Sức khỏe hôm nay

Xác định và cách nhận biết trẻ bị sốt

Sốt thường là dấu hiện ban đầu báo hiệu trẻ đang bị bệnh hoặc đang gặp vấn đề nào đó về sức khỏe. Khi thấy trẻ bị sốt, hầu hết các bậc phụ huynh đều tỏ ra rất lo lắng, lúng túng trong việc xử trí và chăm sóc trẻ bị sốt tại nhà.
Nếu việc xử trí và chăm sóc trẻ bị sốt không đúng cách đôi khi có thể gây hại đến sức khỏe của trẻ.

Chính vì lý đó, phụ huynh cần biết những thông tin quan trọng về sốt ở trẻ em để có cách chăm sóc trẻ sốt “đúng” và “phù hợp” hơn giúp trẻ mau chóng lành bệnh. Đó cũng là mơ ước chính đáng của các bậc phụ huynh.

Sốt là một triệu chứng rất thường gặp ở trẻ em, đặc biệt là trẻ nhỏ. Bình thường nhiệt độ của cơ thể con người nằm trong khoảng từ 36,5 - 37,50C. Về mặt sinh học, trẻ em cũng có nhiệt độ như người lớn nhưng ở trẻ do trung tâm điều hòa thân nhiệt chưa hoàn chỉnh nên dễ bị sốt và sốt cao.

Khi nhiệt độ cơ thể trẻ vượt quá 37,50C (đo ở vùng nách) mới được gọi là sốt. Nhưng trẻ chỉ được dùng Thu*c hạ sốt khi thân nhiệt tăng lên từ 38,5 - 390C.

Những trường hợp trẻ sốt dưới 38,50C, cha mẹ chỉ cần đắp khăn thấm nước ấm, cho trẻ nằm nơi thoáng mát, tránh không cho trẻ mặc nhiều quần áo, thường xuyên lau mồ hôi cho trẻ và đặc biệt cần bổ sung đầy đủ lượng nước uống cho trẻ. Sốt là phản ứng có lợi chống lại sự phát triển của vi khuẩn cũng như những tác nhân gây bệnh khác, tuy nhiên sốt cao có thể gây co giật.

Cha mẹ có thể nhận ra trẻ đang bị sốt bằng cách sờ ở bụng hoặc nách của trẻ thấy nóng. Phụ huynh cũng có thể nhìn thấy môi và má trẻ đỏ hơn bình thường. Mắt trẻ không còn linh hoạt, cử chỉ lừ đừ, trẻ có thể bị lạnh run, tăng tiết mồ hôi.

Chính xác nhất cha mẹ nên đo thân nhiệt của trẻ để xác định được tình trạng sốt hiện tại của trẻ (sốt nhẹ hoặc sốt cao), dựa vào phân loại sốt ở trẻ thường dùng dưới đây:

- Khi nhiệt độ từ 37,5 - 38,50C là sốt nhẹ.

- Khi nhiệt độ từ 38,5 - 390C là sốt vừa.

- Khi nhiệt độ từ 39 - 400C là sốt cao.

- Khi nhiệt độ >400C là sốt rất cao.

trẻ bị sốt ra ngày 27/8/2015

Mạng Y Tế
Nguồn: Nguồn Internet (news-xac-dinh-va-cach-nhan-biet-tre-bi-sot-16498.html)

Tin cùng nội dung

  • Cấu tạo cơ thể con người với hơn 70% là nước, nên các tế bào cũng chịu một lực hút của mặt trăng trong những ngày này nhiều hơn, thậm chí nhiều nghiên cứu cho thấy hoạt động của hệ thống tuần hoàn bị thay đổi.
  • Sữa và bánh mỳ có thể hành hạ bạn đến khổ sở nếu ăn nhiều, bởi chúng nằm trong danh sách những thực phẩm gây táo bón kéo dài.
  • Dinh dưỡng trong mì tôm chủ yếu là cung cấp bột và đạm thực vật. Nếu ăn mì thường xuyên sẽ mất cân bằng dinh dưỡng gây ảnh hưởng nghiêm trọng cho sức khỏe.
  • Ngoài vai trò là gia vị quen thuộc trong các món ăn, hành còn là phương Thu*c tại gia với nhiều tác dụng bất ngờ như hạ sốt, giảm sưng, trị vết côn trùng đốt.
  • Có nhiều bộ phận của thịt gà và món ăn kèm được nhiều người yêu thích nhưng lại tiềm ẩn nhiều nguy cơ gây hại cho sức khỏe.
  • Thời tiết nóng ẩm, ngột ngạt cộng với mưa nhiều như hiện nay là điều kiện thuận lợi cho dịch sốt xuất huyết có nguy cơ bùng phát.
  • Tình trạng bạo lực ở giới trẻ, gây không ít quan ngại cho các bậc phụ huynh và cộng đồng. Những trận ức hiếp bạn trang lứa ngày càng nhiều, và hình thức gây hấn cũng càng nham hiểm và nguy hại hơn. Vì sao những thanh thiếu niên này lại chọn gây hấn, thay vì ôn hòa và thù ghét, thay vì tử tế?
  • Người cao tuổi (NCT) do đặc điểm S*nh l* có nhiều thay đổi nên mọi chức năng của cơ thể cũng thay đổi theo và đặc biệt là dễ mắc các bệnh hơn. Các bệnh của NCT cũng rất dễ liên quan với nhau nhất là khi họ sốt.
  • Khi thời tiết thay đổi người cao tuổi, do đặc điểm S*nh l* có nhiều thay đổi, hệ miễn dịch hoạt động kém hiệu quả dễ mắc một số bệnh như nhiễm khuẩn tại đường hô hấp, tiêu hóa…
  • Sốt là một dấu hiệu của nhiều tình trạng khác nhau, bao gồm cả nhiễm trùng. Nhiệt độ bình thường của bạn có thể khác chút ít so với nhiệt độ cơ thể trung bình (98,6oF hay 37oC).
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY