Mẹo vặt về sức khỏe hôm nay

Đối phó đúng cách khi bị sốt

Sốt là một triệu chứng thường gặp của nhiều bệnh, đặc biệt là sốt do nhiễm virut.

Việc nắm được một số kiến thức cơ bản về sốt là rất cần thiết để mọi người tự tin hơn trong chăm sóc sức khỏe bản thân và gia đình.

Sốt là một triệu chứng phổ biến trên lâm sàng. Gọi là sốt khi thân nhiệt trên 37,5 độ C nếu cặp ở miệng hoặc nhiệt độ đo ở hậu môn trên 38 độ C.

Thông thường, nhiệt độ cơ thể của người thay đổi khi vận động nhiều như chạy, nhảy hoặc trẻ em lúc đùa nghịch. Đặc biệt, trẻ em rất hay nhưng không phải tất cả sốt đều nguy hiểm.

Ngoài ra, sốt không phải là bệnh. Đó là triệu chứng của nhiều nguyên nhân, chủ yếu là do virut hoặc nhiễm khuẩn. Bên cạnh đó, sốt cũng có thể do dị ứng với Thu*c, ở trẻ em còn có thể sốt do mọc răng hay sau chích ngừa vắc-xin...

Khi bị sốt, có thể gặp các triệu chứng sau: rét run, gai lạnh, khát nước, da đỏ, nóng, ẩm. Nếu sốt cao có thể bị rối loạn ý thức như mất định hướng, mê sảng, co giật.

Khi trẻ bị sốt, cần chườm mát để hạ sốt.

Khi người bệnh sốt dưới hoặc bằng 39 độ C, ở trẻ em thì vẫn ăn và chơi bình thường, trong khoảng thời gian 2 ngày đầu, có thể điều trị cho người bệnh tại nhà bằng phương pháp vật lý như: Cho bệnh nhân ở nơi thoáng mát, có thể trong nhiệt độ điều hoà từ 25 - 28 độ, mặc quần áo thoáng, thấm mồ hôi, uống nhiều nước, lau người, hoặc tắm bằng nước ấm...

Dùng Thu*c hạ sốt khi người bệnh sốt trên 38,5 độ C. Thu*c thường được sử dụng an toàn là paracetamol liều 10 - 15mg/kg/lần, có thể dùng lần tiếp theo sau 4 - 6 giờ.

Cần đưa người bệnh đến bệnh viện khi: Bệnh nhân sốt cao > 39 độ C không giảm được nhiệt độ khi điều trị bằng Thu*c hạ sốt và các phương pháp vật lý phối hợp. Hoặc sốt rất cao >= 41 độ C. Ở trẻ em, cần đặc biệt chú ý khi có các dấu hiệu bất thường như: bỏ bú, quấy khóc nhiều, không chơi, sốt li bì, co giật, sảng, thở nhanh, thở khó, tiêu chảy, phân có nhày máu... Bệnh nhân sốt trên 2 ngày.

Khi bệnh nhân đang lên cơn sốt: Để người bệnh nằm ở nơi thông thoáng khí, không có gió lùa và hạn chế nhiều người vây quanh.

Đo nhiệt độ: Có thể đặt nhiệt kế ở dưới nách hoặc ở hậu môn của bệnh nhân. Nhiệt kế phải được giữ trong nách ít nhất 3 phút, cánh tay của bệnh nhân áp sát vào ngực.

- Nếu thân nhiệt của người bệnh không quá 39 độ C: Bệnh nhân cần được cởi quần áo ấm, mặc thoáng mát, không đắp chăn. Đặc biệt, theo dõi nhiệt độ của người bệnh thường xuyên, cứ khoảng 1-2 giờ đo 1 lần.

Chườm mát để hạ sốt bằng cách: lau người hoặc tắm cho người bệnh bằng nước ấm. Dùng khăn bông mềm, sạch, nhúng vào chậu nước ấm, vắt hơi ráo rồi lau lên khắp thân mình, nhất là các vị trí như nách, bẹn, chờ bốc hơi thì lau tiếp cho tới khi thân nhiệt hạ xuống dưới 38 độ C, mặc lại quần áo cho người bệnh. Cần phải theo dõi nếu thân nhiệt lại tăng thì lại chườm tiếp.

Nếu thân nhiệt bệnh nhân từ 39 độ C trở lên: Cần uống Thu*c hạ sốt paracetamol theo đúng liều lượng, cân nặng và khoảng cách giữa 2 lần uống Thu*c ghi trong hướng dẫn sử dụng. Nếu bệnh nhân buồn nôn, không uống được Thu*c thì có thể dùng viên đạn nhét hậu môn.

Cho người bệnh uống nhiều nước, nếu ở trẻ còn bú thì cho bú nhiều hơn. Bù nước và điện giải cho bệnh nhân bằng oresol theo đúng hướng dẫn sử dụng.

Cho bệnh nhân ăn uống bình thường bằng các loại thức ăn lỏng, dễ tiêu như cháo, súp..., uống thêm các loại nước hoa quả như cam, chanh...

BS. Nguyễn Văn Hải

Mạng Y Tế
Nguồn: Sức khỏe đời sống (https://suckhoedoisong.vn/doi-pho-dung-cach-khi-bi-sot-n157391.html)
Từ khóa: bị sốt

Chủ đề liên quan:

bị sốt

Tin cùng chuyên mục

Tin cùng nội dung

  • Năm nào cũng vậy, khi thời tiết chuyển mùa rất nhiều trẻ em bị sốt virut nguyên nhân là do thời tiết nắng mưa thất thường để các loại virut gây bệnh phát triển mạnh; đối với trẻ em, sức để kháng còn yếu nên đây là thời điểm bé rất dễ mắc bệnh hơn người lớn.
  • Sốt là một triệu chứng thường hay gặp nhất ở trẻ em và là một trong những nguyên nhân hàng đầu khiến phụ huynh lo lắng. Bình thường thân nhiệt ở trẻ dao động từ 36,8 độ C đến 37,3 độ C.
  • Rất nhiều người khi bị sốt xuất huyết đã tự ý mua Thuốc điều trị tại nhà. Điều đó đã dẫn tới những hệ lụy như làm bệnh nặng hơn, mất cơ hội để được chữa bệnh kịp thời và còn bị tai biến do Thuốc...
  • Các triệu chứng nặng: sốc là một diễn tiến nặng của bệnh sốt xuất huyết. Sốc thường xảy ra từ ngày thứ 3 - 6 của bệnh. Vì vậy, trong những ngày này trẻ cần được theo dõi kỹ để phát hiện kịp thời
  • Sốt thường là dấu hiện ban đầu báo hiệu trẻ đang bị bệnh hoặc đang gặp vấn đề nào đó về sức khỏe. Khi thấy trẻ bị sốt, hầu hết các bậc phụ huynh đều tỏ ra rất lo lắng, lúng túng trong việc xử trí và chăm sóc trẻ bị sốt tại nhà.
  • Sốt thường là dấu hiện ban đầu báo hiệu trẻ đang bị bệnh hoặc đang gặp vấn đề nào đó về sức khỏe. Khi thấy trẻ bị sốt, hầu hết các bậc phụ huynh đều tỏ ra rất lo lắng, lúng túng trong việc xử trí và chăm sóc trẻ bị sốt tại nhà.
  • Thời tiết nóng ẩm, ngột ngạt cộng với mưa nhiều như hiện nay là điều kiện thuận lợi cho dịch sốt xuất huyết có nguy cơ bùng phát.
  • Người cao tuổi (NCT) do đặc điểm S*nh l* có nhiều thay đổi nên mọi chức năng của cơ thể cũng thay đổi theo và đặc biệt là dễ mắc các bệnh hơn. Các bệnh của NCT cũng rất dễ liên quan với nhau nhất là khi họ sốt.
  • Khi thời tiết thay đổi người cao tuổi, do đặc điểm S*nh l* có nhiều thay đổi, hệ miễn dịch hoạt động kém hiệu quả dễ mắc một số bệnh như nhiễm khuẩn tại đường hô hấp, tiêu hóa…
  • Sốt là một dấu hiệu của nhiều tình trạng khác nhau, bao gồm cả nhiễm trùng. Nhiệt độ bình thường của bạn có thể khác chút ít so với nhiệt độ cơ thể trung bình (98,6oF hay 37oC).
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY