Dị ứng thời tiết ở trẻ em là tình trạng phổ biến, bệnh có thể gây ra hiện tượng nổi mề đay và một số biểu hiện như sốt, đau họng, ho, nghẹt mũi,…Vậy dị ứng thời tiết ở trẻ em là gì? Có nguy hiểm không và các biện pháp phòng ngừa bệnh lý hiệu quả. Hãy cùng tham khảo thông tin bài viết dưới đây.
Dị ứng thời tiết ở trẻ em: Biểu hiện, hướng điều trị và lưu ý
Dị ứng thời tiết là hiện tượng thường gặp, các triệu chứng của bệnh khởi phát khi cơ thể phản ứng quá mức khi thời tiết thay đổi đột ngột về ánh sáng, độ ẩm, không khí. Thông thường bệnh sẽ xuất hiện ở những người có thể trạng yếu, có cơ địa nhạy cảm và dễ bị dị ứng.
Theo thống kê, trường hợp dị ứng thời tiết ở trẻ em thường chiếm tỷ lệ cao, vì trẻ em thường có cơ địa nhạy cảm và hệ miễn dịch chưa hoàn thiện như người lớn để có thể chống lại các tác nhân gây bệnh, nhất là các bệnh ngoài da. Vì vậy, nên khi bị dị ứng thời tiết thì mức độ tổn thương làn da ở trẻ em sẽ nặng hơn, cũng như phạm vi ảnh hưởng cũng sẽ rộng hơn nhóm đối tượng khác.
Các biểu hiện của dị ứng thời tiết thường khởi phát khi thời tiết trở nên lạnh, khô hanh, đặc biệt là giai đoạn chuyển mùa (lúc này độ ẩm và nhiệt độ của thời tiết sẽ thay đổi đột ngột).
Dị ứng thời tiết ở trẻ em thông thường sẽ tác động làm tổn thương đến làn da và đi kèm với một số triệu chứng toàn thân. Các triệu chứng của bệnh có thể bùng phát đột ngột và lan rộng nhanh chóng.
Dưới đây là một số triệu chứng dị ứng thời tiết ở trẻ em:
Các triệu chứng dị ứng thời tiết ở trẻ em có thể bùng phát đột ngột và lan rộng nhanh chóng
Thể trạng yếu và hệ miễn dịch kém là nguyên nhân chính dẫn đến bùng phát các triệu chứng dị ứng thời tiết ở trẻ em. Do đó, trẻ đặc biệt nhạy cảm trước sự thay đổi thời tiết, nhiệt độ, ánh sáng mặt trời, độ ẩm, không khí,…
Khi cơ thể của trẻ không thể thích nghi kịp trước sự thay đổi này sẽ dẫn đến hiện tượng hệ miễn dịch sản sinh kháng nguyên IgE chống lại các dị nguyên. Tuy nhiên, do nồng độ IgE trong huyết thanh tăng cao, lúc này sẽ thúc đẩy các tế bào mast giải phóng Histamin dưới da, gây bùng phát các triệu chứng lâm sàng.
Ngoài ra, tình trạng dị ứng thời tiết ở trẻ em còn có thể xuất hiện do một số yếu tố sau:
Dị ứng thời tiết là bệnh lý thường gặp, có thể khởi phát ở cả trẻ em và người trưởng thành. Bệnh gây ra các tổn thương da và đi kèm theo một số biểu hiện toàn thân nhẹ, không tác động nghiêm trọng đến sức khỏe của người bệnh.
Dị ứng thời tiết ở trẻ em không tác động nghiêm trọng đến sức khỏe của người bệnh
Tuy nhiên, một số trẻ mắc các bệnh lý cơ địa, bệnh dị ứng thời tiết có thể làm bùng phát các bệnh lý như hen suyễn, viêm da cơ địa, viêm mũi dị ứng, viêm kết mạc dị ứng. Ngoài ra, các triệu chứng của bệnh còn khiến trẻ khó chịu, ngứa ngáy dữ dội, quấy khóc, ảnh hưởng đến chất lượng giấc ngủ.
Những trường hợp trẻ bị dị ứng thời tiết thường biếng ăn, chậm tăng cân, nếu tình trạng bệnh lý lặp lại thường xuyên sẽ làm tăng mức độ nhạy cảm ở hệ miễn dịch, từ đó tạo điều kiện cho các bệnh lý liên quan đến cơ địa phát triển.
Các triệu chứng của dị ứng thời tiết sẽ được kiểm soát hiệu quả và hạn chế bệnh bùng phát nếu như thực hiện điều trị đúng cách và chăm sóc da trẻ hợp lý. Hầu hết các trường hợp trẻ bị dị ứng thời tiết sẽ có xu hướng thuyên giảm đến giai đoạn dậy thì và trưởng thành.
Tùy thuộc vào mức độ tổn thương do dị ứng thời tiết gây ra mà có các biện pháp điều trị phù hợp. Đối với trường hợp có các triệu chứng ở mức độ nhẹ, ba mẹ có thể áp dụng các biện pháp chăm sóc tại nhà để cải thiện.
Còn đối với các trường hợp bệnh có mức độ tổn thương nghiêm trọng, có dấu hiệu bùng phát cơn hen, lúc này bạn nên đưa trẻ đến bệnh viện để được thăm khám và điều trị hợp lý.
Trẻ em thường có cơ địa nhạy cảm và khá mẫn cảm với các loại thuốc điều trị. Do đó, bạn không nên tự ý cho trẻ dùng thuốc khi chưa có chỉ định của bác sĩ chuyên khoa. Khi trẻ có các dấu hiệu của dị ứng thời tiết, ba mẹ nên đưa trẻ đến bệnh viện để được bác sĩ thăm khám và chỉ định thuốc phù hợp với tình trạng và độ tuổi.
Dưới đây là một số loại thuốc được bác sĩ áp dụng trong điều trị dị ứng thời tiết ở trẻ em:
Kem dưỡng ẩm: Để làm giảm tình trạng ngứa ngáy, viêm da, bác sĩ có thể chỉ định một số loại kem dưỡng ẩm như Vaseline, Aderma, Eucerin, Cerave, Cetaphil.
Các loại thuốc kháng histamin: Thuốc kháng histamin thế hệ I thường được bác sĩ sử dụng để cải thiện các triệu chứng toàn thân và tổn thương da gây ra do dị ứng thời tiết.
Ba mẹ nên đưa trẻ đến bệnh viện để được bác sĩ thăm khám và chỉ định thuốc phù hợp với tình trạng và độ tuổi
Thuốc Epinephrine: Thuốc được sản xuất dưới dạng hít hoặc tiêm giúp cải thiện cơn hen cấp ở trẻ khi bị dị ứng thời tiết. Thuốc được chỉ định trong các trường hợp tình trạng dị ứng nghiêm trọng, có nguy cơ gây sốc phản vệ.
Các loại thuốc điều trị trên đây được đánh giá an toàn đối với trẻ em trong điều trị dị ứng thời tiết. Tuy nhiên, bạn nên sử dụng thuốc khi có chỉ định của bác sĩ chuyên môn để tránh các rủi ro. Ngoài ra, ba mẹ cũng nên tuân thủ liều lượng thời gian dùng thuốc để đạt được kết quả điều trị tốt nhất.
Đối với những trẻ bị dị ứng thời tiết ở mức độ nhẹ, các tổn thương da tập trung khu trú, đi kèm với một số triệu chứng như chảy nước mũi, nghẹt mũi, ho,…Bạn có thể áp dụng các biện pháp dưới đây để cải thiện tình trạng dị ứng ở trẻ.
Song song với các phương pháp điều trị, kiểm soát các triệu chứng dị ứng thời tiết ở trẻ em. Bạn có kết hợp với các biện pháp dưới đây để phòng ngừa bệnh tái phát ở trẻ tốt hơn:
Tránh để trẻ tiếp xúc với các yếu tố có nguy cơ gây kích ứng
Bệnh dị ứng thời tiết ở trẻ em sẽ cải thiện hiệu quả nếu bạn áp dụng các phương pháp điều trị theo chỉ định của bác sĩ, đồng thời kết hợp với các biện pháp chăm sóc da đúng cách. Tuy nhiên, nếu bạn chủ quan không chủ động đưa bé đến bệnh viện thăm khám có thể dẫn đến phát sinh các bệnh lý tiềm ẩn nguy hiểm. Vì vậy, khi nhận thấy dấu hiệu bất thường ở trẻ, ba mẹ nên đưa trẻ đến bệnh viện để được thăm khám và điều trị kịp thời.
Có thể bạn quan tâm:
- Trẻ bị dị ứng nổi mẩn đỏ khắp người và cách xử lý đúng
- Dị ứng cơ địa là gì? Nguyên nhân gây bệnh và cách điều trị
- Dị ứng da: Nguyên nhân, Dấu hiệu, Cách chữa nhanh khỏi
Chủ đề liên quan: