Kinh tế xã hội hôm nay

Dịch Covid-19: Những người giữ nhịp sống bình yên ở khu cách ly

Hình ảnh những người lính áo xanh đeo khẩu trang và mặc đồ bảo hộ, chia ca trực 24/24h đảm bảo an ninh, hàng đêm thức cho dân ngủ đã trở nên quen thuộc.

Bảo vệ các mục tiêu, đảm bảo an ninh trật tự các khu vực hay sự kiện,... không phải là hoạt động xa lạ đối với những cán bộ, chiến sĩ trong lực lượng Công an.

Tuy nhiên, khi đại dịch Covid-19 đang lan rộng với nhiều nguy cơ, đe dọa trực tiếp tới sức khỏe, tính mạng của người dân thì các chiến sĩ Công an những ngày này đang đảm nhiệm thêm nhiệm vụ mới, đó là đảm bảo an ninh trật tự tại các khu vực thực hiện cách ly.

Hình ảnh những người lính áo xanh đeo khẩu trang và mặc đồ bảo hộ, chia ca trực 24/24h đảm bảo an ninh, hàng đêm "thức cho dân ngủ" đã trở nên quen thuộc.

Những "lần đầu tiên"

Giữa tháng 3, Ban Chỉ đạo phòng, chống dịch Covid-19 TP Hà Nội đã quyết định thành lập Khu cách ly tập trung phòng, chống dịch Covid-19 tại Trường Cao đẳng nghề công nghệ cao Hà Nội, thuộc phường Tây Mỗ, quận Nam Từ Liêm và Khu nhà ở cho học sinh, sinh viên Pháp Vân - Tứ Hiệp.

Hà Nội hoàn tất khu cách ly tập trung hơn 2.000 chỗ tại ký túc xá Đại học FPT. (Ảnh: Anh Tuấn/TTXVN)

Thực hiện chỉ đạo, Công an quận Hoàng Mai đã triển khai lực lượng đảm bảo an ninh trật tự phục vụ công tác cách ly, phòng, chống dịch Covid-19 tại tòa nhà A1 cho sinh viên, khu đô thị Pháp Vân - Tứ Hiệp.

"Đây không phải là lần đầu tiên Công an quận Hoàng Mai thực hiện các phương án bảo vệ, nhưng thực hiện nhiệm vụ bảo vệ cách ly phòng, chống dịch bệnh thì là lần đầu tiên" - Đại tá Nguyễn Văn Chiến - Trưởng Công an quận Hoàng Mai chia sẻ.

Công an quận đã huy động hơn 100 cán bộ, chiến sĩ thiết lập 6 chốt kiểm soát và 1 tổ tuần tra quanh khu vực, phối hợp với Bộ Tư lệnh Thủ đô đảm bảo tốt an ninh 24/24h trong suốt quá trình người dân cách ly.

Một cuốn sổ phục vụ cho công tác điểm danh được ghi chép đầy đủ, sau khi bàn giao ca trực, chấm công tác, tổ công tác tiếp theo lại thay phiên làm nhiệm vụ.

Nhớ lại ngày 19/3, các chuyến xe đầu tiên đưa học sinh, sinh viên và khách nước ngoài từ các vùng dịch về nước thực hiện cách ly tại khu vực này.

Đại tá Nguyễn Văn Chiến kể rằng do lượng người và phương tiện đi lại rất lớn, kế hoạch ngày hôm đó thay đổi khiến cường độ làm việc của các lực lượng chức năng rất căng thẳng. Sau một chuyến đi dài, vẻ mệt mỏi cũng như những nỗi lo lắng hiện rõ trên gương mặt nhiều người.

Một số người nước ngoài với ngôn ngữ có sự bất đồng nhưng cán bộ đơn vị đều hiểu rằng những biểu cảm trên khuôn mặt thay lời nói, sẽ giúp họ cảm thấy yên tâm hơn.

Bằng những động tác ký hiệu, họ hướng dẫn người thực hiện cách ly đứng xếp hàng theo đúng quy định và chấp hành theo khuyến cáo của Bộ Y tế nhằm tránh các trường hợp bị lây chéo...

2h sáng, gần 200 trường hợp cách ly tiếp tục được đưa vào Khu nhà ở cho học sinh, sinh viên Pháp Vân - Tứ Hiệp... Khi Công an quận Hoàng Mai phối hợp với Ban Chỉ huy quân sự thành phố và lực lượng y tế tiến hành phân loại, đưa vào các khu nhà thì trời đã rạng sáng.

Tuy nhiên, nhiệm vụ chưa phải đã kết thúc. Với đơn vị phụ trách chốt hôm đó, nỗi lo luôn thường trực như làm thế nào để người thực hiện cách ly không ra khỏi khu vực cách ly và người không có nhiệm vụ không vào khu cách ly.

Đồng thời, các cán bộ, chiến sĩ phối hợp với các lực lượng xử lý đối với các trường hợp không tuân thủ quy định cách ly và trường hợp không có nhiệm vụ cố tình đột nhập trái phép vào khu vực cách ly.

4h sáng, chuông điện thoại của Đại úy Đinh Văn Cường (Công an phường Hoàng Liệt, quận Hoàng Mai) đột ngột reo, đầu dây bên kia là thông tin của một thành viên trong Ban chỉ đạo phòng, chống dịch Covid-19. Một người nước ngoài ở khu cách ly có biểu hiện chống phá, đòi ra khỏi nơi cách ly...

Dù có sự bất đồng về ngôn ngữ nhưng với thái độ vừa kiên quyết, vừa mềm dẻo của kíp trực đã khiến người đàn ông ngoại quốc hiểu ra, tự nguyện chấp hành. Khi công việc hoàn tất thì trời đã sáng rõ.

Suốt một đêm không ngủ, trong khi cả buổi sáng tiến hành dọn dẹp diệt khuẩn, chuẩn bị phương án đảm bảo an ninh trật tự, các cán bộ, chiến sĩ Công an và các thành viên trong đơn vị đều đã thấm mệt nhưng ai cũng ở tư thế sẵn sàng thực hiện nhiệm vụ.

Để người dân yên tâm cách ly

Đại tá Nguyễn Văn Chiến cho biết, khu nhà ở sinh viên có 2 tòa nhà biệt lập với khoảng 500 phòng, dự kiến thực hiện việc cách ly phòng, chống dịch cho khoảng 4.000 người...

Đây là điều kiện thuận lợi để thực hiện việc cách ly nhưng còn đó vẫn là những khó khăn đối với Công an quận Hoàng Mai nói chung và Ban Chỉ đạo phòng, chống dịch Covid-19 nói riêng.

Trong trường hợp số lượng người về đông, việc sắp xếp cũng phải được tính toán một cách khoa học nhằm đảm bảo xử lý các tình huống phát sinh về an ninh trật tự nếu xảy ra; bảo vệ tài sản cũng như giúp họ yên tâm thực hiện cách ly.

Hiện nay, thực hiện chỉ đạo của UBND TP Hà Nội và UBND quận Hoàng Mai, Công an quận Hoàng Mai đã xây dựng phương án chốt vòng ngoài với 6 chốt, đã được phân công và vẽ sơ đồ.

Riêng chốt 5, trước cổng tòa nhà chính, giao cho Công an phường Hoàng Liệt triển khai từ khi ban đầu đến khu kết thúc; 5 chốt còn lại, giao cho 14 phường, mỗi phường một chốt, thay nhau thực hiện nhiệm vụ.

Mỗi chốt có lực lượng gồm 1 cảnh sát, 1 bảo vệ dân phố và dân quân tự vệ. 24/24h, nhiệm vụ các chốt không cho người ở trong ra và người ở ngoài vào. Còn phía bên trong là nhiệm vụ của Ban Chỉ huy quân sự Hoàng Mai và lực lượng y tế.

Đến thời điểm này, ngoài cách ly tập trung, còn có 900 trường hợp cách ly từ F2-F4 cần phải theo dõi, vì vậy, áp lực công việc rất nặng nề.

Song với kế hoạch được tính toán một cách tỉ mỉ, chi tiết, giao nhiệm vụ cụ thể cho từng đơn vị trong việc nắm chắc tình hình, phát hiện sớm các vấn đề phức tạp về an ninh trật tự từ việc triển khai công tác cách ly phòng, chống dịch Covid-19 tại tòa nhà, các vấn đề nảy sinh sẽ được giải quyết kịp thời.

Mạng Y Tế
Nguồn: Kinh tế đô thị (http://kinhtedothi.vn/dich-covid-19-nhung-nguoi-giu-nhip-song-binh-yen-o-khu-cach-ly-379167.html)

Tin cùng nội dung

  • Cùng là những ngày nóng nực nhưng ở Hà Nội và Sài Gòn có rất nhiều điểm khác biệt thú vị.
  • Chủ tịch thành phố yêu cầu dừng việc chặt hạ thay thế cây xanh trên một số tuyến phố để rà soát, phân loại, đưa ra các tiêu chí cụ thể.
  • Chủ tịch UBND thành phố Hà Nội Nguyễn Thế Thảo cho rằng, việc thông tin không đầy đủ khiến người dân hiểu thành phố có một đề án, một chiến dịch chặt hạ hơn 6.700 cây xanh. Đây cũng hoàn toàn không phải là vụ đấu thầu, đấu đá, chặt hạ cây để kiếm chác hay có nhóm lợi ích nào trong đó.
  • Trang mạng của tạp chí sức khỏe Prevention (Mỹ) gần đây đưa ra lịch trình giờ giấc để những người bị chứng mất ngủ có thể cải thiện sức khỏe do thiếu ngủ.
  • Mỗi ngày, có hơn 4.500 người bệnh trên cả nước đang chờ máu tại các bệnh viện, với họ hi vọng sống duy nhất phụ thuộc vào những đơn vị máu được hiến tặng từ người hiến máu tình nguyện.
  • Ngoài 4 tuyến phố hiến máu đã có, thành phố Hà Nội sắp có thêm một tuyến phố hiến máu nữa ở Thụy Khuê, quận Tây Hồ.
  • Chào Mangyte. Xin vui lòng có thể cho tôi một vài địa chỉ phòng khám và số điện thoại liên lạc của những bác sĩ trên địa bàn Hà Nội chuyên về Nhi khoa được không ạ? Xin cảm ơn Mangyte rất nhiều ạ. (Minh Hòa - Long Biên - Hà Nội),
  • Chào Mangyte, Mình ở Thanh Hóa, bố mình bị sỏi mật có chỉ định phải mổ, mình muốn hỏi bệnh viện nào ở khu vực miền Bắc là tốt nhất? chi phí bao nhiêu? Rất mong Mangyte trả lời giúp mình. Cảm ơn. (Cao Thi Tuyen - Thanh Hóa)
  • Thấy chiếc taxi không chấp hành hiệu lệnh dừng xe, một chiến sỹ công an phường đứng trước đầu xe đã bị chiếc xe này hất lên nắp capo, chạy một đoạn dài trên phố.
  • Đỗ 2 trường Đại học, một trường Thủ khoa, 1 trường Á khoa, nhưng Trần Văn Cường (THPT Trần Phú - Hà Tĩnh) buồn lo nhiều hơn vui sướng, em còn không dám chắc liệu mình có thể đi học hay không vì gia cảnh quá khốn khó, éo le.
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY