Da liễu hôm nay

Chuyên khoa da liễu lâm sàng đảm nhận chẩn đoán, điều trị, dự phòng và phục hồi chức năng các bệnh lý thuộc chuyên ngành Phong và Da liễu (da và các phần phụ của da gồm lông, tóc, móng, tuyến mồ hôi). Ngoài ra còn bao gồm các bệnh lây truyền qua đường tình dục, và các bệnh lý liên quan đến da liễu do nhiễm HIV/AIDS. Những căn bệnh thường gặp ở khoa da liễu như: nám da, tàn nhang, mụn/sẹo/rạn da, viêm da cơ địa, viêm da tiếp xúc dị ứng/kích ứng, các bệnh về sắc tố da, lão hoá da, nấm, giang mai, sùi màu gà, vi nấm sâu gây bệnh nội tạng, ung thư tế bào đáy, ung thư tế bào gai, ung thư hắc tố, hôi nách, bớt sắc tố bẩm sinh, u máu, các khối u lành tính ở da, móng chọc thịt, nốt ruồi,...

Dùng củ ráy chữa tổ đỉa – còn nhiều người chưa biết

Dùng củ ráy chữa tổ đỉa là một bài Thu*c dân gian ít người biết. Nó giúp cải thiện tình trạng viêm nhiễm cho da, chữa lành các vết thương...

cây ráy là một loại cây dại mọc hoang ở khắp các vùng nông thôn việt nam, mặc dù nó không được sử dụng để ăn nhưng rất hiệu quả  trong chữa trị các bệnh về da. dùng củ ráy để chữa bệnh tổ đỉa là một bài Thu*c dân gian rất ít người biết mà bạn nên tìm hiểu qua để có thể áp dụng.

Giới thiệu cây ráy

Cây ráy có tên khoa học là Alocasia odora là một loại cây mọc dại trên khắp nước ta, chúng thường mọc ở những vùng ẩm thấp hoặc trong rừng.

Thân cây ráy là loại thân mềm cao khoảng 0,3 – 1,4. thân rễ của cây có hình cầu nằm dưới đất sau phát triển thành củ ráy dùng để chữa bệnh tổ đỉa. củ ráy dài, có nhiều đốt ngắn, trên đốt có vảy màu nâu.

Lá cây ráy có hình tim to với chiều dài khoảng 10 – 50cm, chiều rộng 8 – 45cm, phần cuống lá 15 – 120cm. Hoa cây ráy là hoa mo có hoa cái ở dưới gốc, hoa đực ở phía trên. Phía dưới mo là các quả mọng hình trứng, màu đỏ.

Dược liệu củ ráy thường được đào ở những cây già khoảng 2 – 3 năm, đem về rửa sạch, cắt bỏ rễ, cạo vỏ rồi đem phơi khô hoặc dùng tươi.

Tác dụng của cụ ráy với bệnh tổ đỉa

Trong đông y, củ ráy có vị cay, tính mát nên có tác dụng hiệu quả trong việc thanh nhiệt, giải độc, tán ứ, lợi niệu… do đó thường được sử dụng để chữa trị một số bệnh như phong đờm, sốt rét, đau chân tay, các bệnh ngoài da như ngứa, ghẻ lở, mụn nhọt, tổ đỉa, nấm chân…

Theo nghiên cứu y học hiện đại, các nhà nghiên cứu đã tìm thấy một lượng lớn hoạt chất Flavonoit có trong củ ráy. Chất này vừa có khả năng chống oxy hóa vừa có khả năng kháng khuẩn, chống viêm. Điều này làm ngăn chặn sự hình thành của các gốc tự do, làm chậm quá trình viêm nhiễm của da.

Đối với bệnh tổ đỉa, nhờ đặc tính chống viêm, kháng khuẩn, thanh nhiệt của củ ráy mà nó làm cho các nốt mụn nước của bệnh tổ đỉa nhanh chóng khô lại và được chữa lành. nó còn thúc đẩy quá trình hồi phục của da, làm cho các vùng da bị tổn thương nhanh chóng lành, giảm bớt những cơn ngứa ngáy, khó chịu do bệnh gây nên.

Cách dùng củ ráy chữa bệnh tổ đỉa

Để tiến hành phương pháp sử dụng củ ráy chữa bệnh tổ đỉa bạn cần chuẩn bị trước hai củ ráy tươi.

Cách thực hiện:

    Củ ráy sau khi được đào về đem đi rửa sạch và gọt bỏ phần vỏ bên ngoài.

Phương pháp ngâm chân tay trong nước củ ráy nên được áp dụng mỗi ngày một lần, liên tục trong vài tuần sẽ mang lại kết quả cho người bệnh. các vết thương hở sẽ được lành lại, tình trạng ngứa cũng sẽ thuyên giảm.

Tuy nhiên, mức độ hiệu quả của phương pháp này còn phụ thuộc vào cơ đỉa của mỗi người nên thời gian điều trị và kết quả sẽ không giống nhau ở mỗi bệnh nhân.

Lưu ý khi sử dụng củ ráy chữa bệnh tổ đỉa

Trong quá trình sử dụng củ ráy để chữa trị bệnh tổ đỉa bệnh nhân cần lưu ý những điều sau đây để tránh những tác dụng không mong muốn mà nó mang lại:

    Trước khi áp dụng phương pháp dùng củ ráy để chữa bệnh tổ đỉa bạn phải tham khảo ý kiến bác sĩ chuyên khoa về tình trạng bệnh có được sử dụng không.

Thông tin về phương pháp dùng củ ráy chữa tổ đỉa trên đây được chúng tôi đưa ra để tham khảo. vì vậy, nếu bạn muốn áp dụng hoặc cần tư vấn về phương pháp hãy liên hệ với bác sĩ chuyên khoa để được giải đáp chính xác nhất.

Mạng Y Tế
Nguồn: Thuốc dân tộc (https://thuocdantoc.vn/benh/dung-cu-ray-chua-to-dia)

Tin cùng nội dung

  • Hắc lào, nấm, tổ đỉa, ngứa gãi đến chảy máu… sẽ khỏi ngay nếu người bệnh dùng hai loại cây dễ tìm là cây ké đầu ngựa và cây lá hen. Gần đây, trên mạng xã hội chia sẻ nhiều bài viết về hai loại cây mọc ở trên rừng, ven đường quốc lộ (cây ké đầu ngựa, cây lá hen) có công dụng trị bệnh da liễu rất hiệu quả. Tuy nhiên, không ít người e ngại vì theo truyền miệng, việc dùng các loại lá cây này sẽ khiến người dùng bị ngứa, nổi ban đỏ nhiều hơn, thậm chí gây viêm da.
  • Năm nay tôi 30 tuổi, thời gian gần đây ở kẽ ngón tay và lòng bàn tay rất ngứa và có các mụn nước, do công việc tôi chưa đi khám, có người nói tôi bị bệnh tổ đỉa.
  • Tôi bị ngứa nhiều, xuất hiện mụn nước, mủ và sưng tấy ở bàn chân, đi khám bệnh, bác sỹ nói tôi bị bệnh tổ đỉa.
  • Mắc bệnh á sừng đã ngứa không chịu nổi mà lại kèm thêm bệnh tổ đỉa thì càng ngứa vô cùng, nhiều người ngứa đến nổi phải gãi rớm máu mới thôi.
  • Các mụn nước trong, nhỏ, nằm rải rác ở hai bên của các ngón tay và ở lòng bàn tay, lòng bàn chân. Trông giống như hạt gạo tròn trong bột sắn. Các thương tổn này có thể rất ngứa.
  • Do ngứa chọc gãi làm xuất hiện mụn mủ, vết chợt, bàn tay chân có khó sưng táy nhiễm khuẩn thứ phát, hạch nách, bẹn sưng (tổ đỉa nhiễm khuẩn).
  • Gần đây cháu bị mắc chứng bệnh như sau: 1 tháng có 2 đợt nổi sẩn lên ở bàn và ngón tay rất ngứa. Sẩn ngứa chìm ở trong da.
  • Gần đây tay tôi nổi những mụn nước nhỏ có cảm giác ngứa và rát khi các mụn nước vỡ ra. Tôi đi khám bác sĩ nói bị tổ đỉa...
  • Bệnh tổ đỉa là một thể đặc biệt của bệnh chàm, khu trú ở lòng bàn tay và bàn chân và rìa các ngón, có tên khoa học là Dysidrose.
  • Bệnh tổ đỉa là bệnh viêm da đặc biệt, chủ yếu ở bàn tay, bàn chân. Bệnh chưa xác định được nguyên nhân. Nhưng nghiên cứu cho thấy, người có cơ địa dị ứng, có sang chấn thần kinh dễ nhạy cảm với các dị nguyên: hóa chất, cao su, xà phòng, nước hoa, một số chất trong mỹ phẩm, đồ ăn, thức uống hoặc thay đổi khí hậu, vân vân.
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY