Da liễu hôm nay

Chuyên khoa da liễu lâm sàng đảm nhận chẩn đoán, điều trị, dự phòng và phục hồi chức năng các bệnh lý thuộc chuyên ngành Phong và Da liễu (da và các phần phụ của da gồm lông, tóc, móng, tuyến mồ hôi). Ngoài ra còn bao gồm các bệnh lây truyền qua đường tình dục, và các bệnh lý liên quan đến da liễu do nhiễm HIV/AIDS. Những căn bệnh thường gặp ở khoa da liễu như: nám da, tàn nhang, mụn/sẹo/rạn da, viêm da cơ địa, viêm da tiếp xúc dị ứng/kích ứng, các bệnh về sắc tố da, lão hoá da, nấm, giang mai, sùi màu gà, vi nấm sâu gây bệnh nội tạng, ung thư tế bào đáy, ung thư tế bào gai, ung thư hắc tố, hôi nách, bớt sắc tố bẩm sinh, u máu, các khối u lành tính ở da, móng chọc thịt, nốt ruồi,...

Bị bệnh tổ đỉa kiêng ăn gì, nên ăn gì để giảm đi triệu chứng?

Bị bệnh tổ đỉa kiêng ăn gì, nên ăn gì là vấn đề được người bệnh cần quan tâm. Tham khảo bài viết sau để xây dựng chế độ ăn hợp lý trong thời gian điều trị.

bệnh tổ đỉa đặc trưng bởi các mụn nước nhỏ tập trung ở tay và chân. các chuyên gia cho rằng, thực hiện chế độ ăn hợp lý trong thời gian điều trị có thể làm giảm mụn nước và những triệu chứng đi kèm.

Bị bệnh tổ đỉa kiêng ăn gì?

Các triệu chứng của bệnh tổ đỉa có thể nghiêm trọng hơn nếu bạn bổ sung những thực phẩm có khả năng dị ứng cao hoặc những thực phẩm có chứa niken và coban.

1. Những thực phẩm có khả năng dị ứng cao

Thực phẩm có khả năng dị ứng cao bao gồm đậu phộng, tôm, cua, mực, nấm,… Thành phần trong những thực phẩm này có thể khiến hệ thống miễn dịch phản ứng quá mức, dẫn đến tình trạng da kích ứng, nổi mụn nước và mẩn đỏ.

Các chuyên gia cho biết, triệu chứng của các bệnh da liễu nói chung và chàm tổ đỉa nói riêng đều có xu hướng nghiêm trọng hơn khi cơ thể bị dị ứng. vì vậy trong thời gian điều trị bệnh, bạn cần hạn chế những thực phẩm có khả năng dị ứng cao.

2. Thực phẩm có chứa niken và coban

Niken và coban là kim loại được tìm thấy trong môi trường tự nhiên. Tuy nhiên một lượng niken và coban có thể xuất hiện trong những thực phẩm thường ngày như ngũ cốc nguyên hạt, lúa mì, yến mạch, đậu nành, đậu xanh,…

Hệ thống miễn dịch có xu hướng bảo vệ cơ thể chống lại những tác nhân có hại như vi khuẩn và virus. Tuy nhiên khi cơ thể dị ứng với niken và coban, hệ thống miễn dịch nhầm lẫn các kim loại này với những tác nhân gây hại.

Để đối phó với tác nhân này, hệ miễn dịch bắt đầu sản xuất các thành phần trung gian gây ra phản ứng viêm.

Chính vì vậy, bệnh nhân bị chàm tổ đỉa nên hạn chế bổ sung những thực phẩm có chứa niken và coban trong thời gian điều trị.

3. Thực phẩm có chứa nhiều đường

Đường khiến nồng độ insulin trong cơ thể tăng đột biến và kích thích phản ứng viêm. Vì vậy, bạn cần hạn chế những thực phẩm có nhiều đường trong quá trình chữa trị. Những thực phẩm chứa nhiều đường cần kiêng cử gồm có: bánh ngọt, soda, sinh tố,…

Ngoài ra những loại thực phẩm chứa chất bảo quản và các thành phần hóa học có thể làm nghiêm trọng hóa các triệu chứng của bệnh tổ đỉa. cần hạn chế thực phẩm chế biến sẵn, bơ thực vật và thực phẩm có chứa chất béo chuyển hóa.

Bị bệnh tổ đỉa nên ăn gì?

Bên cạnh những thực phẩm cần tránh, bệnh nhân đang điều trị chàm tổ đỉa cần bổ sung những thực phẩm có lợi để làm giảm các triệu chứng trên da.

1. Thực phẩm có chứa vitamin C

Vitamin C là loại vitamin thiết yếu đối với sức khỏe của con người. Thành phần này tham gia vào quá trình đề kháng và miễn dịch của cơ thể.

Ở bệnh nhân bị chàm tổ đỉa, hệ miễn dịch thường có xu hướng quá mẫn với những tác nhân từ bên ngoài. Vì vậy, các chuyên gia thường khuyến khích bổ sung vitamin C vào chế độ ăn hàng ngày để hạn chế các hoạt động thái quá của hệ thống miễn dịch.

Bên cạnh đó, Vitamin C còn thúc đẩy tái tạo collagen nhằm giúp da tăng khả năng chống chịu, đồng thời cải thiện tốc độ tái tạo của tế bào da hư hại.

Những thực phẩm có chứa nhiều vitamin c mà người bị bệnh tổ đỉa nên bổ sung, bao gồm: ớt chuông, dâu tây, cam, chanh, chuối,…

2. Thực phẩm chống viêm

Phản ứng viêm trên da là hệ quả do hoạt động thái quá của hệ thống miễn dịch. vì vậy, bệnh nhân bị tổ đỉa nên bổ sung các thực phẩm có thành phần chống viêm tự nhiên để làm giảm các triệu chứng trên da.

Các thực phẩm có chứa thành phần chống viêm, bao gồm: cá có chứa nhiều omega 3, dầu ô liu, trái cây, rau xanh,…

Ngoài khả năng chống viêm, thực phẩm có chứa omega 3 và chất béo lành mạnh còn có tác dụng dưỡng ẩm và phục hồi phạm vi da tổn thương.

3. Thực phẩm có chứa vitamin A

Vitamin A là thành phần cần thiết cho quá trình tăng trưởng của tế bào da. Các bác sĩ da liễu cho biết, thực phẩm giàu vitamin A có thể làm giảm tình trạng hư hại, đồng thời tăng tốc độ hồi phục da.

Một số thực phẩm chứa vitamin A bạn cần bổ sung: bí đỏ, cà rốt, xoài,…

4. Thực phẩm có chứa quercetin

Quercetin là một loại flavonoid có nguồn gốc từ thực vật. Thành phần này có tác dụng chống oxy hóa và kháng histamine mạnh mẽ – histamine là chất trung gian được cơ thể sản sinh khi hệ thống miễn dịch nhận biết tác nhân gây dị ứng.

Do đó, việc bổ sung thực phẩm chứa quercetin có thể kiểm soát phản ứng dị ứng và làm giảm triệu chứng của bệnh chàm tổ đỉa. thực phẩm có chứa hàm lượng quercetin dồi dào, bao gồm: rau bina, cải xoăn, táo, quả anh đào, việt quất,…

5. Thực phẩm chứa men vi sinh

Thực phẩm chứa men vi sinh (probiotic) không chỉ có lợi cho hệ thống tiêu hóa mà còn hỗ trợ hoạt động miễn dịch của cơ thể. những thực phẩm này có khả năng ngăn ngừa và làm giảm các triệu chứng do phản ứng dị ứng gây ra.

Các thực phẩm chứa men vi sinh bệnh nhân chàm tổ đỉa nên bổ sung bao gồm: dưa chua, kim chi, sữa chua, súp miso,…

Nếu bạn từng có tiền sử dị ứng thực phẩm, hãy trao đổi với bác sĩ để được hướng dẫn cách xây dụng chế độ ăn thích hợp trong thời gian điều trị.

Thông tin trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, không phải tư vấn chuyên môn. Chúng tôi không đưa ra lời khuyên thay thế cho chỉ định từ nhân viên y tế!

Mạng Y Tế
Nguồn: Thuốc dân tộc (https://thuocdantoc.vn/benh/bi-benh-to-dia-kieng-an-gi-nen-an-gi)

Tin cùng nội dung

  • Bệnh tổ đỉa là bệnh viêm da đặc biệt, chủ yếu ở bàn tay, bàn chân. Bệnh chưa xác định được nguyên nhân. Nhưng nghiên cứu cho thấy, người có cơ địa dị ứng, có sang chấn thần kinh dễ nhạy cảm với các dị nguyên: hóa chất, cao su, xà phòng, nước hoa, một số chất trong mỹ phẩm, đồ ăn, thức uống hoặc thay đổi khí hậu, vân vân.
  • Phản ứng phản vệ có thể nguy hểm đến tính mạng. Đưa đi nới cấp cứu gần nhất khi bị phản ứng phản vệ.
  • Ebola là gì? Các triệu chứng thường gặp? Các đối tượng có nguy cơ mắc bệnh Ebola? Hướng dẫn xét nghiệm và chẩn đoán nhiễm virus Ebola.
  • Đục thủy tinh thể (còn gọi là cườm khô, cườm đá) là bệnh về mắt, thường gặp ở người già. Bệnh có thể điều trị bằng cách phẫu thuật (mổ đục thủy tinh thể).
  • Sốc phản vệ là một phản ứng dị ứng đe dọa đến tính mạng. Triệu chứng sốc phản vệ bao gồm: phát ban loang lổ, ngứa. Mặt, mắt, môi hoặc cổ họng sưng phù...
  • Bỏng nắng thường xuất hiện trong vòng vài giờ tiếp xúc, gây đau, đỏ, sưng và có thể phồng rộp ở da. Bỏng nắng có thể gây nhức đầu, sốt và mệt mỏi
  • Khi ung thư hay việc điều trị ung thư gây ra tác dụng phụ ảnh hưởng đến việc ăn uống bình thường, những thay đổi là cần thiết để cung cấp đủ dinh dưỡng cho bệnh nhân. Thu*c có thể được dùng để kích thích khẩu vị.
  • Từ bỏ thói quen hút Thuốc và các sản phẩm từ Thuốc lá là cách duy nhất để làm giảm đáng kể nguy cơ mắc bệnh cho bản thân và những người thân yêu của bạn. Dù rất khó để từ bỏ, hàng triệu người đã làm được. Tiếp theo bài viết “Từ bỏ thói quen hút Thuốc”, trong phần này, chúng tôi xin đưa ra một số gợi ý giúp bạn đối phó với những vấn đề thường gặp trong quá trình cai nghiện Thuốc lá. Các phương pháp này cũng có thể áp dụng với những người sử dụng Thuốc lá ở dạng khác (nhai, hít).
  • Tôi mang thai được 2 tháng. Không hiểu sao tôi cảm thấy người rất nóng. Nghe nói mướp đắng là món ăn thanh nhiệt tốt, nhưng tôi vẫn e ngại không dám dùng vì có ý kiến lại nói mướp đắng độc với thai nhi. Vậy xin quý báo lời khuyên?
  • Những triệu chứng bệnh nha khoa phổ biến.
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY