Môi trường hôm nay

Ô nhiễm môi trường

Đốt rơm rạ không chỉ ô nhiễm mà còn tiềm ẩn nhiều nguy cơ

Cùng với việc thu hoạch cho vụ lúa xuân, nhiều tỉnh thành trên cả nước đang tiến hành xử lý rơm rạ sau thu hoạch bằng cách đốt ngay tại ruộng. Việc làm này không những gây ô nhiễm môi trường mà còn tiềm ẩn nhiều nguy cơ về sức khỏe con người, giao thông đô thị,...
Khói trắng mù mịt bao phủ khắp cánh đồng.

Sau mỗi vụ thu hoạch lúa, bà con nông dân thường có thói quen đốt rơm rạ ngay trên đồng ruộng vì cho rằng việc đốt rơm rạ sẽ cung cấp chất dinh dưỡng cho đất hạn chế được sâu bệnh. thế nhưng việc làm này làm cho nhiệt độ trở nên nóng hơn, suy thoái đất sản xuất, ảnh hưởng trực tiếp đến hệ vi sinh của đất, khiến đất bị thoái hóa và bạc màu.

Những ngày này, người dân không chỉ ứng phó với nắng nóng ở nhiệt độ 38-40 độ C mà còn phải chống chọi với sự ngột ngạt khác từ khói đốt rơm rạ. Thay vì mang rơm rạ khỏi ruộng, một số hộ dân phơi khô ngay tại ruộng và đốt.

Không những thế, khói bụi từ việc đốt rơm rạ còn gây ra tình trạng ô nhiễm môi trường. theo nghiên cứu của các nhà khoa học, trong rơm rạ có các chất như: khí co, so2, no2,...những khí này rất độc,nếu hít phải ảnh hưởng đến sức khỏe đặc biệt là các bệnh liên quan về đường hô hấp.

Theo ghi nhận của phóng viên, tại một số cánh đồng thuộc tỉnh thái bình, vẫn còn xuất hiện tình trạng đốt rơm rạ mặc dù trước đó ubnd tỉnh đã có văn bản chỉ đạo về việc không đốt rơm rạ.

Hình ảnh đốt rơm rạ gần các trục đường giao thông.

Chia sẻ với phóng viên, anh P.N.A. (huyện Kiến Xương) cho biết: “Đốt đi để xử lý đống cỏ, lấy tro làm phân bón, với lại để rơm nó lâu phân hủy. Ngày trước còn dùng bếp củi, rạ thì mang về đốt, bấy giờ hiện đại có bếp gas, bếp điện rồi mang về cũng không biết để đâu".

Chị N.L.C.( huyện Kiến Xương, Thái Bình) cho biết, chị tan làm vào lúc 18h15, trên đường về khói bay mù mịt, xộc thẳng vào mắt và mũi, rất ngột ngạt. Bản thân lại đang có con nhỏ, về đến nhà đã thấy các cháu ho sặc sụa nên chiều đến là phải đóng cửa cho khói khỏi vào nhà.

“Tôi hi vọng chính quyền địa phương, có những giải pháp giúp người nông dân tận dụng nguồn nguyên liệu này, để họ phục vụ sản xuất; xử lý rơm bằng phương pháp hợp lý, hiệu quả”, chị nói thêm.

Khói dày đặc, giăng kín mọi nẻo đường, bao trùm lấy khu dân cư dẫn đến cản trở việc lưu thông của các phương tiện tham gia giao thông. khói làm giảm tầm nhìn của người đi đường, gây ra hiện tượng lóa mắt, mờ mắt vì khói dày và trắng. thực tế đã có không ít vụ T*i n*n giao thông xảy ra do việc đốt rơm rạ gần ngay các trục đường.

Đốt rơm rạ còn tiềm ẩn nguy cơ xảy ra các vụ cháy, nhất là trong thời điểm nắng nóng hiện nay.

Nguy cơ cháy, chập điện rất cao vì rơm được đốt gần các cột điện có đường dây thấp.Nhiều hộ dân đang miệt mài cào rơm thành các đống nhỏ để đốt, chuẩn bị làm đất cho vụ sau.Khoảng thời gian sau 18h, trời chập choạng tối, thời điểm này, người dân đi đốt rơm rạ khá đông.

Mạng Y Tế
Nguồn: Đại đoàn kết (http://daidoanket.vn/dot-rom-ra-khong-chi-o-nhiem-ma-con-tiem-an-nhieu-nguy-co-5642911.html)

Tin cùng nội dung

  • Một nghiên cứu của Mỹ chỉ ra rằng mức độ ô nhiễm có thể là một tác nhân gây bệnh tiểu đường ở trẻ nhỏ.
  • Thời gian gần đây có một số thông tin về vấn đề ô nhiễm không khí đang ngày càng nghiêm trọng ở các thành phố lớn khiến người dân rất lo lắng. Để tìm hiểu sâu hơn về vấn đề này, Báo Sức khỏe Đời sống đã có buổi tư vấn truyền hình trực tuyến: “Vấn nạn ô nhiễm không khí với sức khỏe” với sự tham gia của các chuyên gia y tế đầu ngành.
  • Hít thở trong bầu không khí ô nhiễm chính là nguyên nhân gây ra nhiều loại bệnh tật hiện nay. Các chuyên gia y tế đã lý giải điều này tại buổi tư vấn truyền hình trực tuyến: “Vấn nạn ô nhiễm không khí với sức khỏe” do Báo Sức khỏe Đời sống tổ chức ngày 3.11.
  • Đau, ngứa cổ họng gây khó chịu... là biểu hiện đầu tiên của viêm nhiễm đường hô hấp. Bệnh thường gặp khi thời tiết chuyển mùa nhất là mùa đông, mùa hanh khô.
  • Những người mắc bệnh tim do nhiễm các bệnh phổi gây ra thường được gọi là bệnh tâm phế mạn. Có nhiều nguyên nhân gây bệnh tâm phế mạn bao gồm: các bệnh tiên phát của đường hô hấp và phế nang phổi, các bệnh tiên phát làm tổn thương lồng ngực và cơ lồng ngực, các bệnh tiên phát làm tổn thương mạch máu phổi...
  • Cơ quan Nghiên cứu quốc tế về ung thư (IARC) cho biết, xúc xích Đức, thịt hun khói và các loại thịt chế biến khác hiện cùng với Thu*c lá, rượu bia và khoảng hơn 100 chất khác đứng trong danh sách nhóm 1 những chất gây ung thư
  • Viêm họng thường gây ra do nhiễm virut, vi khuẩn, các chất kích thích như chất gây ô nhiễm hay hoá chất, ô nhiễm không khí, hút Thu*c lá và các bệnh mũi họng…
  • Ngã và những chấn thương do ngã là những T*i n*n rất thường gặp ở trẻ em, ở mọi lứa tuổi, mọi lúc và mọi nơi.
  • Tiếp xúc trong thời gian dài với ô nhiễm không khí có thể gây tổn thương cho cấu trúc não bộ và suy giảm chức năng nhận thức ở người trong độ tuổi trung niên.
  • Không khí bị ô nhiễm là không khí bị giảm chất lượng do nhiều nguyên nhân khác nhau như các loại khí, những giọt chất lỏng hay những phần tử nhỏ lơ lửng trong không khí.
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY