Da liễu hôm nay

Chuyên khoa da liễu lâm sàng đảm nhận chẩn đoán, điều trị, dự phòng và phục hồi chức năng các bệnh lý thuộc chuyên ngành Phong và Da liễu (da và các phần phụ của da gồm lông, tóc, móng, tuyến mồ hôi). Ngoài ra còn bao gồm các bệnh lây truyền qua đường tình dục, và các bệnh lý liên quan đến da liễu do nhiễm HIV/AIDS. Những căn bệnh thường gặp ở khoa da liễu như: nám da, tàn nhang, mụn/sẹo/rạn da, viêm da cơ địa, viêm da tiếp xúc dị ứng/kích ứng, các bệnh về sắc tố da, lão hoá da, nấm, giang mai, sùi màu gà, vi nấm sâu gây bệnh nội tạng, ung thư tế bào đáy, ung thư tế bào gai, ung thư hắc tố, hôi nách, bớt sắc tố bẩm sinh, u máu, các khối u lành tính ở da, móng chọc thịt, nốt ruồi,...

2 Triệu chứng của bệnh tổ đỉa không thể xem thường

Ngứa và nổi mụn nước trên lòng bàn tay, bàn chân là biểu hiện phổ biến ở hầu hết những người bị bệnh tổ đỉa. Xem ngay triệu chứng bệnh tổ đỉa...

chàm tổ đỉa là bệnh lý da liễu phổ biến ở đối tượng người có liên quan dị ứng hoặc rối loạn về da. ngứa và nổi mụn nước trên lòng bàn tay, bàn chân là triệu chứng đặc trưng ở hầu hết những người bị bệnh tổ đỉa, thường kéo dài khoảng 2 – 4 tuần, tự khỏi hoặc khỏi nhờ điều trị.  

Bệnh tổ đỉa là gì?

Bệnh tổ đỉa (dyshidrosis) còn được gọi là chàm tổ đỉa là bệnh lý viêm da có xu hướng mạn tính với đặc trưng mụn nước và ngứa ngáy, biểu hiện đỏ da ít khi gặp. không giống nhiều bệnh lý da liễu khác, các triệu chứng chàm tổ đĩa xuất hiện chủ yếu tại lòng bàn tay, bàn chân hoặc phần rìa các ngón. bệnh thường phổ biến ở đối tượng từ 20 – 40 tuổi, tỉ lệ mắc bệnh ở nam nữ là ngang nhau.

Bệnh tổ đỉa có liên quan đến tình trạng rối loạn viêm da (như viêm da cơ địa) hay dị ứng (sốt cỏ khô), nguyên nhân gây bệnh cụ thể vẫn chưa xác định được. tuy nhiên, căng thẳng, tiếp xúc với kim loại nặng hay đất cát, nước bẩn,  dị ứng (với thực phẩm, mỹ phẩm…), người có làn da nhạy cảm, da tay & da chân thường xuyên ẩm ướt… được xem là những yếu tố nguy cơ làm bùng phát bệnh hoặc khiến triệu chứng bệnh tổ đỉa ngày càng nghiêm trọng hơn.

Triệu chứng của bệnh tổ đĩa

Mụn nước và ngứa tại lòng bàn tay, bàn chân, mé bên của ngón tay và ngón chân (hiếm khi xuất hiện hoặc vượt quá mé cổ chân, cổ tay) là những tổn thương đặc trưng của người bị bệnh tổ đỉa. Triêu chứng ngứa và mụn nước thường kéo dài trong khoảng 2 – 4 tuần cho đến khi lành bệnh hoặc tái phát. Chúng có đặc điểm như sau:

    Mụn nước có có kích thướt từ 1 – 2 mm, có màu vàng ngà hoặc trắng đục, thường tập trung thành đám, ăn sâu vào lớp thượng bị nên khá căng cứng và không dễ bị vỡ. Chúng có thể gây đau, gây ngứa hoặc không gây triệu chứng gì cả.

Bạn có thể bắt gặp những triệu chứng khác không được liệt kê trong bài viết. liên hệ với chuyên gia để được tư vấn và giải đáp các thắc mắc.

Phân biệt bệnh tổ đỉa và chàm

Cả chàm và bệnh tổ đỉa (một thể của chàm) đều gây ngứa, khi gãi sẽ khiến da bị bong tróc và gây vỡ mụn nước. bệnh tiến triển dai dẳng, tái đi phát lại theo chu kỳ (dân gian gọi là tuần trăng), kéo dài nhiều tháng, gây nhiều trở ngại cho công việc và sinh hoạt.

Tuy nhiên khác với bệnh chàm (eczema) có thể xuất hiện tại bất kỳ vị trí nào trên da, mụn nước và ngứa do tổ đỉa chỉ xuất hiện tại lòng bàn tay, lòng bàn chân và vùng rìa mép ngón tay ngón chân.  ngoài ra, mụn nước do bệnh tổ đỉa thường sâu, to, căng cứng và khó vỡ hơn so với mụn nước của các thể khác trong eczema.

Nên làm gì khi bị bệnh tổ đỉa?

Khi bị viêm tổ đĩa, người bệnh cần lưu ý một số điều sau:

Bị chàm tổ đỉa khi nào cần gặp bác sĩ?

Các bệnh da liễu có biểu hiện tương đối giống nhau. Việc tự ý điều trị khi chưa xác định rõ nguyên nhân có thể khiến cho tổn thương trên da chuyển biến nghiêm trọng hơn. Chẩn đoán và điều trị sớm giúp xác định chính xác bệnh và có biện pháp ngăn chặn. Do đó, khi nhận thấy da có biểu hiện bất thường, liên hệ với chuyên gia để được tư vấn điều trị phù hợp.

Cách chăm sóc sức khỏe và điều trị khi bị viêm tổ đĩa

Dùng Thu*c điều trị bệnh viêm tổ đỉa

Khi bị viêm tổ đỉa, bạn có thể được chỉ định Benadryl hoặc một số Thu*c kháng Histamine để giảm ngứa. Ngoài ra bệnh nhân sẽ được tư vấn điều trị bằng những Thu*c như sau:

    Thu*c mỡ bôi da như Vaseline.

Trường hợp triệu chứng nghiêm trọng, bác sĩ có thể cân nhắc và chỉ định biện pháp mạnh hơn như:

    Thu*c Steroid

Chăm sóc sức khỏe & cải thiện lối sống khi bị viêm tổ đỉa

Triệu chứng của bệnh viêm tổ đĩa có thể được kiểm soát nếu bạn áp dụng các biện pháp chăm sóc sức khỏe và cải thiện lối sống như sau:

    Không làm xước hoặc vỡ mụn nước, hạn chế tiếp xúc vùng da bị bệnh với nước để tránh bệnh nghiêm trọng hơn.

Bài viết vừa cung cấp thông tin về triệu chứng bệnh tổ đỉa. khi phát hiện cơ thể xuất hiện những biểu hiện như trên, bạn nên nhanh chóng đến cơ sở y tế để thăm khám và tích cực chăm sóc, điều trị bằng phương pháp phù hợp để khắc phục triệu chứng, tránh bội nhiễm và ngăn ngừa bệnh tái phát sau này.

ThuocDanToc.vn không đưa ra bất kỳ lời khuyên, chẩn đoán và phương pháp điều trị thay thế chẩn đoán của bác sĩ chuyên khoa.

Mạng Y Tế
Nguồn: Thuốc dân tộc (https://thuocdantoc.vn/benh/2-trieu-chung-cua-benh-to-dia-khong-the-xem-thuong)

Tin cùng nội dung

  • Tự nhiên mẹ tôi có dấu hiệu bị tê nửa bên người. Do tiền sử bà có bệnh huyết áp, tim mạch, gia đình muốn đưa bà đi tầm soát, đề phòng bệnh đột quỵ. Nhờ mangyte.vn tư vấn bệnh viện tốt, khám nhanh (vì bà cao huyết áp và bệnh tim, rất hay mệt khi chờ đợi lâu ở chỗ đông người). Chân thành cảm ơn. (Lê Thanh Phúc, Q.1, TPHCM).
  • Bệnh tổ đỉa là bệnh viêm da đặc biệt, chủ yếu ở bàn tay, bàn chân. Bệnh chưa xác định được nguyên nhân. Nhưng nghiên cứu cho thấy, người có cơ địa dị ứng, có sang chấn thần kinh dễ nhạy cảm với các dị nguyên: hóa chất, cao su, xà phòng, nước hoa, một số chất trong mỹ phẩm, đồ ăn, thức uống hoặc thay đổi khí hậu, vân vân.
  • Phản ứng phản vệ có thể nguy hểm đến tính mạng. Đưa đi nới cấp cứu gần nhất khi bị phản ứng phản vệ.
  • Ebola là gì? Các triệu chứng thường gặp? Các đối tượng có nguy cơ mắc bệnh Ebola? Hướng dẫn xét nghiệm và chẩn đoán nhiễm virus Ebola.
  • Đục thủy tinh thể (còn gọi là cườm khô, cườm đá) là bệnh về mắt, thường gặp ở người già. Bệnh có thể điều trị bằng cách phẫu thuật (mổ đục thủy tinh thể).
  • Sốc phản vệ là một phản ứng dị ứng đe dọa đến tính mạng. Triệu chứng sốc phản vệ bao gồm: phát ban loang lổ, ngứa. Mặt, mắt, môi hoặc cổ họng sưng phù...
  • Bỏng nắng thường xuất hiện trong vòng vài giờ tiếp xúc, gây đau, đỏ, sưng và có thể phồng rộp ở da. Bỏng nắng có thể gây nhức đầu, sốt và mệt mỏi
  • Khi ung thư hay việc điều trị ung thư gây ra tác dụng phụ ảnh hưởng đến việc ăn uống bình thường, những thay đổi là cần thiết để cung cấp đủ dinh dưỡng cho bệnh nhân. Thu*c có thể được dùng để kích thích khẩu vị.
  • Từ bỏ thói quen hút Thuốc và các sản phẩm từ Thuốc lá là cách duy nhất để làm giảm đáng kể nguy cơ mắc bệnh cho bản thân và những người thân yêu của bạn. Dù rất khó để từ bỏ, hàng triệu người đã làm được. Tiếp theo bài viết “Từ bỏ thói quen hút Thuốc”, trong phần này, chúng tôi xin đưa ra một số gợi ý giúp bạn đối phó với những vấn đề thường gặp trong quá trình cai nghiện Thuốc lá. Các phương pháp này cũng có thể áp dụng với những người sử dụng Thuốc lá ở dạng khác (nhai, hít).
  • Những triệu chứng bệnh nha khoa phổ biến.
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY