Sức khỏe và đời sống hôm nay

Sức khỏe và đời sống

Đừng hại mình bằng mỹ phẩm

Mỹ phẩm làm đẹp cho da, đó là điều ai cũng biết. Thế nhưng có một số người sau khi dùng mỹ phẩm thì da bị kích thích, không dung nạp nổi…
Trong một số trường hợp thì da bị các hoạt chất của mỹ phẩm tấn công, một số trường hợp khác lại bị hại do tình trạng dị ứng mỹ phẩm.

Cần đề phòng tác hại của mỹ phẩm

Những phản ứng thường gặp khi sử dụng mỹ phẩm không thích hợp là:

- Viêm da kích thích: cảm giác nóng bỏng, đau dữ dội hay cảm giác kim châm thường liên quan đến nguyên nhân sử dụng những chất có tính tấn công chứa u-rê hay propylen glycol như: xà phòng, dầu gội đầu, sản phẩm tẩy rửa dùng trong nội trợ, kem chống già.

- Eczema tiếp xúc: da bị nổi đỏ do tiếp xúc trực tiếp sau một thời gian bị nhạy cảm trong nhiều năm sử dụng.

- Nổi mề đay do tiếp xúc: các protein thực phẩm như dầu arachide hay dầu mè thường là nguyên nhân.

Ngoài ra, trong mỹ phẩm thường chứa nhiều chất gây dị ứng, trong đó nước hoa là nguyên nhân gây dị ứng tiếp xúc hàng đầu. Ngoài ra còn phải kể đến các chất bảo quản như: rkathon CG, euxy K40, parabens, quaternium 15, germall 115, germall II, triclosan… Các tá dược như: lanoline, amerchol L101, PPD, các resin cũng như chất lọc tia nắng mặt trời cũng có thể là nguyên nhân gây hại cho da. Vì thế trong mọi trường hợp, trước khi sử dụng mỹ phẩm thì việc thử phản ứng da là cần thiết.

- Dị ứng: có thể xảy ra ngay làm viêm da, đỏ da, ngứa ngáy, nổi mề đay, có khi mụn nước nổi lên, tiết ra chất dịch. Phản ứng dị ứng có thể xảy ra chậm sau nhiều lần tiếp xúc.

- Nổi mụn do kem không thích hợp làm bít lỗ chân lông, chất bã tích tụ gây ra mụn.

- Nám da do các chất cảm quang có trong mỹ phẩm làm bắt nắng. Những chỗ bôi mỹ phẩm khi ra ngoài nắng sẽ bắt nắng làm da đỏ lên và lâu ngày làm nám da.

- Nhiễm độc da hoặc có thể lan tỏa khi thấm vào máu gây ngộ độc toàn thân. Cách đây khá lâu đã từng có trường hợp phấn rôm bôi da trẻ em gây nhiễm độc toàn thân vì chứa hóa chất độc.

Chọn và dùng mỹ phẩm để bớt hại da

Làn da thể hiện sức khỏe của con người: da mịn màng tươi trẻ hồng hào là người khỏe mạnh, da và niêm mạc mắt vàng là người bị bệnh gan, da xanh là người bị thiếu hồng cầu, da thâm đen là người nghiện M* t*y, còn da nhăn với những vết chân chim trên khóe mắt cho biết tuổi “vị thành… tiên” đang đến gần. Vì thế, nên để nhan sắc tự nhiên ngoại trừ trang điểm cần thiết khi giao tiếp ngoài xã hội. Khi cần thiết dùng mỹ phẩm, để hạn chế phần nào những tác dụng không mong muốn do mỹ phẩm mang lại, cần xác định da của mình thuộc loại da nhờn, da khô, da dễ bị dị ứng hay da bình thường… để chọn mỹ phẩm thích hợp. Tốt hơn hết là hỏi ý kiến các bác sĩ da liễu cũng như những chuyên viên thẩm mỹ có uy tín để chọn mỹ phẩm vì đôi khi mỹ phẩm danh tiếng, mắc tiền chưa hẳn là đã thích hợp, hoặc có thể làm hại da nhất là làn da tươi mọng của tuổi teen

DS. TRƯƠNG TẤT THỌ

Phấn “ngọc trai dỏm” biến thiếu nữ thành… “bà già 60”

Zhu Yan là một thiếu nữ 21 tuổi thuộc tỉnh Quảng Đông, Trung Quốc được tiếng là đẹp thanh lịch. Nàng đã mua và sử dụng một loại phấn ngọc trai rẻ tiền bôi lên mặt mỗi đêm để làm ẩm cho da. Rồi da nàng bắt đầu ửng đỏ, mềm đi và ngày càng bị tổn hại trầm trọng thêm lên đến mức nàng không còn dám đi khám bác sĩ nữa và cũng không dám đến trường để luôn ở trong nhà. Giờ đây, với tác hại của mỹ phẩm “dỏm”, nàng đã từ thiếu nữ 21 tuổi thành “bà già 60” với làn da mềm nhũn lại nhăn nheo. Chính loại phấn rẻ tiền đó đã làm cô bị bệnh aneoderma, một loại bệnh hiếm gặp làm da nhăn nhúm, lão hóa, mềm nhũn, trùng xuống do gặp mỹ phẩm chứa hóa chất độc.

Mạng Y Tế
Nguồn: Sức khỏe đời sống (http://suckhoedoisong.vn/dung-hai-minh-bang-my-pham-n31201.html)

Chủ đề liên quan:

my pham mỹ phẩm tac hai my pham

Tin cùng chuyên mục

Tin cùng nội dung

Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY