Dị ứng , Mề đay hôm nay

Dị Ứng Thuốc Tê Có Nguy Hiểm Không? Điều Trị Thế Nào?

Tình trạng dị ứng thuốc tê xảy ra khi cơ thể bài xích và phản ứng lại với lượng thuốc tê được dung nạp. Hiện trạng này nếu không được khắc phục có thể

Thuốc tê được sử dụng phổ biến trong điều trị y khoa, có tác dụng phong bế thần kinh ngoại vi, gây mất cảm giác ở một khu vực nhất định trên cơ thể. Tình trạng dị ứng thuốc tê xảy ra khi cơ thể bài xích và phản ứng lại với lượng thuốc tê được dung nạp. Hiện trạng này nếu không được khắc phục có thể gây ra các biến chứng nguy hiểm.

Dị ứng thuốc tê có nguy hiểm không? Điều trị thế nào?

Tình trạng dị ứng thuốc tê xảy ra khi cơ thể bài xích và phản ứng lại với lượng thuốc tê được dung nạp

Dị ứng thuốc tê và dấu hiệu nhận biết

Thông thường, bác sĩ sẽ dùng thuốc tê để gây tê một vùng nhất định trên cơ thể. Rất nhiều trường hợp gặp phải tình trạng dị ứng thuốc tê hay còn gọi là sốc phản vệ. Sốc phản vệ là biến chứng nghiêm trọng của dị ứng, tình trạng này nếu không được khắc phục kịp thời có thể dẫn đến tử vong.

Theo nhận định của các chuyên gia, thuốc tê cũng có nét tương đồng với một số loại thuốc khác, khi dung nạp vào cơ thể có thể gây dị ứng. Tuy nhiên, hiện tượng cơ thể phản ứng lại với thuốc tê rất hiếm gặp. Thực chất có rất nhiều trường hợp của kích ứng là ngộ độc thuốc tê do sử dụng quá liều và sai phương pháp.

Dị ứng thuốc tê là một trong những trường hợp của dị ứng thuốc, lúc này cơ thể sẽ xuất hiện các phản ứng bài xích chất theo từng mức độ khác nhau. Đa số các biểu hiện chung nhất khi bị dị ứng thuốc tê là khó thở, mệt mỏi, sốt cao, nổi mẩn ngứa, tụt huyết áp,…

Ngoài ra, người bị dị ứng thuốc tê có thể khởi phát một số biểu hiện như sau:

Nổi mề đay, mẩn ngứa: Hiện tượng nổi mề đay, mẩn ngứa, các nốt đỏ hồng tại vùng da bị tiêm thuốc hoặc toàn bộ cơ thể. Thường sẽ xuất hiện nhanh sau khi tiêm khoảng 5 – 10 phút hoặc vài ngày.

Phù Quincke: Đây là tình trạng nổi mề đay theo từng mảng lớn, xuất hiện ở những vùng da mỏng, dễ bị sưng như mí mắt, môi, cổ, họng, vùng kín,…

Dị ứng thuốc tê và dấu hiệu nhận biết

Các biểu hiện chung nhất khi bị dị ứng thuốc tê là khó thở, mệt mỏi, sốt cao, nổi mẩn ngứa, tụt huyết áp,…

Mất bạch cầu hạt: Triệu chứng sốt cao đột ngột, xuất hiện vết lở loét, viêm tắc tĩnh mạch, niêm mạc hoạt miệng hoại tử,…

Sốc phản vệ: Đây là hiện tượng dị ứng thuốc tê ở mức độ nghiêm trọng, bùng phát các triệu chứng như khó thở, buồn nôn, bồn chồn, mạch đập nhanh, tụt huyết áp,…

Biểu hiện của ngộ độc thuốc tê

Dấu hiệu cơ bản nhất để phân biệt giữa dị ứng thuốc tê và ngộ độc thuốc tê. Khi bị độc thuốc sẽ xuất hiện các biểu hiện ở hệ thần kinh, tim mạch chứ không có biểu hiện trên da. Theo các chuyên gia, các biểu hiện ở hệ thần kinh, tim mạch của người sử dụng thuốc tê liều cao hay liều thấp đều có liên quan đến ngộ độc thuốc.

Trong quá trình chẩn đoán, bác sĩ chuyên khoa sẽ ưu tiên trường hợp ngộ độc thuốc tê so trước khi nhận định dị ứng thuốc tê. Lý do là việc khắc phục ngộ độc thuốc tê cần được tiến hành nhanh chóng, nếu không sẽ gây ra các biến chứng nghiêm trọng. 

Dưới đây là một số biểu hiện của ngộ độc thuốc tê:

Ở hệ thần kinh: Một số triệu chứng thường gặp như chóng mặt, hoa mắt, miệng đắng, co giật cơ, vị giác thay đổi, hôn mê tạm thời, ngưng thở,…

Ở hệ tuần: Tăng huyết áp, tim đập nhanh hoặc chậm, rối loạn tuần hoàn, tim ngưng đập,…

Dị ứng thuốc tê và ngộ độc thuốc tê thường có một số biểu hiện lâm sàng tương tự nhau, tuy nhiên các triệu chứng xảy cục bộ nên bạn có thể phân biệt được. Do đó, khi nhận thấy dấu hiệu bất thường sau khi sử dụng thuốc tê, bạn nên nhanh chóng đến bệnh viện để được bác sĩ chẩn đoán và xử lý kịp thời.

Dị ứng thuốc tê nguy hiểm không?

Tình trạng dị ứng thuốc tê thường ít phổ biến, tuy nhiên các triệu chứng dị ứng gây ra đặc biệt nghiêm trọng, kể cả khi bạn dùng thuốc tê ở đường tiêm hay dạng bôi ngoài da. Dị ứng thuốc tê nếu không được khắc phục kịp thời có thể gây ra các biến chứng nguy hiểm, thậm chí là tử vong.

Dị ứng thuốc tê nguy hiểm không?

Tình trạng dị ứng thuốc tê thường ít phổ biến, tuy nhiên các triệu chứng dị ứng gây ra đặc biệt nghiêm trọng

Do đó, trong quá trình dùng thuốc tê, nếu nhận thấy các dấu hiệu bất thường, bạn nên nhanh chóng đến bệnh viện để được theo dõi và xử lý kịp thời, tránh các rủi ro.

Dị ứng thuốc tê bao lâu thì khỏi là vấn đề được nhiều người quan tâm. Tùy thuộc vào mức độ dị ứng và thể trạng mỗi người cũng như các biện pháp chăm sóc mà thời gian phục hồi cũng sẽ khác nhau. Nếu phát hiện sớm và có biện pháp khắc phục kịp thời sẽ rút ngắn thời gian điều trị tốt hơn.

Phương pháp điều trị dị ứng và ngộ độc thuốc tê

Rất nhiều người thường nhầm lẫn dị ứng và ngộ độc thuốc tê là một trường hợp. Tuy nhiên, ở mỗi tình trạng khác nhau, bác sĩ chuyên khoa sẽ áp dụng phương pháp điều trị khác nhau. 

Dị ứng thuốc tê thường rất ít xảy ra và hầu như không phát hiện. Các trường hợp nghi ngờ dị ứng thuốc tê trên thực tế là ngộ độc thuốc tê.

Do đó, trường hợp người bạn bị ngộ độc thuốc sau khi tiêm hoặc bôi ngoài da, nên áp dụng các biện pháp sau:

  • Đảm bảo đường thở được thông thoáng, cung cấp lượng oxy tự nhiên hoặc nồng độ cao để tránh tình trạng co giật hay loạn nhịp tim.
  • Trường hợp bị co giật, bác sĩ có thể chỉ định dùng benzodiazepin tiêm trực tiếp vào tĩnh mạch hoặc đặt ở hậu môn.
  • Khi có biểu hiện bị suy tim, lúc này bác sĩ sẽ kết hợp truyền dịch và uốn adrenalin hoặc ephedrin để thay thế.
  • Khi có hiện tượng ngộ độc thuốc tê, bác sĩ có thể dụng lipid 20% để kiểm soát các triệu chứng nhanh chóng. Đối tượng nặng trên 70kg cần dùng 100ml lipid trong vòng 2 -3 phút, người dưới 70kg dùng 1.5ml/kg lipid
  • Trường hợp người bị có dấu hiệu sốc phản vệ, kèm theo các biểu hiện như ngứa ngáy, sưng phù, da nổi ban đỏ,…Lúc này cần được cấp cứu kịp thời để phòng ngừa khả năng bị dị ứng.
Phương pháp điều trị dị ứng và ngộ độc thuốc tê

Các trường hợp nghi ngờ dị ứng thuốc tê trên thực tế là ngộ độc thuốc tê

Các biện pháp phòng ngừa dị ứng thuốc tê

Tình trạng dị ứng thuốc tê nếu không được kiểm soát nhanh chóng có thể gây ra các biến chứng nguy hiểm. Do đó, bạn cần lưu ý các biện pháp phòng ngừa để hạn chế tối đa khởi phát hiện trạng này.

Dưới đây là các biện pháp phòng ngừa dị ứng và ngộ độc thuốc tê được nhiều người áp dụng:

  • Chỉ sử dụng thuốc khi có chỉ định từ bác sĩ chuyên khoa, lưu ý chọn mua thuốc tại các cơ sở y tế tránh mua phải thuốc giả, thuốc kém chất lượng.
  • Với các trường hợp dùng thuốc theo đơn của bác sĩ, nên sử dụng thuốc đúng liều lượng, tráng tự ý thêm bớt liều dùng vì có thể gây ra các tác dụng phụ không mong muốn, ảnh hưởng đến kết quả điều trị.
  • Trường hợp trẻ em chỉ sử dụng thuốc dưới sự giám sát của người lớn. Để thuốc tránh xa tầm tay trẻ em.
  • Trong thời gian sử dụng thuốc nếu có bất kỳ dấu hiệu nào bất thường hay nghi ngờ bị dị ứng, ngộ độc thuốc tê, nên ngưng sử dụng và nhanh chóng đến bệnh viện để được kiểm tra và xử lý kịp thời. Dấu hiệu điển hình như vùng da bôi thuốc bị nóng ran, nhiễm trùng, đau nhức,…
  • Thông báo với bác sĩ điều trị về tiền sử dị, ngộ độc thuốc tê để được áp dụng các biện pháp điều trị phù hợp với tình trạng bệnh lý.

Trên đây là các thông tin về dị ứng và ngộ độc thuốc tê, tình trạng dị ứng thuốc tê thường rất hiếm gặp  nhưng nếu không được khắc phục kịp thời có thể dẫn đến các biến chứng nguy hiểm, thậm chí đe dọa đến tính mạng. Do đó, khi có dấu hiệu của ngộ độc hoặc dị ứng thuốc tê, bạn cần nhanh chóng đến bệnh viện để được xử lý kịp thời. Tránh tự ý xử lý tại nhà vì có thể khiến tình trạng trở nên nghiêm trọng hơn.

CHỦ ĐỀ DÀNH CHO BẠN:

  • Dị ứng bao cau su bao lâu khỏi? Cách xử lý hiệu quả
  • Dị ứng mỹ phẩm có tự hết không? Điều trị như thế nào?
  • Dị ứng thuốc kháng sinh và cách điều trị cần biết

Mạng Y Tế
Nguồn: Tạp chí ViMed (https://vimed.org/di-ung-thuoc-te-4006.html)
Từ khóa:

Chủ đề liên quan:

Tin cùng nội dung

    Dữ liệu đang được cập nhật, vui lòng quay lại sau!
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY