Cho tới giữa thế kỷ trước, đa số thầy Thuốc vẫn nghĩ tử cung là một môi trường bảo vệ thai và là một lá chắn đối với môi trường bên ngoài. Ngày nay, quan niệm hàng rào nhau thai cần loại bỏ.
Thuốc có thể gây hại thai vào bất cứ thời điểm nào trong thời kỳ mang thai. Bao giờ cũng phải nhớ điều này mỗi khi kê đơn cho phụ nữ ở tuổi mang thai.
Thuốc có thể gây nhiều tác hại tới thai đang lớn, phụ thuộc vào thời gian tiếp xúc. Trong hai tuần đầu kể từ khi thụ thai đến giai đoạn đầu chưa biết có thai, phôi được coi là kháng với tác dụng gây quái thai của Thuốc. Giai đoạn tối quan trọng của phát triển phôi, khi các hệ thống cơ quan phát triển, bắt đầu khoảng 17 ngày sau thụ thai và hoàn thành vào ngày thứ 60 đến 70. Tiếp xúc với một số Thuốc trong giai đoạn này (ngày thứ 17-70) có thể gây khuyết tật bẩm sinh lớn.
Trong 3 tháng thứ nhì và thứ ba của thai kỳ, Thuốc có thể tác động đến phát triển tăng trưởng và chức năng của thai và gây độc cho mô thai; Thuốc cho ngay trước thai kỳ đến hạn hoặc trong lúc chuyển dạ đẻ có thể có tác dụng xấu đến chuyển dạ hoặc cho trẻ sơ sinh sau khi đẻ. Thuốc chuyển hóa chậm hơn nhiều ở người mang thai so với khi không mang thai.
Thực nghiệm trên động vật cung cấp rất nhiều thông tin liên quan đến tác dụng gây quái thai của Thuốc. Nhưng không may là các kết quả trên thực nghiệm không thể suy từ động vật sang người được. Kinh nghiệm dùng Thuốc trong thời kỳ mang thai còn hạn chế. Do đó Thuốc chỉ được kê đơn trong thời kỳ mang thai khi lợi ích đối với bà mẹ lớn hơn nguy cơ đối với thai, và phải tránh dùng tất cả các Thuốc, nếu có thể được trong ba tháng đầu thai kỳ. Không có một Thuốc nào được coi là an toàn 100% cho thai đang phát triển. Khi kê đơn, nên chọn các Thuốc đã được dùng rộng rãi trong thời kỳ mang thai và thường tỏ ra an toàn hơn là kê đơn dùng Thuốc mới hoặc chưa được thử thách, và phải dùng liều thấp nhất có hiệu quả.
Một vài Thuốc đã được kết luận gây quái thai ở người nhưng không có một Thuốc nào có thể coi là an toàn tuyệt đối trong thời kỳ đầu mang thai.
Trẻ nhỏ có thể bị nhiễm độc khi một lượng đủ lớn Thuốc vào sữa có tác dụng dược lý. Hầu hết các Thuốc bà mẹ dùng đều qua sữa ở một mức độ nào đó.
Một vài Thuốc (thí dụ ergotamin) dùng cho bà mẹ cho con bú có thể gây độc cho trẻ nhỏ, trong khi đó các Thuốc khác (thí dụ digoxin) lại ít tác động đến trẻ sơ sinh. Ý nghĩa của nhiều bảng nồng độ Thuốc trong sữa mẹ chỉ có nghĩa là Thuốc có vào trong sữa nhưng không đưa ra được lời khuyên nào cho thầy Thuốc. Thầy Thuốc cần biết các kết quả nghiên cứu trên động vật trong lĩnh vực này và nguy cơ tiềm tàng đối với trẻ bú mẹ khi mẹ dùng Thuốc. Nhưng đối với nhiều Thuốc, hiện nay chưa có sẵn số liệu để hướng dẫn. Quyết định cuối cùng phải tùy từng trường hợp, tùy theo đặc điểm bệnh và phương thức điều trị. Thầy Thuốc bao giờ cũng phải cân nhắc tỷ lệ nguy cơ trên lợi ích khi kê đơn bất cứ một Thuốc nào cho người mẹ cho con bú. Nếu sau khi cân nhắc nguy cơ trên lợi ích, mà thầy Thuốc quyết định phải dùng Thuốc cho mẹ, thì lúc đó phải làm cho trẻ nhỏ tiếp xúc ít nhất với Thuốc bằng cách cho mẹ dùng Thuốc mỗi lần ngay sau khi cho con bú. Một quy tắc tốt là: Nếu dùng Thuốc trực tiếp cho trẻ mà an toàn thì Thuốc đó cũng thường an toàn khi dùng cho người mẹ cho con bú.
Cũng như khi mang thai, Thuốc thường được kê cho bà mẹ cho con bú để chữa các triệu chứng mà không cần thiết phải điều trị. Nếu các bà mẹ được thầy Thuốc cho biết về các nguy cơ có thể xảy ra với đứa trẻ thì hầu hết họ thà chịu đựng các triệu chứng đó hơn là dùng Thuốc và ngừng cho con bú.
Nguồn: Internet.Chủ đề liên quan:
dùng thuốc trong thời kỳ mang thai và cho con bú mang thai thời kỳ thời kỳ mang thai trong thời kỳ