Sức khỏe và đời sống hôm nay

Sức khỏe và đời sống

Dịch Covid-19: Sàng lọc, cách ly đúng quy định

Tại cuộc họp sáng 26/2 của Ban Chỉ đạo quốc gia phòng chống dịch bệnh viêm đường hô hấp cấp do chủng mới của virus Corona, các chuyên gia đề nghị tiếp tục kiểm soát chặt chẽ đường biên giới, cửa khẩu, kiểm soát người xuất nhập cảnh, kịp thời sàng lọc, cách ly y tế theo quy định.

Sẵn sàng phát hiện, sàng lọc, tập trung điều trị, khoanh vùng dập dịch tại chỗ. Ảnh: Thanh Giang.

Tính tới thời điểm hiện tại, Việt Nam đang thực hiện tốt công tác phòng, chống dịch bệnh. Hiện chúng ta đã chữa khỏi bệnh cho 16/16 trường hợp; đang theo dõi, cách ly 31 trường hợp nghi nhiễm; theo dõi sức khoẻ 5.675 người tiếp xúc với người nghi nhiễm và nhập cảnh từ vùng dịch. Qua 14 ngày, Việt Nam chưa ghi nhận thêm các trường hợp nhiễm Covid-19 mới…

Sáng 26/2, tại phòng khám đa khoa khu vực Quang Hà, huyện Bình Xuyên (Vĩnh Phúc), nam bệnh nhân N.V.V – bệnh nhân cuối cùng trong số 16 ca bệnh SARS-COV-2 đã được xuất viện sau 3 lần xét nghiệm âm tính với virus.

Đại diện Bộ Y tế chính thức thông báo, đến hôm nay hai tỉnh Thanh Hoá, Khánh Hoà đã đủ điều kiện để công bố hết dịch. Tuy nhiên, dù hết dịch tại 2 địa phương, nhưng diễn biến tình hình dịch bệnh trên thế giới còn phức tạp, khó lường. Bộ Y tế nhận định, thời gian tới Việt Nam có thể ghi nhận những trường hợp mắc virus corona chủng mới, nhưng chúng ta đã khởi động toàn bộ hệ thống giám sát y tế, sẵn sàng phát hiện, sàng lọc, tập trung điều trị, khoanh vùng dập dịch tại chỗ.

Trước thực tế ở một số địa phương xuất hiện những biểu hiện chủ quan, lơ là, các ý kiến cho rằng “trong cuộc chiến chống dịch Covid-19, tuy chúng ta đã chiến thắng trận đầu, nhưng nếu chủ quan là tự sát”. Ban Chỉ đạo đề nghị cấp uỷ và chính quyền, hệ thống chính trị các địa phương tiếp tục thực hiện nghiêm các chỉ đạo của Ban Bí thư, Thủ tướng Chính phủ, các bộ ngành trung ương,… về phòng, chống dịch bệnh; thực hiện tốt “hai mũi giáp công” là vừa phòng chống dịch bệnh hiệu quả, vừa bảo đảm phát triển kinh tế-xã hội.

Đối với các trường hợp từ Hàn Quốc đã nhập cảnh vào Việt Nam trong 14 ngày qua (cả người nước ngoài và công dân Việt Nam), Ban Chỉ đạo đề nghị cấp uỷ, chính quyền các địa phương, cơ sở chỉ đạo cảnh sát khu vực, trưởng thôn, tổ trưởng dân phố,… tổ chức theo dõi sức khoẻ, giám sát y tế theo quy định. Tiếp tục thực hiện khai báo y tế bắt buộc đối với người đến từ Hàn Quốc, trong đó cần triển khai thực hiện khai báo điện tử, cũng như thông tin, phổ biến về nghĩa vụ, trách nhiệm cho các hành khách khi đến Việt Nam ngay tại các sân bay của Hàn Quốc.

Phó Giám đốc Sở Y tế Hà Nội Hoàng Đức Hạnh, cho biết, đến 15h ngày 26/2, trên địa bàn thành phố chưa ghi nhận trường hợp nào dương tính với Covid-19. Hiện tại, cộng dồn trên địa bàn thành phố, có 84 trường hợp nghi ngờ nhiễm Covid-19 (cụ thể gồm: 7 trường hợp đến từ Vũ Hán (Trung Quốc), 15 trường hợp đến từ Bình Xuyên (Vĩnh Phúc), 42 trường hợp đến từ các vùng khác của Trung Quốc, 7 trường hợp đến từ Hàn Quốc, 13 trường hợp có tiếp xúc gần với người Trung Quốc, người đi về từ Trung Quốc có biểu hiện nghi ngờ mắc bệnh).

Đã có 81/84 trường hợp có xét nghiệm âm tính, hiện chỉ còn 3 trường hợp đang được cách ly theo dõi chặt chẽ tại bệnh viện. Trong 3 trường hợp này, có 2 trường hợp nghi ngờ mới được phát hiện tại Sơn Tây và ngoại tỉnh, 1 trường hợp ở Đông Anh.

Còn tại Đà Nẵng, ngày 26/2, thành phố này ghi nhận thêm 4 trường hợp người Việt Nam nghi ngờ mắc Covid-19. Tính đến chiều cùng ngày, các bệnh viện của TP này đã cho xuất viện 158/170 người nghi nhiễm Covid-19 kể từ khi dịch bùng phát. Tổng cộng có 118 mẫu xét nghiệm âm tính với Covid-19. Không có trường hợp dương tính. Giám sát y tế tại cộng đồng 28 trường hợp (giảm 10 trường hợp so với ngày 25/2), tất cả đều có sức khỏe bình thường. Trong ngày 26/2, Trung tâm Kiểm soát bệnh tật Đà Nẵng đã giám sát 38 tàu bay, 3 tàu biển với 3.117 người nhập cảnh, trong đó, có 1.174 người phải khai báo y tế.

L.Bình – B. Nguyên

Mạng Y Tế
Nguồn: Đại đoàn kết (http://daidoanket.vn/cac-benh-dich/dich-covid-19-sang-loc-cach-ly-dung-quy-dinh-tintuc460015)

Tin cùng nội dung

  • 70% số trẻ mắc bệnh tay chân miệng khởi phát tại gia đình, ý thức giữ gìn vệ sinh của không ít người dân hiện vẫn đang ở mức báo động.
  • Ngoài sốt phát ban, rubella đang diễn biến phức tạp thì thủy đậu, tay chân miệng cũng đang gia tăng và lây lan nhanh tại Quảng Nam, Đà Nẵng.
  • Tại các trại giam, trại tạm giam, số người đã sử dụng M* t*y, hoạt động M*i d*m và có các hành vi nguy cơ lây nhiễm HIV khác rất cao.
  • Nắm rõ những triệu chứng thường gặp của những căn bệnh lây truyền qua đường T*nh d*c sẽ giúp bạn kịp thời kiểm tra ngay những dấu hiêu bất thường trong cơ thể mình.
  • Sàng lọc sơ sinh là phương pháp can thiệp dự phòng hiệu quả giúp trẻ sinh ra được phát triển thông minh và khỏe mạnh
  • Tần suất mắc ung thư cổ tử cung có xu hướng gia tăng tại Việt Nam. Nếu không có biện pháp can thiệp sàng lọc, dự phòng và điều trị thì trong khoảng 10 năm nữa, tỷ lệ mắc mới và Tu vong do bệnh này sẽ tăng thêm khoảng 25%. Thông tin trên được đưa ra tại Hội thảo sàng lọc ung thư cổ tử cung vừa qua tại Hà Nội.
  • Bất cứ cha mẹ nào cũng mong muốn con mình sinh ra trước tiên phải được lành lặn và khỏe mạnh rồi mới nói tới chuyện đẹp - xấu. Thực hiện sàng lọc trước sinh và sàng lọc sơ sinh giúp cho trẻ sinh ra phát triển bình thường hoặc tránh được những hậu quả nặng nề do dị tật bẩm sinh gây ra,
  • Hầu hết bệnh nhân nhiễm bệnh qua đường T*nh d*c không an toàn, nhưng các bác sĩ vẫn ghi nhận nhiều trường hợp hy hữu mắc bệnh này qua... tay.
  • Bệnh giang mai là một trong số những bệnh lây truyền qua đường T*nh d*c. Bệnh thường không có biểu hiện ở những giai đoạn đầu nên khó chẩn đoán và điều trị.
  • Bộ ba sàng lọc (Triple test) là xét nghiệm máu xác định nồng độ alpha-fetoprotein, human chorionic gonadotropin (hCG) và estriol trong máu mẹ. Kết quả xét nghiệm giúp cho bác sĩ tìm ra những trường hợp em bé có nguy cơ cao hơn bị những dị tật bẩm sinh như hội chứng Down và dị tật ống thần kinh.
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY