Mẹo vặt về sức khỏe hôm nay

Độc quyền mẹo hay giúp giảm chứng ngủ ngáy ngay bạn chưa biết

Để giảm chứng ngủ ngáy cho người bị béo phì, để điều trị vấn đề trên bạn nên có một chế độ giảm cân khoa học, giảm stress và giữ tinh thần thoải mái.
Ngủ ngáy thực sự gây không ít phiền toái trong sinh hoạt hàng ngày cho nhiều người. Những ai có lỗ thông khí hẹp thì sẽ gây ra tiếng rung lắc ở các mô mềm và đây cũng là lí do của việc ngủ ngáy. Giảm chứng ngủ ngáy sẽ là điều mà Khỏe Đẹp muốn chia sẻ hôm nay!

Để giảm chứng ngủ ngáy, trước tiên hãy tìm hiểu nguyên nhân gây ra chứng bệnh này.

Nguyên nhân dẫn đến ngủ ngáy

Để biết được làm sao giảm chứng ngủ ngáy hiệu quả, hãy học về nguồn gốc của căn bệnh. Sự rung động của các mô mềm và cơ cấu thành nên đường hô hấp trên là nguyên nhân của yếu của chứng ngủ ngáy. Ngủ ngáy cũng là triệu chứng của bệnh ngừng thở khi ngủ (OSA). Bệnh này xảy ra khi các cơ cổ họng co giãn quá mức và chặn đường hô hấp, gây ra tiếng ngáy khi ngủ và làm giảm độ bão hòa ôxy máu, sau đó gây ngừng thở.

Khỏe Đẹp xin lưu ý, nếu bạn không ngại hãy dùng ngay 4 loại mặt nạ ngủ ban đêm để vừa giúp làn da sạch trắng mà còn giúp giấc ngủ ngon hơn sâu hơn nhé.

  1. Người mắc bệnh béo phì có thể dẫn đến ngủ ngáy vì các chất béo có xu hướng lắng đọng ở xung quanh cổ gây chèn ép các mô mềm ở hốc miệng làm cản trở khí lưu thông.
  2. Ngủ nằm sấp làm cho sự giãn ra của cơ quai hàm bị hạn chế và bạn phải thở bằng miệng, các mô và khí quản bị chèn ép gây ra ngáy.
  3. Hormone tuyến giáp thấp cũng liên quan đến bệnh ngủ ngáy. Và hội chứng u nang buồng trứng cũng khiến phụ nữ còn trẻ ngủ ngáy.
  4. Tuổi tác và giai đoạn mãn kinh ở phụ nữ khiến mức độ estrogen bị giảm xuống, ảnh hưởng đến hô hấp và làm tăng cường độ ngáy trong khi ngủ. Hormone thay đổi trong thời kì mang thai có thể tạo ra sự sung huyết (tắc nghẽn) ở mũi và họng. Viêm mũi do cảm lạnh hay dị ứng mũi cũng làm hẹp lỗ thông, nhiều nhầy, khó thở dẫn đến ngủ ngáy.
  5. Rượu, Thu*c và Thu*c giảm đau làm tăng độ giãn các cơ ở họng và làm giảm sự hô hấp. Hút Thu*c lá làm sưng các mô trong mũi cũng là nguyên nhân gây ngủ ngáy.

Phòng ngừa bệnh ngủ ngáy

Để tránh ngủ ngáy thì điều quan trọng là bạn phải có giấc ngủ tốt và đủ sâu.

Điều trị

Bây giờ hãy cùng thực hiện những bài tập với lưỡi giúp giảm chứng ngủ ngáy

Bài tập giúp giảm ngủ ngáy

Bằng việc thực hiện 6 bài tập dưới đây của các nhà nghiên cứu từ Trường American College of Chest Physicians and Vanessa Leto, những người mắc chứng ngủ ngáy đã có tiến bộ rõ rệt, mức độ thường xuyên của cơn ngáy tới 36% và giảm cường độ âm thanh 59%:

  1. Đẩy đầu lưỡi lên vòm miệng và kéo ngược về sau 20 lần.
  2. Hút lưỡi lên phía trên vòm miệng 20 lần.
  3. Vừa đẩy cuống lưỡi xuống vừa giữ đầu lưỡi chạm vào mặt trong của răng trước 20 lần.
  4. Nâng ngạc mềm và lưỡi gà lên 20 lần.
  5. Dùng ngón trỏ đẩy vào cơ vùng má ra ngoài 10 lần mỗi bên.
  6. Khi ăn, nhai thức ăn cho thật nhuyễn rồi đưa lưỡi lên vòm miệng khi nuốt thức ăn xuống mà không siết chặt cơ vùng má.
Thử áp dụng 6 bài tập này sau khi đánh răng hoặc trong thời gian rảnh và nhớ thực hiện đều đặn, liên tục mỗi ngày để đạt hiệu quả tối ưu.

Hãy bổ sung ngay các mẹo hay giảm chứng ngủ ngáy cực hay của Khỏe Đẹp nhé!


Nguồn: Internet.
Mạng Y Tế
Nguồn: Khỏe đẹp (http://www.khoedep.vn/meo-hay-giup-giam-chung-ngu-ngay/)

Tin cùng chuyên mục

Tin cùng nội dung

Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY