Sức khỏe và đời sống hôm nay

Sức khỏe và đời sống

Dịch COVID-19: Hà Nội xác định khâu rà soát, phát hiện là nhiệm vụ hàng đầu

Trong 40 ngày qua, Hà Nội đã có 74 ca dương tính được phát hiện tại cộng đồng. Đây là kết quả của việc quyết liệt thực hiện nghiêm các ý kiến chỉ đạo của Bộ Chính trị, Ban Bí thư, Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ và Ban Chỉ đạo quốc gia.

Thực hiện kết luận của Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc tại cuộc họp Thường trực Chính phủ về công tác phòng, chống dịch COVID-19, chiều 16/4, Chủ tịch UBND thành phố, Trưởng ban Chỉ đạo phòng chống dịch của thành phố Hà Nội Nguyễn Đức Chung đã ký ban hành văn bản số 1371/UBND-KGVX, chỉ đạo Giám đốc các sở, ban, ngành thành phố; Chủ tịch UBND các quận, huyện, thị xã; thủ trưởng các đơn vị thuộc thành phố tiếp tục thực hiện nghiêm Chỉ thị số 16/CT-TTg của Thủ tướng Chính phủ và các văn bản, chỉ thị của thành phố Hà Nội về phòng, chống dịch COVID-19 đến hết ngày 22/4/2020.

Theo báo cáo của Sở Y tế Hà Nội, tính đến ngày 16/4, toàn thành phố có 114 ca mắc (51 trường hợp đã khỏi ra viện, 63 trường hợp đang điều trị). Trong số này, 40 ca được phát hiện tại sân bay hoặc khu cách ly tập trung, chưa về cộng đồng. Trong 74 ca còn lại phát hiện tại cộng đồng, có 13 ca liên quan đến ổ dịch thôn Hạ Lôi, xã Mê Linh, huyện Mê Linh, Hà Nội.

Như vậy, trong 40 ngày qua, Hà Nội đã có 74 ca dương tính được phát hiện tại cộng đồng. Đây là kết quả của việc quyết liệt thực hiện nghiêm các ý kiến chỉ đạo của Bộ Chính trị, Ban Bí thư, Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ và Ban Chỉ đạo quốc gia. Dự báo thời gian tới, với sự vào cuộc mạnh mẽ của cả hệ thống chính trị thành phố, đặc biệt là sự vào cuộc của người dân, Hà Nội sẽ làm chủ được tình hình diễn biến dịch bệnh. Tuy nhiên, hiện vẫn còn các ca dương tính mới phát hiện liên quan đến 2 ổ dịch là Bệnh viện Bạch Mai và thôn Hạ Lôi, đặc biệt là ổ dịch tại thôn Hạ Lôi đang có diễn biến phức tạp, khó lường.

Trước đó, tại phiên họp cùng ngày của Ban Chỉ đạo công tác phòng, chống dịch COVID-19 của thành phố Hà Nội, sau khi nghe Sở Y tế Hà Nội báo cáo tình hình phòng, chống dịch và ý kiến phát biểu của các đại biểu, Chủ tịch UBND thành phố Hà Nội chỉ đạo tiếp tục thực hiện việc phòng, chống dịch với quan điểm “Quyết liệt, chính xác, nhanh chóng, dứt khoát”. Để thực hiện, rất cần sự vào cuộc quyết liệt của cả hệ thống chính trị toàn thành phố, đặc biệt là của người dân đang sinh sống trên địa bàn.

Ông Nguyễn Đức Chung đề nghị UBND các quận, huyện, thị xã và xã, phường, thị trấn tiếp tục quán triệt thực hiện nghiêm Lời kêu gọi của Tổng Bí thư, Chủ tịch nước; chỉ đạo của Ban Bí thư, Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, Ban Chỉ đạo quốc gia, Thành ủy, Ban Chỉ đạo thành phố. Trước mắt, Hà Nội tiếp tục thực hiện Chỉ thị số 16/CT-TTg của Thủ tướng Chính phủ đến hết ngày 22/4. Trong thời gian thực hiện, tùy vào tình hình thực tế, thành phố sẽ có chỉ đạo cụ thể tiếp theo.

Đồng thời, các cấp chính quyền cần tuyên truyền công khai, minh bạch diễn biến dịch trên thế giới, Việt Nam và Hà Nội, để người dân nắm rõ, hiểu đúng tình hình và nhận rõ nguy cơ lây nhiễm vẫn đang tiềm ẩn trên địa bàn. Người dân cần nhận thức được việc khống chế và dập tắt dịch phụ thuộc vào người dân đồng thuận và thực hiện đúng chỉ đạo của chính quyền, hướng dẫn của cơ quan chuyên môn trong công tác phòng, chống dịch.

Chủ tịch UBND thành phố Hà Nội Nguyễn Đức Chung cũng xác định khâu rà soát, phát hiện là nhiệm vụ quan trọng số 1 hiện nay; kêu gọi người dân khi phát hiện sốt, ho, đau họng phải khẩn trương thông tin đến các cơ sở y tế để được lấy mẫu xét nghiệm. Đồng thời, các cơ quan chức năng cần rà soát kỹ từng trường hợp đã được lấy mẫu xét nghiệm (nhanh, RT-PCR), phân loại, thống kê khách quan, sau đó tổng hợp, đối chiếu số liệu với Sở Y tế, Trung tâm Kiểm soát bệnh tật thành phố Hà Nội để đảm bảo chính xác.

Trong thời gian tiếp tục thực hiện Chỉ thị 16/CT-TTg của Thủ tướng Chính phủ, Chủ tịch UBND thành phố Hà Nội chỉ đạo lực lượng Công an thành phố Hà Nội phối hợp với UBND các quận, huyện, thị xã, xã, phường, thị trấn trên địa bàn tăng cường giám sát việc thực hiện, đảm bảo đo thân nhiệt tại các chốt ra, vào thành phố, xử phạt nghiêm các trường hợp không đeo khẩu trang theo quy định. Bên cạnh đó, tiếp tục tích cực tuyên truyền để việc người dân đeo khẩu trang, rửa tay khử khuẩn, sát khuẩn là thói quen trong sinh hoạt hàng ngày, hiện tại cũng như sau này.

Nguyễn Cúc (TTXVN)

Mạng Y Tế
Nguồn: Báo tin tức (https://baotintuc.vn/thoi-su/dich-covid19-ha-noi-xac-dinh-khau-ra-soat-phat-hien-la-nhiem-vu-hang-dau-20200416213326433.htm)

Tin cùng chuyên mục

Tin cùng nội dung

  • Kỹ thuật nội soi mới giúp các bác sĩ phát hiện sớm chứng teo niêm mạc dạ dày gây khó tiêu, chán ăn. Trước đó bệnh hay bị nhầm với viêm dạ dày.
  • Nhiễm Helicobacter Pylori có liên quan tới chứng khó tiêu chức năng. xuất huyết giảm tiểu cầu tiên phát, đái tháo đường týp II, xơ hóa động mạch…
  • “Cho tới giờ phút này, tôi có thể vẽ được bức tranh về cuộc chiến chống ung thư với mảng màu hồng”, GS.BS Nguyễn Chấn Hùng khẳng định.
  • Em được biết, ngôi sao Hollywood Angelina Jolie chấp nhận cắt bỏ bầu ngực để loại trừ nguy cơ ung thư vú có thể di truyền từ gia đình. Trường hợp của em, cả mẹ và dì em đều bị ung thư vú. May mắn phát hiện rất sớm, điều trị ngay từ giai đoạn đầu. Em (nữ, 24 tuổi), muốn tầm soát bệnh thì nên làm các xét nghiệm gì, ở đâu, chi phí là bao nhiêu? Nhờ Mangyte tư vấn giúp. Em cảm ơn nhiều.
  • Chào Mangyte. Xin vui lòng có thể cho tôi một vài địa chỉ phòng khám và số điện thoại liên lạc của những bác sĩ trên địa bàn Hà Nội chuyên về Nhi khoa được không ạ? Xin cảm ơn Mangyte rất nhiều ạ. (Minh Hòa - Long Biên - Hà Nội),
  • Chào Mangyte, Mình ở Thanh Hóa, bố mình bị sỏi mật có chỉ định phải mổ, mình muốn hỏi bệnh viện nào ở khu vực miền Bắc là tốt nhất? chi phí bao nhiêu? Rất mong Mangyte trả lời giúp mình. Cảm ơn. (Cao Thi Tuyen - Thanh Hóa)
  • Chúng tôi ở nước ngoài sắp về nước tìm nhận lại người thân bị thất lạc. Làm sao để biết chính xác đó là em, cháu ruột của mình? Tại TPHCM có nơi nào nhận xét nghiệm huyết thống? Chi phí và tính bảo mật? Cảm ơn Mangyte rất nhiều. Trân trọng! (Nguyễn Quốc Bình, Cộng hòa Liên bang Đức)
  • Tốc độ lắng máu hay tốc độ lắng hồng cầu (erythrocyte sedimentation rate - ESR), protein C phản ứng (C-reactive protein - CRP) và độ nhớt huyết tương (plasma viscosity - PV) là các xét nghiệm máu thường được sử dụng để phát hiện sự gia tăng protein, và là dấu hiệu của viêm.
  • Thấy chiếc taxi không chấp hành hiệu lệnh dừng xe, một chiến sỹ công an phường đứng trước đầu xe đã bị chiếc xe này hất lên nắp capo, chạy một đoạn dài trên phố.
  • Đỗ 2 trường Đại học, một trường Thủ khoa, 1 trường Á khoa, nhưng Trần Văn Cường (THPT Trần Phú - Hà Tĩnh) buồn lo nhiều hơn vui sướng, em còn không dám chắc liệu mình có thể đi học hay không vì gia cảnh quá khốn khó, éo le.
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY