Theo hướng dẫn chế độ dinh dưỡng cho người mắc covid-19 tại nhà, của bộ y tế, người bệnh covid-19 thường bị mất vị giác hoặc khứu giác, giảm khả năng ăn uống. do vậy, cần bổ sung chế độ dinh dưỡng hợp lý để tránh suy dinh dưỡng.
Nguyên tắc chung về chế độ dinh dưỡng cho người mắc covid-19 mức độ nhẹ và không có triệu chứng, gồm: ăn bình thường với đầy đủ và cân đối các nhóm chất dinh dưỡng bằng đa dạng loại thực phẩm (nếu được) để duy trì thể trạng, thể chất bình thường.
Bổ sung 1-2 bữa phụ như sữa và các chế phẩm từ sữa, đặc biệt khi ăn ít do sốt, ho, mệt mỏi... Ăn tăng cường nhóm thực phẩm giàu protein (thịt, cá nạc, đậu đỗ, hạt các loại) để ngăn ngừa teo cơ và tăng sức đề kháng. Ăn tăng cường trái cây tươi hoặc nước ép trái cây, rau xanh các loại, gia vị (như tỏi, gừng) để tăng cường sức đề kháng. Uống đủ nước (trung bình 2 lít/ngày) hoặc nhiều hơn nếu có sốt, tiêu chảy.
Cha mẹ cần định kỳ theo dõi tình trạng dinh dưỡng của trẻ bằng cân nặng và lượng thức ăn trẻ ăn vào. Chế độ ăn cân đối hàng ngày với 4 yếu tố chính: lipid (lipid động vật và lipid thực vật), vitamin và khoáng chất, thành phần các chất sinh năng lượng (protein, lipid, carbohydrate), protein (protein động vật và thực vật).
Hàng ngày, trẻ phải ăn ít nhất là 5 trong 8 nhóm thực phẩm, gồm: nhóm tinh bột, nhóm sữa và chế phẩm sữa, nhóm dầu mỡ, nhóm rau củ, nhóm thịt cá, nhóm trứng, nhóm các loại hạt, nhóm rau củ màu vàng-xanh thẫm.
Cung cấp đủ nước, đặc biệt nước trái cây tươi, tránh uống nước ngọt công nghiệp. Khuyến khích trẻ 1-2 tuổi sữa công thức tối thiểu 600 ml/ngày (trẻ không có sữa mẹ) và trẻ lớn hơn 2 tuổi 500 ml/ngày sữa công thức, đủ đáp ứng dinh dưỡng cho tăng trưởng và cân bằng dinh dưỡng (không cần bổ sung đa vi chất).
Trường hợp trẻ kém ăn, ăn không đủ lượng theo khuyến nghị, phải `hỗ trợ dinh dưỡng đường uống có đậm độ năng lượng cao (1Kcal/ml) thay thế hoàn toàn hay một phần cho sữa công thức thông thường.
Hạn chế ăn quá nhiều đồ ngọt, hạn chế ăn quá mặn. Theo khuyến nghị, lượng đường <5% tổng năng lượng ăn vào. Tránh thức ăn gây nôn và buồn nôn, thay vào đó nên cho trẻ ăn những khẩu vị trẻ thích, thức ăn dễ tiêu hóa và có giá trị dinh dưỡng cao.
Cha mẹ cần theo dõi tình trạng dinh dưỡng của trẻ định kỳ 3-5 ngày một lần để xác định xem trẻ có khả năng sẽ bị suy dinh dưỡng cấp nặng không. Nếu trẻ có sụt cân từ 1-2% một tuần cần thông báo ngay cho nhân viên y tế để được hướng dẫn thích hợp.
Đánh giá biểu hiện đường tiêu hóa hàng ngày như chán ăn, tiêu chảy, buồn nôn, nôn, đau bụng bởi chúng sẽ làm suy giảm lượng thức ăn và giảm hấp thụ, theo dõi lượng thức ăn trẻ ăn vào mỗi ngày. Nếu lượng thức ăn trẻ ăn vào <70% nhu cầu bình thường so với tuổi, cần tham vấn bác sĩ.
Một em bé mắc covid-19 từng được điều trị tại bệnh viện nhi trung ương. ảnh: bệnh viện cung cấp.
Bên cạnh chế độ dinh dưỡng, những việc cần làm để hỗ trợ, chăm sóc con bị mắc covid-19, là tâm sự, trấn an con, giải đáp thắc mắc và chia sẻ thông tin thực tế về dịch bệnh. trẻ có thể hiểu sai thông tin dẫn đến hoảng sợ. hạn chế gia đình tiếp xúc và nói chuyện về tin tức, sự kiện về covid-19 có thể gây hoang mang, sợ hãi. cố gắng duy trì những thói quen bình thường, sinh hoạt khoa học, lập thời gian biểu cho các hoạt động học tập và nghỉ ngơi hoặc các hoạt động giải trí.
Cha mẹ cần hướng dẫn trẻ các hành động hàng ngày để giảm sự lây lan của mầm bệnh như: rửa tay thường xuyên; sử dụng khăn giấy hoặc khuỷu tay khi ho hoặc hắt hơi, sau đó vứt khăn giấy vào thùng đựng chất thải; tạo điều kiện cho trẻ tham gia các hoạt động giải trí trong phòng cách ly phù hợp như các trò chơi online hay cùng chơi với bố, mẹ...
Với mục tiêu giảm tỷ lệ bệnh nhân covid-19 chuyển nặng khi điều trị tại nhà, quỹ hy vọng phát động chương trình "túi Thu*c f0". mỗi khoản ủng hộ 380.000 đồng tương ứng một túi Thu*c. quý độc giả tham khảo chi tiết tại đây.
Chủ đề liên quan:
covid-19 Phổ biến kiến thức Thường thức về sức khỏe trẻ em mắc Covid-19 túi thuốc F0