Sức khỏe và đời sống hôm nay

Sức khỏe và đời sống

Dùng nước mắm để ướp thịt sống là sai, vừa khiến thịt mất ngon lại trôi sạch dinh dưỡng

Nước mắm là gia vị được sử dụng nhiều nhất khi chế biến các món ăn. Tuy nhiên, việc nêm nước mắm sao cho đúng không phải ai cũng biết, đặc biệt là khi ướp thịt.

Sai lầm khi dùng nước mắm

- Không đun sôi nước mắm quá lâu sẽ làm phá hủy các chất dinh dưỡng cũng như làm nước mắm bị biến đổi mùi vị.

Ảnh minh họa.

- Không dùng nước mắm để ướp thịt còn sống vì loại gia vị này sẽ khiến thịt bị cứng và mất đi vị ngọt tự nhiên của thịt.

- không dùng nước mắm khi chế biến các món ăn từ tôm, tép kho… để tránh làm mất vị ngon, ngọt của các nguyên liệu này.

Không quan tâm tới thời gian ướp

Nhiều người thường ướp thịt rồi chế biến luôn hoặc ướp hàng tuần trời mới đem ra nấu nướng mà không quan tâm xem thịt ướp bao lâu thì dùng được hoặc hạn sử dụng của thịt đã ướp.

Theo chuyên gia dinh dưỡng, tùy theo từng loại thịt: Đối với thịt gà, thịt heo đã được tẩm ướp nếu bảo quản trong ngăn mát tủ lạnh có thể để được 3 ngày, tuy nhiên đối với thịt bò thì để được đến 5 ngày đấy nhé.

Nếu quan tâm tới nhiệt độ, ở nhiệt độ thấp thịt sẽ lâu ngấm gia vị hơn nhiệt độ bình thường hay nhiệt độ cao.

Tẩm ướp không đúng trình tự

Theo suy nghĩ của mọi người, khi gia vị được tẩm ướp vào thức ăn thì cần gì phải theo trình tự trước sau vì cuối cùng chúng cũng được trộn chung vào một bát/ đĩa.

Tuy nhiên, đó là quan niệm sai lầm khiến cho miếng thịt của bạn không ngấm được đều gia vị, nấu lên ăn không hề ngon.

Bạn nên ướp có trình tự: mặn - ngọt - thơm - cay

Mặn: muối, hạt nêm, nước mắm…

Ngọt: đường, bột ngọt, mật ong…

Thơm: hành tím, tỏi băm, rượu, tiêu, mè, cùng các loại lá thơm…

Cay: ớt, sa tế…

Nếu tẩm ướp thực phẩm số lượng nhỏ, bạn có thể ướp trực tiếp. bạn nên trộn lên một lần trước khi ướp một loại gia vị khác vào, như vậy gia vị sẽ đều hơn. nếu lượng thực phẩm cần ướp lớn, bạn nên trộn đều các loại gia vị vào một chén, sau đó rưới lên thực phẩm, nó sẽ giúp thịt thấm đều nước ướp hơn.

Cách ướp thịt nhanh ngấm gia vị và mềm ngon

– Để thịt nhanh ngấm gia vị: Khi ướp thịt, bên cạnh các gia vị thiết yếu, bạn cần cho thêm 1-2 thìa dầu ăn, rượu trắng, rượu vang, dấm gạo…. Đảm bảo chỉ trong 30 phút sau thịt sẽ ngấm hoàn toàn gia vị và dậy mùi thơm hấp dẫn.

– Để thịt nhanh mềm: Khi ướp bạn có thể cho thêm rượu trắng, một vài giọt nước cốt chanh, nước ép thơm nhé. Cách này rất hiệu quả khi bạn ướp các loại thịt có độ dai do thịt bị già hay cần làm mềm thịt trước khi chế biến các món tái, áp chảo, bít tết.

Theo Khỏe & Đẹp

Link bài gốc Lấy link

http://www.khoevadep.com.vn/dung-nuoc-mam-de-uop-thit-song-la-sai-vua-khien-thit-mat-ngon-lai-troi-sach-dinh-duong-d248922.html

Theo Khỏe & Đẹp

Mạng Y Tế
Nguồn: Doanh nghiệp VN (https://doanhnghiepvn.vn/doi-song/dung-nuoc-mam-de-uop-thit-song-la-sai-vua-khien-thit-mat-ngon-lai-troi-sach-dinh-duong/20210325082237895)

Tin cùng nội dung

  • Thịt dê được chế biến thành nhiều món ăn có giá trị dinh dưỡng và chữa bệnh. Trong “Tản Đà thực phẩm”, cố thi sĩ Tản Đà rất ca ngợi các món ăn từ dê; các món này ăn vừa ích khí, ôn bổ trung hạ tiêu, dùng trong trường hợp ốm yếu, đau lưng mỏi gối, sinh hoạt T*nh d*c kém, di tinh, mộng tinh...
  • Mùa hè với tiết trời nắng nóng, oi bức, là điều kiện thuận lợi để gây ra các bệnh của đường tiêu hóa, trong đó bệnh kiết lỵ là thường gặp nhất. Đông y có những bài Thuốc hay để điều trị chứng bệnh này.
  • Có rất nhiều lý do khiến cho nhiều người phải làm việc ban đêm. Tuy nhiên, làm việc thường xuyên về đêm khiến cơ thể mệt mỏi, dễ bị lão hóa sớm, khả năng miễn dịch giảm, da thô ráp, mắt kém và nhiều triệu chứng xấu khác.
  • Nhằm tăng cường công tác bảo đảm chất lượng, an toàn thực phẩm trong dịp mùa lễ hội Xuân năm 2015, Cục An toàn thực phẩm - Bộ Y tế đã đưa ra 10 nguyên tắc bảo đảm an toàn thực phẩm đối với cửa hàng ăn uống phục vụ lễ hội
  • Bình thường tất cả các loại thực phẩm đều có chứa một lượng nhỏ vi khuẩn. Việc xử lý thực phẩm kém, chế biến hoặc dự trữ thức ăn không thích hợp có thể làm vi khuẩn nhân lên thành số lượng đủ lớn để gây bệnh. Ký sinh trùng, virus, độc tố và hóa chất cũng có thể gây ô nhiễm thực phẩm và gây bệnh.
  • Bệnh nhân ung thư có thể được điều trị bằng một số loại Thuốc khác nhau. Kết hợp thức ăn và các loại Thuốc có thể làm giảm hoặc thay đổi hiệu quả của các loại Thuốc đó hoặc gây ra những tác dụng phụ có thể nguy hiểm đến tính mạng
  • Trong những câu chuyện hài hước với nhau, người ta luôn nhắc ăn sâu vào đầu chuyện “nước ngọt có ruồi giá 500 triệu đồng”.
  • Sỏi tiết niệu trong y học cổ truyền thuộc phạm vi chứng “Thạch lâm” với nguyên nhân chủ yếu là do cảm nhiễm thấp nhiệt bên ngoài, ăn quá nhiều đồ cay nóng, béo ngọt, uống rượu vô độ, rối loạn tình chí lâu ngày làm tổn thương các tạng phụ khiến thấp nhiệt nội sinh tụ lại ở đường tiết niệu mà tạo thành sỏi.
  • Dinh dưỡng là điều thiết yếu. Cần thay đổi chế độ ăn uống hợp lý và đầy đủ dinh dưỡng để tốt cho sức khỏe và tránh bị ngấy.
  • Nông sản hữu cơ phải được trồng trong điều kiện không sử dụng các chất hóa học và Thu*c trừ sâu. Nông dân phải sử dụng các phương pháp tự nhiên để khống chế các loại côn trùng và cỏ dại.
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY