải sản đều không quá nghiêm trọng, hầu hết đều có thể tự biến mất sau thời gian ngắn hoặc thuyên giảm nếu điều trị đúng cách. Tuy nhiên ở một số ít trường hợp, tình trạng này có thể dẫn đến sốc phản vệ (một phản ứng dị ứng nghiêm trọng).
Sốc phản vệ biểu hiện bởi tình trạng nổi mề đay trên diện rộng, mặt sưng phù, mí mắt sưng, cổ họng nghẹn, khó thở và choáng đầu. Nếu không điều trị kịp thời, tình trạng này có thể dẫn đến ngất xỉu, suy hô hấp và tử vong.
Dị ứng có thể kích thích cơn hen cấp, viêm mũi dị ứng, sốt cỏ khô và các bệnh da liễu mãn tính
Bên cạnh đó, dị ứng hải sản còn kích thích các bệnh lý liên quan đến cơ địa bùng phát như viêm mũi dị ứng, sốt cỏ khô, hen suyễn, viêm da cơ địa, viêm da tiết bã nhờn,…
Nghiên cứu cho thấy, mức độ dị ứng có xu hướng nghiêm trọng hơn ở những lần dị ứng tiếp theo. Nếu không chủ động phòng ngừa, dị ứng hải sản có thể gây ra các triệu chứng khó chịu và làm tăng nguy cơ sốc phản vệ.
Phần lớn các trường hợp bị dị ứng hải sản đều có mức độ nhẹ và thuyên giảm khi chăm sóc và xử lý tại nhà. Dưới đây là một số biện pháp bạn có thể áp dụng để làm giảm triệu chứng do dị ứng gây ra:
Nếu dị ứng bùng phát ngay sau khi dung nạp hải sản, bạn nên gây nôn bằng cách kích thích cổ họng. Biện pháp này giúp loại bỏ thức ăn trong dạ dày và khoang miệng, từ đó làm giảm mức độ dị ứng và hạn chế nguy cơ sốc phản vệ.
Ngoài ra, bạn cũng có thể loại bỏ dị nguyên trong cổ họng và đường tiêu hóa với một số mẹo sau:
Áp dụng các biện pháp này kịp thời giúp làm giảm mức độ dị ứng, cải thiện tình trạng ngứa cổ họng và hỗ trợ rút ngắn thời gian điều trị.
Tổn thương da do dị ứng hải sản thường gây ngứa ngáy, viêm đỏ và phù nề. Mặc dù không gây nguy hiểm nhưng các triệu chứng này có thể gây ra cảm giác khó chịu, bứt rứt và ảnh hưởng không nhỏ đến ngoại hình.
Thoa kem dưỡng ẩm giúp làm dịu da, giảm viêm đỏ và cải thiện mức độ ngứa ngáy
Để làm giảm các triệu chứng ngoài da do dị ứng hải sản gây ra, bạn có thể áp dụng một số biện pháp sau:
Khi da bị ngứa, nổi mề đay và phát ban, cần hạn chế chà xát và gãi cào mạnh. Các tác động này có thể khiến da xây xước, chảy máu và tăng nguy cơ viêm nhiễm. Bên cạnh đó, cần mặc trang phục có chất liệu mềm, thấm hút và kích cỡ phù hợp với cân nặng nhằm giảm ma sát và tránh kích ứng lên vùng da thương tổn.
Nếu dị ứng hải sản gây ra một số triệu chứng khác như ngứa cổ họng, đau bụng, tiêu chảy, chảy nước mũi, hắt hơi,… bạn có thể xử lý với một số biện pháp sau:
Uống trà gừng/ mật ong ấm có thể giảm ngứa cổ họng, ho khan, đau bụng và tiêu chảy
Trong trường hợp dị ứng hải sản gây ra các triệu chứng nghiêm trọng hoặc triệu chứng không thuyên giảm khi điều trị tại nhà, nên chủ động tìm gặp bác sĩ để được thăm khám và chỉ định thuốc điều trị.
Hiện nay, không có thuốc đặc hiệu đối với tình trạng dị ứng. Hầu hết, các loại thuốc được sử dụng chỉ giúp làm giảm triệu chứng lâm sàng, hạn chế co thắt phế quản và ngăn ngừa biến chứng.
Bị dị ứng hải sản nên uống thuốc gì?
Một số loại thuốc được sử dụng để điều trị dị ứng hải sản, bao gồm:
Ở từng trường hợp cụ thể, bác sĩ có thể chỉ định thêm một số loại thuốc làm giảm triệu chứng như kem bôi chứa menthol, thuốc corticoid dạng khí dung/ dạng bôi, thuốc ổn định dưỡng bào (Cromolyn),…
Như đã đề cập, mức độ dị ứng thức ăn thường nghiêm trọng hơn ở những lần dị ứng tiếp theo. Vì vậy sau khi điều trị, bạn nên thực hiện các biện pháp phòng ngừa như:
Tuyệt đối không dung nạp các loại hải sản và thực phẩm có tiền sử dị ứng
Dị ứng hải sản là tình trạng khá phổ biến và thường có mức độ nhẹ. Nếu chăm sóc và điều trị đúng cách, các triệu chứng có thể thuyên giảm hoàn toàn chỉ sau vài ngày. Tuy nhiên mức độ dị ứng có nguy cơ nghiêm trọng hơn ở những lần dị ứng tiếp theo, vì vậy bạn cần chủ động thực hiện các biện pháp phòng ngừa.
Tham khảo thêm:
- Dị ứng thuốc kháng sinh và cách điều trị cần biết
- Dị ứng cơ địa là gì? Nguyên nhân gây bệnh và cách điều trị
- Dị ứng thịt bò: Dấu hiệu và cách xử lý ngay tại nhà
Chủ đề liên quan: