Bệnh truyền nhiễm hôm nay

Dấu hiệu nhận biết trẻ bị sốt xuất huyết

Thời tiết nóng ẩm, ngột ngạt cộng với mưa nhiều như hiện nay là điều kiện thuận lợi cho dịch sốt xuất huyết có nguy cơ bùng phát.
Khi trẻ có biểu hiện nóng, sốt cao đột ngột và kéo dài cùng những chấm xuất huyết ngoài da, chảy máu cam, chảy máu nướu răng… nghĩa là con bạn đang bị sốt xuất huyết. Cha mẹ cần đề phòng ở đối tượng trẻ nhỏ vì chúng chưa có ý thức phòng tránh căn bệnh này.

Sốt xuất huyết là căn bệnh truyền nhiễm nhanh chóng do muỗi vằn gây ra, thường gặp ở trẻ em dưới 15 tuổi. Bệnh rất nguy hiểm vì tốc độ lan truyền chóng mặt khiến bùng phát thành dịch và có thể gây Tu vong, đặc biệt là ở trẻ em.

Mùa mưa từ tháng 6 đến tháng 11 hàng năm thường là thời điểm dịch bệnh này phát triển mạnh nhất.

Để phòng chống căn bệnh này cho trẻ nhỏ, cha mẹ cần chú ý phòng và diệt muỗi trong và xung quanh nhà; cho trẻ mặc áo dài tay; ngủ mắc màn kể cả ban ngày; làm rèm che các cửa để hạn chế muỗi xâm nhập vào nhà; ùng nhang trừ muỗi trong những giờ muỗi thường cắn nhất (sáng sớm và chiều tối)…

Đồng thời, dọn dẹp nhà cửa gọn gàng, sạch sẽ không treo quần áo bừa bãi có tác dụng làm giảm bớt chỗ trú ngụ của muỗi; dùng bình xịt muỗi loại nhỏ tại nhà…

Khi thấy trẻ có biểu hiện nóng sốt, sốt cao đột ngột, kéo dài liên tục trong 2-7 ngày liền, khó làm hạ sốt; xuất hiện các chấm xuất huyết ngoài da, chảy máu cam, chảy nướu răng, vết bầm trên da… là các triệu chứng cho thấy trẻ đã bị sốt xuất huyết.

Trường hợp nhẹ, cha mẹ có thể chăm sóc trẻ tại nhà bằng cách hạ sốt, dùng Thu*c Paracetamol. Tuyệt đối không dùng Aspirin vì có thể gây thêm xuất huyết hoặc cạo gió.

Đồng thời, cho trẻ uống nhiều nước, nước trái cây hoặc dung dịch Oresol, cho ăn nhẹ cháo, súp, sữa…

Cha mẹ nên chú ý đến các biểu hiện của trẻ, phải đưa trẻ đi BV ngay khi trẻ có các dấu hiệu nặng như vật vã, li lì, đau bụng, ói mửa (nôn) tay chân lạnh.

Theo Đông Bích - Lao động

Mạng Y Tế
Nguồn: Nguồn Internet (news-dau-hieu-nhan-biet-tre-bi-sot-xuat-huyet-9884.html)

Tin cùng nội dung

  • Bầm mắt có xảy ra do chảy máu bên dưới vùng da quanh mắt. Đôi khi bầm mắt còn là dấu hiệu của một chấn thương khác trên diện rộng hơn, có thể là cả nứt sọ
  • Sốt là một dấu hiệu của nhiều tình trạng khác nhau, bao gồm cả nhiễm trùng. Nhiệt độ bình thường của bạn có thể khác chút ít so với nhiệt độ cơ thể trung bình (98,6oF hay 37oC).
  • Thay vì bán thẻ bảo hiểm y tế (BHYT) riêng lẻ, nay người dân muốn mua BHYT phải mua theo hộ gia đình.
  • Người đối diện có thể thấy rõ cúp áo ngực mấp mô sau lớp áo phông của bạn; luôn thấy có vết lằn áo trên da, dây áo hay bị rơi khỏi vai... là lúc bạn nên thay áo lót.
  • Cây đại ngải còn có tên khác là đại bi, từ bi xanh, bơ nạt. Người Tày gọi là phặc phả, người Thái gọi là co nát. Là loại cây nhỏ, cao khoảng 1 - 3m, thân phân cành ở phía ngọn, nhiều lông.
  • Sốt là hiện tượng tăng thân nhiệt, đây là triệu chứng thường gặp của nhiều bệnh lý toàn thân và xuất hiện ở nhiều loại bệnh khác nhau gây nên rối loạn điều hòa thân nhiệt làm phá vỡ sự cân bằng giữa sinh nhiệt và thải nhiệt của cơ thể.
  • Sứa và các món ăn từ sứa như canh sứa, nộm sứa rất quen thuộc trong sổ tay ẩm thực của những người sành ăn. nhưng tác dụng chữa bệnh của con sứa thì nhiều người còn chưa biết.
  • Kế hoạch hóa gia đình theo phương pháp tự nhiên là phương pháp xác định thời điểm có thể quan hệ T*nh d*c mà không thể có thai
  • Sốt ở trẻ em. Nguyên nhân gây sốt là gì? Sốt sẽ kéo dài bao lâu? Tôi làm gì để chăm sóc khi trẻ bị sốt? Khi nào tôi nên gọi điện thoại bác sĩ nếu trẻ bị sốt?
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY