Bạn nên biết hôm nay

Khắc phục khó chịu khi bị tổ đỉa

Gần đây tay tôi nổi những mụn nước nhỏ có cảm giác ngứa và rát khi các mụn nước vỡ ra. Tôi đi khám bác sĩ nói bị tổ đỉa...
Gần đây tay tôi nổi những mụn nước nhỏ có cảm giác ngứa và rát khi các mụn nước vỡ ra. Tôi đi khám bác sĩ nói bị tổ đỉa và cho Thu*c uống, bôi. Tuy nhiên, tôi đang băn khoăn không biết phải làm gì để hạn chế sự khó chịu của bệnh, mong bác sĩ tư vấn.

Nguyễn Hạnh (Nghệ An)

Bệnh tổ đỉa là một thể đặc biệt của bệnh chàm, khu trú ở lòng bàn tay, bàn chân và rìa các ngón. Bệnh tổ đỉa được các thầy Thu*c ngoài da coi như một loại chàm (eczema). Nhưng khác eczema, tổ đỉa chỉ nổi ở lòng bàn tay, lòng bàn chân và rìa ngón tay chân, còn eczema thì có thể gặp ở bất cứ vị trí nào trên da. Mặt khác, mụn nước tổ đỉa thường to, sâu, chắc, khó vỡ hơn mụn nước eczema. Cũng như đối với eczema, điều trị tổ đỉa thường khó khăn. Hai yếu tố nhiễm khuẩn, dị ứng thường kết hợp. Tùy từng trường hợp, thầy Thu*c sẽ phải dùng đến các Thu*c chống nhiễm khuẩn, chống nấm, chống dị ứng toàn thân hoặc tại chỗ. Phải điều tra các chất gây dị ứng để loại trừ. Nếu do rối loạn hấp thụ vitamin, cần bổ sung vitamin thích hợp (vitamin PP, C, B6). Để hạn chế, bệnh nhân cần tránh bóc vảy, chọc mụn. Nên rửa tay chân nhẹ, không cào gãi, làm xây xước các mụn nước đề phòng nhiễm khuẩn phụ. Không nên ngâm tay nhiều làm ẩm ướt lớp sừng, tạo điều kiện cho vi khuẩn và nấm phát triển mạnh hơn; Tránh tiếp xúc xăng dầu, mỡ, xà phòng, hóa chất, Thu*c tẩy rửa. Khi cần phải đeo găng bảo vệ. Cắt ngắn móng tay và giữ khô, sạch da lòng bàn tay, lòng bàn chân. Ngâm rửa tay chân với Thu*c tím pha loãng 1/10.000 có màu hồng.

BS. Nguyễn T
Mạng Y Tế
Nguồn: Nguồn Internet (news-khac-phuc-kho-chiu-khi-bi-to-dia-21592.html)
Từ khóa: tổ đỉa

Chủ đề liên quan:

tổ đỉa

Tin cùng nội dung

  • Bị bệnh tổ đỉa kiêng ăn gì, nên ăn gì là vấn đề được người bệnh cần quan tâm. Tham khảo bài viết sau để xây dựng chế độ ăn hợp lý trong thời gian điều trị.
  • Chị hàng xóm nhà em bị bệnh tổ đỉa. Nhiều khi em cũng ngại tiếp xúc, nhất là những đợt chị bị nặng lên. Chị ấy bảo bệnh này không lây, có đúng không bác sĩ?
  • Năm nay tôi 30 tuổi, thời gian gần đây ở kẽ ngón tay và lòng bàn tay rất ngứa và có các mụn nước, do công việc tôi chưa đi khám, có người nói tôi bị bệnh tổ đỉa.
  • Tôi bị ngứa nhiều, xuất hiện mụn nước, mủ và sưng tấy ở bàn chân, đi khám bệnh, bác sỹ nói tôi bị bệnh tổ đỉa.
  • Mắc bệnh á sừng đã ngứa không chịu nổi mà lại kèm thêm bệnh tổ đỉa thì càng ngứa vô cùng, nhiều người ngứa đến nổi phải gãi rớm máu mới thôi.
  • Các mụn nước trong, nhỏ, nằm rải rác ở hai bên của các ngón tay và ở lòng bàn tay, lòng bàn chân. Trông giống như hạt gạo tròn trong bột sắn. Các thương tổn này có thể rất ngứa.
  • Do ngứa chọc gãi làm xuất hiện mụn mủ, vết chợt, bàn tay chân có khó sưng táy nhiễm khuẩn thứ phát, hạch nách, bẹn sưng (tổ đỉa nhiễm khuẩn).
  • Gần đây cháu bị mắc chứng bệnh như sau: 1 tháng có 2 đợt nổi sẩn lên ở bàn và ngón tay rất ngứa. Sẩn ngứa chìm ở trong da.
  • Bệnh tổ đỉa là một thể đặc biệt của bệnh chàm, khu trú ở lòng bàn tay và bàn chân và rìa các ngón, có tên khoa học là Dysidrose.
  • Bệnh tổ đỉa là bệnh viêm da đặc biệt, chủ yếu ở bàn tay, bàn chân. Bệnh chưa xác định được nguyên nhân. Nhưng nghiên cứu cho thấy, người có cơ địa dị ứng, có sang chấn thần kinh dễ nhạy cảm với các dị nguyên: hóa chất, cao su, xà phòng, nước hoa, một số chất trong mỹ phẩm, đồ ăn, thức uống hoặc thay đổi khí hậu, vân vân.
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY