Một xã hội văn minh, lịch sự như xứ sở anh đào nhưng bạn chẳng thấy họ nhường trên kính dưới, đó là lý do nhiều người thắc mắc không hiểu vì sao người Nhật không nhường ghế cho người già?
Nếu ở Việt Nam bạn có thói quen nhường chỗ cho người già, phụ nữ có thai thì khi đến Nhật bạn chớ vội có hành động tương tự. “Kính trên nhường dưới” có thể là lời khuyên răn của người lớn tuổi dạy con cháu của mình nhưng điều này không thực sự hiệu quả ở đất nước có dân số già như xứ sở hoa anh đào. Do đó, nếu bắt gặp người Nhật không nhường ghế cho người già, bạn cũng đừng quá ngạc nhiên.
Trên tàu điện, thực sự hiện tượng nhường chỗ ngồi là tương đối ít, ngoài việc do người Nhật Bản tương đối hờ hững với ý thức “kính lão”, không có dìu dắt nâng đỡ người già, không có thói quen nhường chỗ cho người già, cũng có nguyên nhân khác là bởi vì việc xã hội hóa người già, rất nhiều người Nhật Bản có nhận thức về “người cao tuổi” hoàn toàn không giống với chúng ta.
Thực tế là mỗi ngày số lượng người đi làm, đi học rất lớn, dẫn đến các toa tàu điện ở Nhật Bản luôn trong tình trạng chật cứng nên việc di chuyển, nhường ghế cho ai đó cũng là việc rất khó khăn, hiếm có khoảng trống trong tòa tàu để di chuyển.
Hơn nữa, có một chỗ ngồi trong những giờ cao điểm chẳng khác gì tìm được một ốc đảo khi đang lang thang giữa sa mạc, nên không ai muốn nhường sự thoải mái, dễ chịu cho người khác. Vì thế, người Nhật không nhường ghế cho người già cũng là điều dễ hiểu khi tất cả họ đang trong tình trạng "cá đóng hộp" cực kỳ khó di chuyển.
Có thể bạn quan tâm:
Lì xì ngày Tết: Phong tục nhỏ, bài học lớn về giá trị đồng tiền ở Nhật BảnXứ sở mặt trời mọc là nơi phải đấu tranh với thiên nhiên trong điều kiện khắc nghiệt để đảm bảo
cuộc sống, từ đó đã tạo ra một ý chí, một nghị lực kiên cường, đoàn kếti. Cộng thêm tinh thần võ sỹ đạo đã ngấm trong máu của mình, họ muốn bản thân phải tự lập, tự cường nên khi bạn nhường ghế sẽ khiến họ cảm thấy họ gây phiền toái. Do đó, dù cho bạn có ý tốt là nhường ghế ngồi, cũng không có nghĩa là người khác phải đồng ý tiếp nhận lòng tốt của bạn, họ không muốn tiếp nhận ân huệ của người khác
Đặc biệt, dù là đất nước có dân số già nhưng đối với những người Nhật Bản không muốn bị xem mình đã già và thực tế bản thân những người cao tuổi đều có sức khỏe rất tốt. Hơn nữa, họ quan niệm rằng dù trong hoàn cảnh nào, ở độ tuổi nào, tự lập vẫn phải được đặt lên hàng đầu, họ không thể dựa dẫm vào người khác để được an nhàn, thoải mái.
Họ coi việc thích nghi với những toa tàu đông nghẹt vào buổi sáng là điều hết sức bình thường và họ thực sự đủ khả năng để làm điều đó. Hành động bạn nhường ghế với ý định tốt đẹp nhưng lại có thể gây ra tác dụng ngược lại. Dù họ sẽ vẫn cảm ơn bạn lúc ấy, nhưng họ cũng sẽ một mực từ chối ngồi vào chỗ đó và trong lòng họ sẽ âu sầu, buồn phiền vì họ có thể nghĩ trong mắt bạn, họ là một người yếu đuối, cần những ưu tiên đặc biệt.
Lời khuyên là nếu bạn có ý định nhường chỗ, hãy giả bộ là mình sắp xuống xe, quay đầu đi ra cửa xe, hay là sẵn sàng đi tới một khoang tàu khác. Đừng nói lời nào mà đứng lên, bỏ đi, để lại chỗ ngồi trống là tốt rồi. Người ta nếu thấy cần chỗ ngồi trống kia, thì họ tự nhiên sẽ đi đến và ngồi xuống.
Tham khảo:
Kappa - loài thủy quái có thật trong niềm tin của người Nhật Bản Cuối cùng, người Nhật Bản vô cùng coi trọng sự bình đẳng, muốn ai cũng được đối xử như nhau, họ không thích được nhường nhịn. Nhất là khi bản thân chưa nỗ lực thì không xứng đáng được quà. Bởi vậy, ai lên tàu trước, người đó sẽ có ghế ngồi, người đến sau sẽ phải đứng, đó là điều dĩ nhiên. Bạn phải bỏ rất nhiều công sức để có được chỗ ngồi ấy, và người Nhật không muốn nhận những thứ họ không phải nỗ lực mà vẫn đạt được. Họ thực sự không chỉ sống cho bản thân mình mà họ luôn luôn nghĩ tới người khác, họ thực sự không chỉ sống một đời của mình, mà họ còn muốn sống tốt để tích đức cho những con cháu đời sau. Đó là tinh thần sâu sắc đáng quý đằng sau hành động: người Nhật không nhường ghế cho người già.
MiMo