Môi trường hôm nay

Ô nhiễm môi trường

Diễn biến dịch COVID-19 tới 6 giờ sáng 24/7

Tính tới 6 giờ sáng 24/7 (giờ Việt Nam), toàn thế giới ghi nhận trên 15,6 triệu ca mắc COVID-19, trong đó trên 635.000 ca Tu vong. Số ca mắc mới không có dấu hiệu giảm, thậm chí còn đạt kỷ lục ở một số nơi.

Hiệp hội Du lịch xông vào cứu ngành du lịch mùa dịch corona

Diễn biến dịch COVID-19 tại Việt Nam

Đến 6 giờ ngày 24/7, Việt Nam không ghi nhận thêm ca mắc mới COVID-19, bước sang ngày thứ 99 không có ca lây nhiễm trong cộng đồng.

Thông tin từ Ban Chỉ đạo Quốc gia phòng chống dịch COVID-19, tổng số trường hợp mắc COVID-19 được chữa khỏi ở nước ta là 365 trên tổng số 412 bệnh nhân COVID-19 (chiếm 88,6% tổng số bệnh nhân).

Việt Nam có tổng cộng 272 ca nhiễm nhập cảnh được cách ly ngay. Tổng số người tiếp xúc gần và nhập cảnh từ vùng dịch đang được cách ly, theo dõi sức khỏe (cách ly) là 10.336 trường hợp.

Về tình hình điều trị, Tiểu ban Điều trị - Ban chỉ đạo Quốc gia phòng cho biết: Tính đến 6 giờ ngày 24/7, trong số 47 bệnh nhân COVID-19 đang điều trị, theo dõi sức khỏe tại các cơ sở y tế, hiện có 4 bệnh nhân có kết quả xét nghiệm âm tính từ 1 - 2 lần với vi rút SARS-CoV-2. Hiện còn 43 bệnh nhân dương tính với COVID-19.

Trước đó, ngày 23/7, Việt Nam thêm 4 ca mắc mới COVID-19, đều là khách nhập cảnh về nước từ Hàn Quốc và Liên bang Nga. Các trường hợp này đều được cách ly ngay sau nhập cảnh, không có ca lây ra cộng đồng.

Diễn biến dịch COVID-19 trên thế giới

Theo trang thống kê worldometers.info, trong vòng 24 giờ qua, thế giới có trên 266.000 ca bệnh và trên 6.000 ca Tu vong, chủ yếu vẫn tập trung ở ba quốc gia “nóng” nhất là Mỹ, Brazil và Ấn Độ.

Đây là ba quốc gia có số ca mắc cao nhất trong 24 giờ qua. Cụ thể là: Mỹ ghi nhận trên 64.000 ca bệnh mới; Brazil có thêm trên 55.000 người mắc COVID-19; còn số ca mắc mới ở Ấn Độ là trên 48.000 ca.

Ba quốc gia này cùng Mexico có số người Tu vong cao nhất thế giới trong 24 giờ qua: Brazil (1.192 ca), Mỹ (1.055 ca), Mexico (790 ca) và Ấn Độ (755 ca).

Việt Nam đang ứng phó rất tốt với virus corona

Trong bối cảnh dịch bệnh phức tạp, Giám đốc chương trình khẩn cấp của Tổ chức Y tế thế giới (WHO) Mike Ryan cho biết giới nghiên cứu quốc tế đang đạt được những bước tiến đầy khích lệ trong việc nghiên cứu bào chế vaccine phòng COVID-19 với một số ít người được thử nghiệm ở giai đoạn cuối. Tuy nhiên, phải tới đầu năm 2021 mới có thể xác định được khi nào những liều vaccine đầu tiên được chính thức đưa vào sử dụng. 

Ông cho biết, các nhà nghiên cứu đã đạt được kết quả đầy hứa hẹn khi một số mẫu vaccine đang trong giai đoạn thử nghiệm thứ 3 và không có mẫu nào thất bại, tức là chúng có khả năng đảm bảo an toàn và khả năng miễn dịch. Những kết quả này sẽ là tiền đề tích cực hướng tơi vaccine phòng COVID-19 được sản xuất hàng loạt và tiêm chủng đại trà cho người dân vào năm 2021.

Theo ông Ryan, WHO đang nỗ lực để đảm bảo việc phân bổ vaccine được thực hiện công bằng. Tuy nhiên, cũng cần lưu ý thực tế là trong khi chờ đợi có được một loại vaccine hiệu quả đối với virus SARS-CoV-2 gây bệnh COVID-19, số bệnh nhân trên toàn thế giới không ngừng gia tăng.

Cùng ngày, hai tập đoàn sản xuất dược phẩm Pfizer Inc của Mỹ và BioNTech của Đức cho biết Chính phủ Mỹ sẽ chi 1,95 tỷ USD để mua 100 triệu liều vaccine phòng COVID-19 do hai tập đoàn bào chế nếu sản phẩm chứng tỏ độ an toàn và hữu hiệu. 

Bác sĩ 29 tuổi hoãn cưới để chống dịch corona đã qua đời

Liên quan tới việc sản xuất vaccine phòng COVID-19, ngày 22/7, Bộ trưởng Y tế Indonesia Terawan Agus Putranto cho biết bộ này đang phối hợp với Bộ Tài chính chuẩn bị ngân sách và nhân lực cho việc sản xuất cũng như quá trình tiêm chủng vaccine phòng chống COVID-19. 

Về tỷ lệ lây nhiễm COVID-19, các nhà nghiên cứu Hàn Quốc phát hiện ra rằng người dân có khả năng mắc bệnh COVID-19 cao hơn từ chính các thành viên trong gia đình so với việc lây nhiễm từ cộng đồng. 

Một nghiên cứu được công bố tại Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa dịch bệnh (CDC) của Mỹ ngày 16/7 vừa qua đã phân tích chi tiết 5.706 bệnh nhân đầu tiên dương tính với virus SARS-CoV-2 gây bệnh COVID-19 và trên 59.000 người từng tiếp xúc với các bệnh nhân này.

Kết quả nghiên cứu cho thấy chỉ có chưa đầy 2% số người tiếp xúc với bệnh nhân không cùng hộ gia đình đã mắc COVID-19, trong khi gần 12% số người tiếp xúc với các ca bệnh là thành viên cùng nhà đã nhiễm virus SARS-CoV-2.

Xét ở khía cạnh nhóm tuổi, tỷ lệ lây bệnh trong cùng gia đình cao hơn khi những người bệnh đầu tiên là thanh thiếu niên hoặc người trong độ tuổi từ 60-70.  

Đồng tác giả công trình nghiên cứu, Giám đốc Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa Dịch bệnh Hàn Quốc (KCDC), Jeong Eun-kyeong, nhận định điều này nhiều khả năng là do các nhóm tuổi trên có thể có tiếp xúc gần với các thành viên trong gia đình nhiều hơn do đây là nhóm tuổi cần được quan tâm, chăm sóc hoặc bảo vệ hơn. 

Mỹ ghi nhận trung bình thêm trên 2.600 ca mắc COVID-19 mỗi giờ. Đây là tốc độ lây nhiễm cao nhất thế giới và tổng số ca mắc tại Mỹ đã lên tới trên 4,1 triệu người.

Tốc độ lây nhiễm dịch COVID-19 đang tăng nhanh tại Mỹ kể từ khi nước này phát hiện ca nhiễm đầu tiên ngày 21/1. Tổng số ca mắc tại đây tăng lên 1 triệu người 98 ngày sau đó, đạt đến 2 triệu người 43 ngày sau và lên tới 3 triệu người 27 ngày sau. Chỉ 16 ngày sau, con số này tăng lên 4 triệu ca với tỷ lệ lây nhiễm 43 ca mới/phút.

Trong số 20 nước trên thế giới bị ảnh hưởng nặng nề nhất do đại dịch, Mỹ xếp thứ hai về số ca mắc tính theo đầu người với mức 120 ca nhiễm/10.000 người, chỉ sau Chile. Xét về số ca Tu vong tính theo đầu người, Mỹ xếp thứ 6 trên thế giới với 143.000 ca Tu vong, tức là 4,4 ca/10.000 người, sau các nước Anh, Tây Ban Nha, Italy, Chile và Pháp.

Ấn Độ ngày 23/7 đã ghi nhận trên 48.000 ca nhiễm SARS-CoV-2. Đây là ngày có số ca mắc COVID-19 cao nhất từ trước tới nay, đưa tổng số người mắc bệnh lên hơn 1,2 triệu, trong đó có trên 30.000 ca Tu vong.

Corona, nỗi sợ hãi và hạnh Vô úy thí

Maharashtra, Tamil Nadu, Delhi và Gujarat là những bang chịu ảnh hưởng nặng nề nhất do đại dịch. Tuy nhiên, số ca mắc COVID-19 tại vùng thủ đô Delhi đã bắt đầu giảm. Nếu trong ngày 23/6, Delhi ghi nhận số ca mắc COVID-19 cao nhất trong một ngày với gần 4.000 ca thì ngày 22/7, con số này giảm xuống còn 1.349 ca. Trong tuần qua, có thời điểm số ca mắc COVID-19 tại Delhi giảm xuống dưới 1.000 ca.

Số ca mắc COVID-19 tại thủ đô Tokyo và một số vùng đô thị ở Nhật Bản đã tăng mạnh kể từ khi nước này dỡ bỏ hoàn toàn tình trạng khẩn cấp vào cuối tháng 5 vừa qua. Trước thực trạng trên, Thị trưởng Tokyo Yuriko Koike đã hối thúc người dân tránh ra ngoài nếu không cần thiết trong 4 ngày nghỉ lễ, bắt đầu từ ngày 23/7. Trước đó, thủ đô Tokyo cũng đã nâng cảnh báo đại dịch lên mức cao nhất.

Hàn Quốc ghi nhận số ca lây nhiễm mới trong cộng đồng cao nhất trong 18 ngày - với 39 trường hợp, trong đó 11 ca tại thủ đô Seoul. Cùng với 20 ca nhiễm mới nhập cảnh trong ngày 22/7, Hàn Quốc có thêm 59 ca nhiễm, nâng tổng số ca mắc COVID-19 tại nước này lên 13.938 ca.

> Xem thêm video: Tu thân theo lời Phật dạy:

Minh Chính (Tổng Hợp)

Mạng Y Tế
Nguồn: Phật giáo (https://phatgiao.org.vn/dien-bien-dich-covid-19-toi-6-gio-sang-24-7-d42738.html)

Tin cùng nội dung

Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY