Dinh dưỡng hôm nay

Đồ uống nổi tiếng Ai Cập hóa ra được làm từ loại hoa mọc đầy vỉa hè Việt Nam

Chắc hẳn nhiều người sẽ tiếc rẻ vì hóa ra bấy lâu nay cứ ngó lơ loài hoa này.

Karkade là một thức uống phổ biến ở khắp Ai Cập và các nước lân cận. Vào một ngày nắng nóng, khi người Ai Cập nghĩ đến món thức uống giải khát, nước Karkade mát mẻ, tươi mới là ý tưởng hoàn hảo.

Kể từ thời Ai Cập cổ đại, Karkade đã được coi như một loại nước giải khát để uống trong những dịp đặc biệt như đám cưới, tiệc tùng. Loại nước này có màu đỏ tươi hấp dẫn, khi uống có vị ngọt, thơm và mát. Người Ai Cập còn cho rằng Karkade có tác dụng điều hòa huyết áp, lợi tiểu và là nguồn vitamin C dồi dào cho cơ thể.

Ngày nay, bạn có thể tìm thấy Karkade ở khắp mọi nơi trong Ai Cập hiện đại, từ các nhà hàng cho đến quán cà phê. Các khách sạn ở Ai Cập thì dùng Karkade như một loại nước chào mừng khách đến với Ai Cập. Nhiều người còn đeo bình thủy tinh chứa Karkade theo người khi ra đường.

Nhưng Karkade là nước gì vậy? Có thần kỳ quá không? Không hề bởi công thức để làm ra nó, hóa ra lại từ chính loại hoa mọc đầy vỉa hè và các hàng rào nhà dân ở Việt Nam: Hoa dâm bụt.

Cách làm nước Karkade vô cùng đơn giản và bạn hoàn toàn có thể không cần đến tận Ai Cập xa xôi mà vẫn có thể thưởng thức món nước này ngay tại Việt Nam.

Trước hết, hoa dâm bụt tươi sẽ được hái khỏi cây với lượng khoảng đầy hai lòng bàn tay người lớn, ngắt bỏ phần nhụy rồi rửa hoa thật sạch, để ráo.

Đun một nồi nước sôi rồi đổ vào hoa, để ngấm cho đến khi nước chuyển màu đỏ sẫm. Thêm đường, mật ong với lượng tùy ý.

Một bí quyết nữa của người Ai Cập để nước Karkade có màu đỏ tươi hấp dẫn thay vì đỏ bầm, đó là hòa vào hỗn họp chút nước cốt chanh.

Hỗn hợp sau khi làm có thể uống luôn hoặc cất trong bình, giữ tủ lạnh để uống trong vòng 1 tuần. Không nên để nước Karkade lâu hơn vì nó có thể lên men.

Theo Hà My/Khám phá

Mạng Y Tế
Nguồn: Doanh nghiệp VN (https://doanhnghiepvn.vn/doi-song/do-uong-noi-tieng-ai-cap-hoa-ra-duoc-lam-tu-loai-hoa-moc-day-via-he-viet-nam/20200309091747982)

Tin cùng nội dung

  • Vitamin C đã được biết tới từ lâu là Thu*c làm tăng khả năng miễn dịch cơ thể bao gồm các chức năng của bạch cầu.
  • Dâm bụt, các tỉnh miền Nam gọi là bông bụp, nói ở đây là dâm bụt ta, một loại cây khiêm nhường, thường chỉ được trồng làm hàng rào.
  • TS. Nguyễn Mạnh Nhâm, Chủ tịch Hội Hậu môn Trực tràng cho biết: bệnh trĩ ở nước ta phổ biến đến mức dân gian có câu: thập nhân cửu trĩ tức mười người thì chín người bị trĩ.
  • Theo WHO, bệnh tiêu chảy là một trong 10 nguyên nhân hàng đầu gây Tu vong ở Việt Nam.
  • Trái với suy nghĩ của nhiều người, vitamin C có tác dụng tích cực đối với chứng viêm dạ dày.
  • “Siêu quậy” nhà tôi hay chạy nhảy lắm, cho nên trầy xước, bầm tím là… chuyện thường ở huyện! Tôi đọc báo thấy nước ngoài có loại keo sinh học dùng để dán vết thương, không biết ở Việt Nam có bán loại này chưa? Nếu có thì tốt quá, tôi sẽ mua cho “siêu quậy” dùng dần. Cảm ơn Mangyte! (Hoàng Quân - lehoang…@gmail.com)
  • Tôi là Việt kiều Mỹ thường về Việt Nam. Tôi có thể mua bảo hiểm tại các bệnh viện Việt Nam phòng khi đau ốm bất ngờ không? (Le Van Nam - ongnam…@yahoo.com)
  • Lạnh còn kéo dài tại các tỉnh phía Bắc. Nếu như chống rét không tốt dễ gây nên bệnh tật nhất là người già và trẻ nhỏ.
  • Theo y học cổ truyền, dâm bụt có vị ngọt, tính bình, không độc, có tác dụng thanh nhiệt giải độc, lợi tiểu, an thần,…Dâm bụt (miền Nam gọi là bông bụp), xuyên can bì, là loại cây nhỡ, cao từ 1 - 2m, lá đơn, mọc cách, phiến lá khía răng cưa. Hoa to, màu đỏ hồng, cũng có loại màu trắng hồng, màu vàng, hoa thường mọc ở nách lá hay đầu cành. Cây mọc hoang ở nhiều nơi và được trồng làm cây cảnh, hàng rào và làm Thu*c.
  • Thư ngỏ gửi cộng đồng Việt Nam tại hải ngoại - kêu gọi ủng hộ dự án Y học cùng cộng đồng chia sẻ các bài viết về bệnh tật, bảo vệ sức khỏe.
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY