Sức khỏe và đời sống hôm nay

Sức khỏe và đời sống

Đi vào tâm đại dịch thế kỷ: Xa để gần

TP - Tuổi 30 sung sức và đầy nhiệt huyết của chàng trai Vương Xuân Toàn, bác sĩ khoa Hồi sức tích cực (Bệnh viện Bạch Mai) ghi dấu ấn không phải bởi những chuyến du lịch nước ngoài hay những lần cùng bạn bè đi phượt khám phá cuộc sống mà bằng chính 2 lần đi vào tâm đại dịch thế kỷ, với ngồn ngộn hiểm nguy và ăm ắp âu lo.

Màn hình điện thoại sáng lên báo có tin nhắn mới, Toàn bảo mừng phát điên khi đọc được lệnh từ lãnh đạo: “Toàn về Hải Dương nhé”. Đã 9 ngày kể từ khi nhận tin Hải Dương bùng phát dịch, Toàn không ngủ được, chỉ mong được về quê hỗ trợ đồng nghiệp. Những kinh nghiệm trong đợt đi chống dịch tại Đà Nẵng càng thôi thúc Toàn phải làm gì đó cho quê hương. Tin nhắn đến với Toàn vào tối 6/2 như liều Thu*c tinh thần.

Thời điểm toàn đi vào tâm dịch, pgs.ts. đào xuân cơ, phó giám đốc gọi điện dặn dò: “cố gắng dồn hết tâm sức không để bệnh nhân nào Tu vong”. “vâng” - toàn nhận lệnh cấp trên và bước vào cuộc chiến thứ 2 chỉ trong vòng 6 tháng.

Cân não

Khoảng 23 giờ 15 phút, bác sĩ Toàn cùng một chiếc máy thở oxy dòng cao (HFNC) có mặt ở Bệnh viện Dã chiến 2 cũng là lúc ở đây có hai bệnh nhân nặng đang được đề nghị chuyển lên phòng ICU (chăm sóc tích cực). Chỉ có một tiếng đồng hồ để chuẩn bị thiết lập phòng ICU. Không có thời gian nghỉ ngơi, chàng bác sĩ trẻ bắt tay ngay vào thăm khám và lắp máy thở cho bệnh nhân. “May mắn, bệnh nhân đáp ứng tốt với máy thở và sức khỏe ổn định lên từng ngày”.

Những kinh nghiệm trong 2 tháng nằm vùng ở tâm dịch Đà Nẵng khốc liệt với rất nhiều bệnh nhân nặng cho Toàn những phán đoán chính xác khi điều trị ca nặng tại Hải Dương. Ngay sau khi tiếp nhận các ca nặng Toàn nhận thấy tiên lượng của các bệnh nhân tốt bởi đây đều là đối tượng tuổi không quá cao, ít bệnh lý nền. Ngoài ra, việc phát hiện nhanh giúp các bệnh nhân được điều trị và tiếp cận với phác đồ sớm. “Em tiên lượng những bệnh nhân này khả quan hơn so với những bệnh nhân em đã điều trị tại Đà Nẵng”, Toàn nhận định.

“Dịch bùng phát ở Đà Nẵng và Hải Dương đều rất nhanh, tuy nhiên, tại Đà Nẵng virus lan nhanh trong bệnh viện, đặc biệt lại là Khoa thận nhân tạo, các bệnh nhân Tu vong trong đợt dịch đó đa phần đều mắc suy thận mạn và những bệnh nhân có bệnh lý nền nặng, tiên lượng xấu ngay từ đầu. Còn ở “chiến trường” Hải Dương, điều may mắn, tại ổ dịch Poyun đa phần người mắc là công nhân khỏe mạnh, ít bệnh lý nền, sức đề kháng tốt, khả năng diễn biến nặng thấp hơn so với Đà Nẵng”, Toàn kể.

Đi vào tâm đại dịch thế kỷ: Xa để gần - ảnh 1Kiểm tra sức khỏe bệnh nhân nặng

Đêm 29 Tết, một bệnh nhân nhập viện trong tình trạng suy hô hấp nặng, tim đập nhanh, huyết áp cao, khó thở và toàn thân tím tái. Nhận định sơ bộ tình hình, bác sĩ Toàn thấy bệnh nhân có triệu chứng giảm oxy máu thầm lặng khiến diễn biến bệnh trở nặng nhanh hơn. Ngay lập tức, Toàn triển khai cho bệnh nhân thở máy. Sau khi bệnh nhân có đáp ứng với máy thở, ê-kíp nhanh chóng xin chỉ đạo của các chuyên gia đầu ngành. Họ đề nghị dùng tất cả các trang thiết bị vật tư có tại Bệnh viện dã chiến 2 để điều trị cho bệnh nhân.

Trong đêm, ê-kíp tiến hành lọc máu liên tục cho bệnh nhân để loại bỏ bớt các chất độc trong máu đồng thời bổ sung thêm thầy Thu*c để theo sát bệnh nhân. Đó là một đêm đáng nhớ của bác sĩ trẻ, anh thức trọn đêm bên ca bệnh nặng, theo dõi tỉ mỉ từng diễn biến của người bệnh. “Em đang điều trị theo những khuyến cáo của Bộ Y tế nhưng bệnh nhân diễn biến cực kỳ nhanh, buổi sáng chỉ có biểu hiện khó thở nhưng đến chiều chỉ số oxy trong máu trung bình chỉ còn 60%, so với 95% của người bình thường, đây là con số vô cùng thấp. Em và ê-kíp đã túc trực cùng bệnh nhân đến sáng sớm”. Sau 6 tiếng cấp cứu, bệnh nhân đã vượt qua cơn nguy kịch, dần ổn định và đáp ứng tốt phác đồ điều trị. Lúc bấy giờ Toàn và các đồng nghiệp mới nhận ra trời đã sáng từ lúc nào…

Hậu phương vững chắc

Tối qua, gọi điện cho Toàn hỏi thăm, không thấy Toàn bắt máy. Một lúc sau Toàn gọi lại bảo vừa ở chỗ bệnh nhân nặng ra, tình hình khả quan hơn nhiều khi không còn bệnh nhân nào phải thở máy. “Mừng lắm chị ạ, nhưng vẫn phải theo dõi sát sao từng diễn biến để xử lý kịp thời”. Ngoài các y bác sĩ trực tiếp “chiến đấu” tại các chiến trường, một đội ngũ các thầy Thu*c giỏi nhất cả nước trong đó có cả lãnh đạo Bộ Y tế và đội ngũ bác sĩ, giáo sư từ các bệnh viện đầu ngành luôn hỗ trợ từ xa cho điểm nóng Hải Dương. Không chỉ đưa ra những góp ý về chuyên môn, họ còn chỉ đạo sát sao, chung tay giúp đỡ cho các bệnh nhân mắc COVID-19.

Đi vào tâm đại dịch thế kỷ: Xa để gần - ảnh 2Bác sĩ Toàn và đồng nghiệp điều trị bệnh nhân nặng

Thời gian đầu khi vào Đà Nẵng chống dịch, nhiều lần nhận điện thoại mẹ hỏi sao lâu về chơi nhà vậy, Toàn chỉ lấy lý do đang bận việc ở khoa chứ không hé lời nào để mẹ biết mình đang ở tâm dịch vì sợ bố mẹ lo lắng. Chỉ đến khi dịch ổn định, Toàn mới gọi về động viên gia đình: “Con ở trong này chống dịch, bố mẹ cứ an tâm vì có đồ bảo hộ an toàn, mọi người cùng chung tay sớm đẩy lùi dịch bệnh”.

Lần này cũng vậy. ba tháng rồi toàn mới đặt chân về mảnh đất hải dương, nơi toàn được sinh ra và lớn lên. nhà chỉ cách nơi làm việc chưa đầy 15km, nhưng đoạn đường không xa lắm ấy vẫn vời vợi khi đã hơn 3 tuần nay toàn cấm túc trong bệnh viện dã chiến số 2. ngày mới bắt đầu và kết thúc luôn bên cạnh những bệnh nhân mắc diễn biến nặng…

Chiều 30 Tết hằng năm, Toàn vẫn cùng bố mẹ chuẩn bị cúng tất niên, rồi quây quần bên nhau xem chương trình Táo quân. Năm nay là năm đầu tiên anh ăn Tết xa nhà. Biết tin Toàn làm việc gần nhà, mẹ muốn lên thăm con trai út bởi vừa thương vừa nhớ nhưng dịch bệnh bùng phát, Toàn tự hiểu “mình là đối tượng nguy cơ, phải hạn chế tiếp xúc trong khi bố mẹ tuổi đã cao, nếu không may lây nhiễm”. “Gần lắm! Nếu không có COVID, không vướng bận những ca trực, chỉ 30 phút, em có thể ngồi bên cha mẹ, đòi mẹ nấu những món ăn mình thích”, giọng Toàn trầm xuống.

Toàn chỉ biết động viên bố mẹ an tâm vì “con đi chống dịch, để quê hương sớm trở lại yên bình”. Tiếng khóc nghẹn của mẹ qua điện thoại khiến chàng trai trẻ xao lòng, nhưng nó khiến Toàn thêm quyết tâm cùng đồng đội thật nhanh khống chế kẻ thù vô hình mang tên COVID-19. Với chàng trai 9X, đi vào tâm dịch để ngày về với cha mẹ gần hơn…

Với những bác sĩ trẻ như Toàn đó là “hậu phương vững chắc giúp những lính mới” như Toàn vững vàng đi qua thời điểm khó khăn và giúp làm dày lên kinh nghiệm và kỹ năng xử trí tình huống bất ngờ xảy đến với người bệnh.

Thái Hà

Mạng Y Tế
Nguồn: Tiền phong (https://www.tienphong.vn/xa-hoi-phong-su/di-vao-tam-dai-dich-the-ky-xa-de-gan-1798492.tpo)

Tin cùng nội dung

Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY