Chuyên đề hôm nay

Đo nhiệt độ, không phải ai cũng biết

Khi đo nhiệt độ, phải cho bệnh nhân nằm để tránh rơi vỡ nhiệt kế. Trước khi đo, cần vẩy nhẹ dụng cụ để mức thuỷ ngân xuống 35 độ C...

Tôi hay đo nhiệt độ cho con khi cháu bị sốt và thường đặt nhiệt kế ở nách. Như vậy có đúng kỹ thuật không? Nghe nói có cách đo nhiệt độ ở hậu môn. Vậy nên áp dụng theo phương pháp nào?.

Người ta thường dùng nhiệt kế y học có bầu và cột thuỷ ngân để đo nhiệt độ cơ thể. Các vị trí đo gồm miệng, hố nách và hậu môn. So với nhiệt độ ở hố nách, nhiệt độ ở miệng cao hơn 0,2 độ C và nhiệt độ ở hậu môn cao hơn 0,5 độ C.

Khi đo nhiệt độ, phải cho bệnh nhân nằm để tránh rơi vỡ nhiệt kế. Trước khi đo, cần vẩy nhẹ dụng cụ để mức thuỷ ngân xuống 35 độ C. Nếu đo ở miệng thì đặt bầu của nhiệt kế ở giữa mặt trong má và hàm, không đặt giữa hai hàm răng vì có thể bị cắn vỡ. Cần mím chặt môi, chờ ít nhất 3 phút rồi lấy ra đọc kết quả. Nếu đo ở hố nách thì đặt bầu của nhiệt kế vào giữa hố nách rồi khép cánh tay cho kín nách. Chờ 5 phút mới lấy đọc kết quả.

Sau khi lấy nhiệt độ (nhất là ở hậu môn) phải rửa sạch nhiệt kế, ngâm trong dung dịch sát trùng (như cồn 70 độ) sau đó lau khô và bảo quản. Đối với trẻ em chính xác nhất là lấy nhiệt độ cơ thể qua hậu môn và phải chờ ít nhất 1 phút mới đọc kết quả.

AloBacsi.vn Theo BS Lương Trung Hiếu - VnExpress
Mạng Y Tế
Nguồn: Alo bác sĩ (http://alobacsi.com/do-nhiet-do-khong-phai-ai-cung-biet-n62321.html)

Tin cùng nội dung

Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY