Sức khỏe và đời sống hôm nay

Sức khỏe và đời sống

Dùng tay bắt rắn hổ chúa dài 2,5 mét, người đàn ông thập tử nhất sinh

Thấy con rắn hổ chúa dài 2,5 mét, nặng hơn 5 kg ở núi Bà Đen, tỉnh Tây Ninh, một người đàn ông dùng tay bắt sống. Không ngờ bị rắn quay lại cắn vào đùi nguy kịch.

Sau đó, người bạn đi cùng đã đưa bệnh nhân đến BV Đa khoa Tây Ninh để xử trí vết thương. Tại BV, bệnh nhân xuất hiện triệu chứng sụp mi, khó thở.

Do nọc độc rắn hổ chúa rất độc, nếu để nọc độc sẽ di chuyển vào các cơ quan trọng yếu của cơ thể như tim, não… sẽ dẫn đến Tu vong. Do đó, các bác sĩ tại đây BV Đa khoa Tây Ninh đã rửa sạch, dùng nẹp cố định chi bị cắn để hạn chế tối đa nọc độc rắn khuếch tán.

Lúc này, bệnh nhân có biểu hiện sốt nhẹ và khó thở. Bệnh nhân được đặt nội khí quản, bóp bóng và được chuyển đến BV Chợ Rẫy lúc 12h45 ngày 19/8.

Con rắn hổ chúa dài 4 mét, nặng hơn 5kg có nọc rắn vô cùng độc

Tại khoa Cấp cứu BV Chợ Rẫy, các bác sĩ hội chẩn nhanh đây là một trường hợp bị rắn hổ chúa cắn, biến chứng nhiễm độc thần kinh.

Ngay lập tức, bác sĩ khoa Cấp Cứu liên hội chẩn với đơn vị chống độc khoa Bệnh nhiệt đới của BV Chợ Rẫy, chuẩn bị máy thở và các phương tiện cấp cứu để hỗ trợ bệnh nhân.

Tại khoa Bệnh Nhiệt Đới của BV Chợ Rẫy, bệnh nhân liệt hoàn toàn tứ chi, đang bóp bóng giúp thở và đồng tử dãn to, mất phản xạ ánh sáng. Do đó, các bác sĩ cho bệnh nhân dùng máy thở hỗ trợ hô hấp, Thu*c an thần. Đồng thời sử dụng huyết thanh kháng nọc rắn đặc hiệu.

Con rắn hổ chúa đã được BV Chợ Rẫy lấy ra (ảnh: BSCC)

Sau khi sử dụng 10 lọ Thu*c huyết thanh và đánh giá lại, bệnh nhân có phản xạ đầu tiên là cử động được tay chân, mở mắt.

“Đến thời điểm hiện tại, bệnh nhân đã tỉnh. Cử động được tay chân theo y lệnh. Tuy nhiên vẫn còn phải thở máy. Nọc độc của rắn hổ chúa ngoài việc làm tổn thương các thần kinh cơ, liệt cơ thì còn gây ra biến chứng tổn thương cơ tim. Do đó trong đêm nay, bệnh nhân vẫn phải được theo dõi biến chứng về tim mạch” - BS Nguyễn Ngọc Sang cho biết.

Theo các chuyên gia y tế, rắn hổ chúa là một loài rắn lớn và nọc độc có độc tính rất cao, nạn nhân bị rắn cắn hổ chúa cắn thường tỷ lệ Tu vong cao nếu không được xử lý, cấp cứu kịp thời. Do đó khi bị rắn cắn cần phải băng bó kỹ vết thương, không để nọc độc di chuyển đến các cơ quan trọng yếu của cơ thể như tim, não...

Tin vui 'đặc biệt' cho bác sỹ và đoàn bay quả cảm đón 129 công dân từ Guinea Xích đạo

Sau 3 tuần cách ly y tế tại Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương, chiều ngày 19/8, các thành viên trong chuyến bay quả cảm (gồm nhân viên y tế, phi công và tiếp viên) giải cứu 219 công dân tại Guinea Xích đạo về nước ngày 29/7 đã được xuất viện.

Bệnh nhi mắc bệnh tim nhỏ tuổi nhất Việt Nam được cứu nhờ kỹ thuật đặc biệt

Bệnh nhi hơn 5 tháng tuổi, mắc bệnh thông liên thất lớn phần cơ – tăng áp lực động mạch phổi rất nặng đã được các bác sĩ Bệnh viện Hữu nghị Việt Đức điều trị thành công bằng kỹ thuật Hybrid.

Bà bầu nên biết những điều này để an toàn cả mẹ lẫn con trong mùa dịch COVID-19

Bộ Y tế, Tổ chức Y tế thế giới và Quỹ Nhi đồng Liên Hiệp Quốc vừa đưa ra lời khuyên về chăm sóc phụ nữ mang thai trong mùa dịch COVID-19.

Chủ quan khi 'hai hòn bi' nằm lạc chỗ, người đàn ông 44 tuổi mắc ung thư tinh hoàn

Bệnh nhân N.X.K, 44 tuổi, ở Phú Thọ có tiền sử tinh hoàn ẩn – tinh hoàn nằm trong bụng mà không nằm ở vị trí bình thường ở bìu từ nhỏ. Bệnh nhân đã có vợ và 3 con. Khoảng 1 năm nay xuất hiện khối đau tức ở hố chậu phải, thấy dấu hiệu bất thường nên tới Bệnh viện Hữu nghị Việt Đức khám.


Uyên Phương - Hương Chi

Mạng Y Tế
Nguồn: Tiền phong (https://www.tienphong.vn/suc-khoe/dung-tay-bat-ran-ho-chua-dai-25-met-nguoi-dan-ong-thap-tu-nhat-sinh-1708361.tpo)

Tin cùng nội dung

  • TS. Vũ Trường Khanh, Phó trưởng khoa Tiêu Hóa, BV Bạch Mai đã đưa ra những lời khuyên hữu ích cho bệnh nhân trước và sau nội soi đại tràng.
  • Hiểu về những thực phẩm có tác động xấu tới tình trạng viêm loét đại tràng sẽ giúp chúng ta “dễ sống” hơn với căn bệnh này.
  • Đứng bên bờ sinh tử, nhiều ca bệnh bắt buộc phải phẫu thuật sớm, nhưng nghiệt ngã thay, các bác sĩ lại gặp khó khăn vì người nhà bệnh nhân thà đưa người thân về… chờ ch*t chứ không chịu mổ xẻ. Người thầy Thu*c phải làm sao?
  • Chào Mangyte, Tôi là nhân viên văn phòng, gần đây hay bị đau nửa đầu, muốn đi khám bệnh thử xem sao. Tôi muốn đến BV Chợ Rẫy nhưng thấy khám bảo hiểm đông quá, muốn khám dịch vụ cho nhahh. Nhờ Mangyte hướng dẫn tôi nên khám khoa nào, làm sao để đỡ tốn thời gian nhất? Tôi xin cảm ơn! (Minh Phát – Đồng Nai)
  • Tôi ở Ninh Thuận, hè này đưa các cháu đi Sài Gòn chơi, nhân tiện muốn đến BV Chợ Rẫy khám bệnh đau vai gáy. Xem trên Mangyte thì thấy triệu chứng của tôi giống bệnh đó lắm. Nghe nói BV Chợ Rẫy có dịch vụ hẹn giờ qua điện thoại để đỡ phải chen chúc, nhờ Mangyte hướng dẫn tôi với! Tôi cảm ơn rất nhiều! (Hiếu Minh - Ninh Thuận)
  • Cho tôi hỏi, tôi muốn khám sức khỏe xuất cảnh ở BV Chợ Rẫy thì cần làm thủ tục gì, chi phí bao nhiêu vậy? Bao lâu thì có kết quả?
  • Chú tôi được phẫu thuật tim ở TPHCM và từ nay về sau phải uống Thuốc chống đông máu. Bữa trước mưa lớn, nhà dột làm ướt toa Thuốc và tờ giấy ghi lời dặn của bác sĩ, mà chú thím tôi lớn tuổi nên không nhớ hết. Tôi muốn hỏi kỹ lại về Thuốc này và chế độ ăn uống, sinh hoạt của chú tôi thì phải hỏi ở đâu? Cảm ơn Mangyte rất nhiều! (Nguyễn Văn Thành – Cai Lậy, Tiền Giang)
  • Chào Mangyte.vn, Xin tư vấn giúp tôi, TPHCM có dịch vụ chăm sóc tại nhà cho bệnh nhân ung thư giai đoạn cuối không? Phải liên hệ ở đâu? Mong nhận được sự giúp đỡ của quý báo. Chân thành cảm ơn. (Lê Thị Phượng - Tô Ký, Quận 12, TPHCM)
  • Chăm sóc giảm nhẹ đối với bệnh nhân ung thư giai đoạn muộn bao gồm liệu pháp dinh dưỡng (xem phần Điều trị triệu chứng) và/hoặc điều trị bằng Thu*c
  • Mọi người đều cần có một chế độ ăn uống khoa học và thường xuyên tập thể dục để có sức khỏe tốt và ngăn ngừa bệnh tật. Bệnh nhân ung thư có những nhu cầu sức khỏe đặc biệt, bởi vì họ phải đối mặt với những nguy cơ liên quan đến tác dụng phụ muộn cũng như sự tái phát của căn bệnh này
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY