Sức khỏe và đời sống hôm nay

Sức khỏe và đời sống

Dừng bán hàng tại chỗ ở vùng cam: Dân băn khoăn, chuyên gia phản ứng

Ca nhiễm liên tục tăng mạnh, vùng cam lan rộng, chính quyền nhiều nơi tại Hà Nội quyết định dừng bán hàng tại chỗ, chỉ bán mang về.

“Không đúng bản chất phòng ngừa lây nhiễm”

Dưới góc nhìn của chuyên gia dịch tễ, pgs.ts nguyễn việt hùng, phó chủ tịch hội kiểm soát nhiễm khuẩn hà nội đánh giá, việc nhiều nơi tại "vùng cam" không cho phép hoạt động kinh doanh dịch vụ ăn uống không thực sự đi vào bản chất của việc phòng ngừa lây nhiễm.

Chuyên gia cũng khẳng định, việc làm này là không hiệu quả bởi người dân không ăn uống tại vùng này hoàn toàn có thể di chuyển sang vùng khác.

Một quán cà phê trên phố Hàng Mành treo biển chỉ bán hàng mang về. Ảnh: Hoàng Chiến.

“Không chỉ chuyện ăn uống mà còn nhiều hoạt động khác như làm việc, sinh hoạt, hiếu hỉ…, những hoạt động này nói chung vẫn có nhiều nguy cơ lây nhiễm cho nên việc cấm dịch vụ ăn uống hay đóng hàng quán trước 21h hầu như không có giá trị. Ngược lại còn gây ra nhiều hậu quả và thiệt hại cho những cơ sở sản xuất kinh doanh”, chuyên gia nhấn mạnh.

Thậm chí, theo đánh giá của pgs.ts nguyễn việt hùng, việc ngừng hoạt động kinh doanh ăn uống tại chỗ còn có thể làm tăng nguy cơ lây nhiễm do cấm ở nơi này thì người dân lại tiếp tục di chuyển sang nơi khác.

“Bản chất phòng ngừa lây nhiễm là người dân phải chủ động các biện pháp phòng ngừa cá nhân, dù ở vùng nào đi nữa. Còn các chủ cửa hàng kinh doanh phải tuân thủ các quy định về khai báo y tế, giữ khoảng cách, vệ sinh khử khuẩn… giữ cho cửa hàng, cửa hiệu thông thoáng, hướng dẫn khách hàng khai báo y tế…”, chuyên gia cho hay.

Chật vật xoay xở kinh doanh

Đó là tình trạng chung của nhiều hộ kinh doanh dịch vụ ăn uống kể từ khi dịch bệnh bùng phát. Việc thường xuyên bị động bởi các phương án phòng chống dịch khiến không ít người cảm thấy mệt mỏi, bất lực.

Một quán phở trên phố Hàng Thùng đóng cửa khi chuyển sang chỉ bán mang về.

Sở hữu một quán phở bò trên phố Hàng Thùng (phường Hàng Bạc, quận Hoàn Kiếm), bà Mai không khỏi bất ngờ trước thông tin một số phường tại quận Hoàn Kiếm chỉ được phép bán hàng mang về, trong đó có phường Hàng Bạc.

Bà mai chia sẻ, trước đây trung bình mỗi ngày bán được khoảng 200 bát phở thì từ lúc bán mang về chỉ còn bán được chưa đến 100 bát/ngày do bún phở là mặt hàng đặc thù, chỉ khi ăn tại chỗ mới ngon, nếu mua mang về sẽ không còn nóng…

Việc kinh doanh thường xuyên thay đổi theo các phương án phòng, chống dịch của thành phố làm doanh thu giảm sút đáng kể.

Nhiều hàng quán chủ động thực hiện giãn cách theo tinh thần 5K.

“Tôi cũng thấy vô lý bởi cùng một tuyến phố Hàng Thùng nhưng chỗ thuộc địa phận Hàng Bạc chỉ được bán mang về, chỗ thuộc phường Lý Thái Tổ thì vẫn được bán bình thường. Vậy chống dịch thế nào?”, bà Mai thắc mắc.

Đó cũng là câu hỏi của nhiều hộ kinh doanh dịch vụ ăn uống tại những “vùng cam” khác trước yêu cầu mới của chính quyền. Theo đó, hoạt động kinh doanh dịch vụ ăn uống đã bị ảnh hưởng nhiều bởi các đợt giãn cách trước.

Nếu tiếp tục quay lại áp dụng các chính sách như trước đây thì hoạt động kinh doanh tiếp tục chịu nhiều thiệt hại, trong khi cách làm này không được đánh giá cao về hiệu quả chống dịch.

Mạng Y Tế
Nguồn: Đại đoàn kết (http://daidoanket.vn/dung-ban-hang-tai-cho-o-vung-cam-dan-ban-khoan-chuyen-gia-phan-ung-5675717.html)

Tin cùng nội dung

  • Mangyte -Toàn bộ các hộ dân tổ 14 cụm 3 Tứ Liên - Tây Hồ Hà Nội lâm vào tình cảnh mất nước sạch hơn 1 tháng nay. Một số gia đình đã phải sơ tán đến nhà người thân, còn lại, những hộ dân tại đây san sẻ nhau nước giếng vàng khè của một hộ gia đình trong khu.
  • Tại các điểm quán giải khát vỉa hè, hàng loạt các loại nước giải khát tự chế, tự gắn mác đủ hương vị, màu sắc được bán tràn lan với giá cực... rẻ.
  • Cùng là những ngày nóng nực nhưng ở Hà Nội và Sài Gòn có rất nhiều điểm khác biệt thú vị.
  • Chủ tịch thành phố yêu cầu dừng việc chặt hạ thay thế cây xanh trên một số tuyến phố để rà soát, phân loại, đưa ra các tiêu chí cụ thể.
  • Chủ tịch UBND thành phố Hà Nội Nguyễn Thế Thảo cho rằng, việc thông tin không đầy đủ khiến người dân hiểu thành phố có một đề án, một chiến dịch chặt hạ hơn 6.700 cây xanh. Đây cũng hoàn toàn không phải là vụ đấu thầu, đấu đá, chặt hạ cây để kiếm chác hay có nhóm lợi ích nào trong đó.
  • Ngoài 4 tuyến phố hiến máu đã có, thành phố Hà Nội sắp có thêm một tuyến phố hiến máu nữa ở Thụy Khuê, quận Tây Hồ.
  • Chào Mangyte. Xin vui lòng có thể cho tôi một vài địa chỉ phòng khám và số điện thoại liên lạc của những bác sĩ trên địa bàn Hà Nội chuyên về Nhi khoa được không ạ? Xin cảm ơn Mangyte rất nhiều ạ. (Minh Hòa - Long Biên - Hà Nội),
  • Chào Mangyte, Mình ở Thanh Hóa, bố mình bị sỏi mật có chỉ định phải mổ, mình muốn hỏi bệnh viện nào ở khu vực miền Bắc là tốt nhất? chi phí bao nhiêu? Rất mong Mangyte trả lời giúp mình. Cảm ơn. (Cao Thi Tuyen - Thanh Hóa)
  • Thấy chiếc taxi không chấp hành hiệu lệnh dừng xe, một chiến sỹ công an phường đứng trước đầu xe đã bị chiếc xe này hất lên nắp capo, chạy một đoạn dài trên phố.
  • Đỗ 2 trường Đại học, một trường Thủ khoa, 1 trường Á khoa, nhưng Trần Văn Cường (THPT Trần Phú - Hà Tĩnh) buồn lo nhiều hơn vui sướng, em còn không dám chắc liệu mình có thể đi học hay không vì gia cảnh quá khốn khó, éo le.
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY