Ngắm ngẫm nghĩ hôm nay

Độc đáo ngồi thuyền rước nước trong ngày khai xuân chùa Tam Chúc

Ngày12/2 (tức 12 tháng Giêng năm Nhâm Dần), chùa Tam Chúc long trọng tổ chức Lễ Khai xuân, cầu quốc thái dân an, không tổ chức lễ hội. Nhiều nghi thức tâm linh diễn ra trong không khí đậm đặc sắc xuân và trang nghiêm.

Độc đáo múa sư tử mèo ngày xuân ở Lạng Sơn

Chùa Tam Chúc tấp nập khách du xuân ngày đầu năm mới

Thượng tọa thích minh quang, uỷ viên hội đồng trị sự giáo hội phật giáo việt nam, phó trụ trì thường trực chùa tam chúc cho biết, văn hoá việt nam là nền văn minh lúa nước, nên các lễ hội đầu xuân trên cả nước nói chung và chùa tam chúc nói riêng thường xuyên tổ chức rước nước dâng lên cũng phật, cúng thánh để cầu nguyện cho năm mới quốc thái dân an, mưa thuận gió hoà, mọi người được bình an, năm mới hạnh phúc.

Do tình hình dịch bệnh COVID-19, Ban Tổ chức không tổ chức các hoạt động phần hội, chỉ tổ chức các nghi lễ tâm linh khai hội với các nghi lễ chính. Đây là một sự kiện văn hóa, tôn giáo quan trọng vào dịp Tết đến, Xuân về, nhằm giới thiệu, quảng bá với du khách trong và ngoài nước những giá trị văn hóa, truyền thống của dân tộc, nét độc đáo tại lễ hội, cũng như bảo tồn, phát huy giá trị văn hóa của địa phương.

Hình ảnh rước nước trong ngày khai xuân chùa Tam Chúc:

Chùa Tam Chúc (Hà Nam) được mệnh danh là ngôi chùa lớn nhất Việt Nam, xây dựng trên nền ngôi Tam Chúc cổ tự, với niên đại hơn 1.000 năm. Ngày 12/2, chùa Tam Chúc (Hà Nam) tổ chức lễ khai xuân với nghi lễ rước nước thu hút đông đảo người dân tham gia.
Đoàn rước nước sẽ đi thuyền rồng ra giữa hồ, nơi có cắm một cây nêu, đi quanh cây nêu 3 vòng và mang nước từ đó lên chùa Ngọc. Nước được lấy ở nơi sâu nhất trong lòng hồ và là nguồn nước sạch nhất.
Đoàn rước gồm vài chục thuyền và hàng trăm người tham gia.
Hai thuyền rồng đi đầu tiến thẳng tới vị trí cắm cây nêu giữa hồ, gần đình Tam Chúc cổ.
10 chiếc bình gốm được lấy đầy nước và đặt trên 5 thuyền hoa.
Nước để thực hiện nghi lễ được lấy từ hồ rộng gần 1.000 ha trước chùa.
Thượng tọa Thích Minh Quang, Phó trụ trì chùa Tam Chúc cho biết, rước nước chùa Tam Chúc là lễ hội truyền thống trong vùng.
Nhà chùa cùng người dân dâng nước lễ Phật, lễ Thánh cầu cho một năm mới mưa thuận gió hòa, mùa màng bội thu, cuộc sống bình an, hạnh phúc.
Mỗi chiếc bình dâng vào các địa điểm như: Tam Quan Nội, Điện Quán Âm, Điện Giáo Chủ, Điện Tam Thế, Chùa Ngọc.
Tại Điện Tam Thế, các nghi thức thắp hương, dâng nước, cầu quốc thái dân an.
Đông đảo người dân, phật tử từ khắp nơi có mặt hòa vào đoàn rước, rồi dự lễ dâng hương.

Ngày xuân vui múa gậy sênh tiền - điệu múa cổ độc đáo của dân tộc Mông

Người múa cầm gậy sênh tiền vừa múa, vừa vuốt các đồng xu và di chuyển vô cùng khéo léo để gậy chạm nhẹ vào cơ thể như tay, chân, vai khi đó các đồng xu sẽ phát ra những âm thanh rất vui nhộn, nhịp nhàng.

Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc chúc Tết Nguyên đán Nhâm Dần 2022

Chủ tịch nước chúc mọi gia đình Việt Nam có những ngày Tết vui vẻ, đầm ấm và an toàn. Xin chúc mỗi người dân Việt Nam, đồng bào ta Năm mới Nhâm Dần 2022 bình an, mạnh khỏe, thành công và hạnh phúc.

Mạng Y Tế
Nguồn: Thời đại (https://thoidai.com.vn/doc-dao-ngoi-thuyen-ruoc-nuoc-trong-ngay-khai-xuan-chua-tam-chuc-163014.html)

Tin cùng nội dung

  • Cán bộ, công chức không được đi lễ hội trong giờ hành chính, không dùng xe công đi hội, không liên hoan ảnh hưởng đến thời gian làm việc.
  • Cán bộ, công chức không được đi lễ hội trong giờ hành chính, không dùng xe công đi hội, không liên hoan ảnh hưởng đến thời gian làm việc.
  • Tết đến nhà nào cũng vậy, trên bàn ăn đầy ắp những món ăn Việt, Tây, Tàu... Không ai có thể cưỡng lại được sức quyến rũ của thức ăn, nhất là trong những ngày này. Vì vậy, là phụ nữ trong gia đình, người nội trợ khéo léo luôn tìm cho gia đình mình những loại thức ăn thật an toàn, bổ dưỡng nhưng không làm tăng trọng lượng cơ thể để các thành viên trong gia đình có sức khỏe về thể chất và tinh thần cùng nhau du xuân.
  • Lễ hội Trung thu của thành phố Phan Thiết (Bình Thuận) đã được sách kỷ lục Guiness công nhận là lễ hội rước đèn lớn nhất Việt Nam.
  • Vẫn có hiện tượng người dân xé rào vượt đồi lên đền Trung. Tuy nhiên,năm nay tại những lối đó, ban tổ chức đã chăng lưới thép B40. Đặc biệt, trong ngày Giỗ Tổ Hùng Vương, luôn có lực lượng đứng chốt tại khu vực này hướng dẫn, ngăn cản người dân không tự xé rào.
  • Môi trường ẩm ướt do mưa xuân là điều kiện thuận lợi cho nấm mốc phát triển trong thực phẩm, gây hư hỏng ...
  • Để đảm bảo tối đa an ninh dịp lễ hội, Khu di tích Đền Hùng cấm du khách, kể cả phóng viên đài báo, sử dụng các thiết bị chụp ảnh, ghi hình từ trên không (flycam).
  • Cũng như các địa phương khác trên cả nước, sau Tết Nguyên đán, nhân dân các dân tộc ở Lâm Ðồng lại rộn ràng bước vào mùa lễ hội.
  • Ở nơi thâm sơn cùng cốc (Lỗ Sơn, Tân Lạc, Hòa Bình) đang gìn giữ lễ hội đánh cá hết sức độc đáo.
  • Nhằm tăng cường công tác bảo đảm chất lượng, an toàn thực phẩm trong dịp mùa lễ hội Xuân năm 2015, Cục An toàn thực phẩm - Bộ Y tế đã đưa ra 10 nguyên tắc bảo đảm an toàn thực phẩm đối với cửa hàng ăn uống phục vụ lễ hội
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY