Bài thuốc dân gian hôm nay

Dược thiện cho người mắc chứng hàn thấp

Người mắc chứng hàn thấp thường có biểu hiện chủ yếu: đầu và mình nặng nề, các khớp xương co duỗi khó và đau, sợ lạnh, đau bụng, tiêu chảy,...

Tin liên quan

Chứng hay gặp trong các bệnh: vị quản thống, hoắc loạn, tiết tả, lị tật, tý chứng. Sau đây là 11 món ăn Thu*c hỗ trợ trị bệnh.

Thịt dê 150g, củ cải trắng 200g, thảo quả 3g, trần bì 3g, riềng 6g, hành củ, lá lốt, tiêu bột, bột gia vị vừa đủ. Thịt dê làm sạch luộc chín thái lát; củ cải rửa sạch thái lát; thảo quả, trần bì, riềng đập giập gói trong vải màn. Tất cả cho trong nồi thêm nước đun sôi, vớt bọt, đun nhỏ lửa cho chín nhừ, bỏ gói dược liệu và bã gừng hành, nêm gia vị, lá lốt, ăn nóng 1 - 2 lần trong ngày. Món này rất tốt cho người đau quặn bụng do tỳ vị hư hàn, nôn oẹ, tiêu chảy.

Vịt tiềm đinh hương, nhục quế, thảo khấu tốt cho người tỳ vị hư nhược, kinh nguyệt không đều, đau bụng do lạnh; đau nhức cơ xương khớp; viêm khí phế quản…

vịt nửa con làm sạch; đinh hương 5g, nhục quế 5g, thảo khấu 5g. Dược liệu đun sôi trong 20 phút, lọc lấy 3 lít nước, bỏ bã. Cho vịt vào nồi nước dược liệu hầm nhỏ lửa cho chín và cạn nước. Thắng nước hàng, thêm bột gia vị, đường phèn trộn đều tưới lên vịt, tiếp tục đun nhỏ lửa, lật qua lật lại vịt cho ngấm nước đều và chín đỏ; cho ít dầu vừng láng đều chiên bóng là được, thái lát ăn. Món này tốt cho người tỳ vị hư nhược, kinh nguyệt không đều, đau bụng do lạnh, đầy bụng, nôn ra thức ăn do trúng hàn; đau nhức cơ xương khớp, viêm khí phế quản, phù nề.

Cành nụ lá lốt khô 30g, hạt tiêu 30g, quế 12g, gạo tẻ 80g, hành tươi một nắm. Lá lốt khô, hạt tiêu, quế tán mịn thành bột Thu*c, mỗi lần dùng 9g. Cũng có thể dùng lá lốt tươi thái nhỏ 20 - 30g và bột quế, bột tiêu 6g. Đầu tiên nấu nước hành tươi gạn lấy nước bỏ bã, cho tiếp gạo tẻ nấu cháo, cháo chín cho bột Thu*c vào khuấy đều, ăn khi đói. Dùng cho người bị đầy bụng không tiêu, chán ăn do hư hàn, hàn thấp.

bạch truật 24g, vỏ quất 14g, gạo tẻ 80g. Bạch truật, vỏ quất gói trong vải màn, cùng với gạo tẻ cho vào nồi, đổ nước vừa đủ nấu cháo, cháo chín thì bỏ bã Thu*c, thêm đường hoặc muối, bột gia vị là được. Món này thích hợp cho người bị tiêu chảy, đầy bụng chán ăn.

sinh bạch truật 250g, đại táo 250g, bột gạo hoặc bột mì 500g. Bạch truật nghiền thái nhỏ, rang chín, đại táo đồ chín bỏ hạt, trộn đều, là với bột mì, làm bánh; hấp chín hay nướng, dùng ăn điểm tâm. Món này rất tốt cho người cao tuổi, người suy nhược, trẻ nhỏ ăn kém, tiêu chảy mạn tính.

thịt bò 200g thái lát; gừng tươi 30 - 40g gọt vỏ đập giập; các gia vị (tỏi, bột tiêu, mắm muối). Trộn bóp đều thịt bò thái lát với các gia vị, để 15 - 30 phút cho ngấm đều, đặt lên bếp đun nhỏ lửa cho đến khi chín nhừ. Món này thích hợp cho người ăn uống không tiêu, đầy trướng bụng.

cá diếc 300g, củ cải 100g, cà rốt 100g, nước đậu nành 1 lít. Cá làm sạch, cắt khúc; củ cải, cà rốt rửa sạch thái miếng. Nước bột đậu đun sôi, thả cá vào, cho củ cải, cà rốt, thêm gừng, hành tươi đập giập và gia vị, hầm nhừ. Khi ăn thêm tương dấm hoặc vắt chanh (có thể cho khế cùng hầm). Ăn khi đói. Dùng rất tốt cho người bị đầy bụng, lạnh bụng không tiêu, ăn kém, suy nhược cơ thể.

cá diếc 1 con làm sạch bỏ ruột, để nguyên vẩy gỡ mang, cho ít phèn chua bằng hạt lạc đã đập vụn vào bụng cá, nướng chín. Ăn với dấm, mắm, gia vị. Dùng cho người mắc hội chứng lỵ, đại tiện nhiều lần trong ngày.

cá bống làm sạch, thêm gừng tươi, tiêu ớt và gia vị; kho khô nhừ. Món này tốt cho người cao tuổi, trẻ em, phụ nữ có thai hoặc sau sinh ăn kém, chậm tiêu, tiêu chảy, kiết lỵ.

BS. Tiểu Lan

Mạng Y Tế
Nguồn: Sức khỏe đời sống (https://suckhoedoisong.vn/duoc-thien-cho-nguoi-mac-chung-han-thap-n154334.html)

Chủ đề liên quan:

chứng hàn thấp

Tin cùng nội dung

  • Chứng hàn thấp do hàn tà từ ngoài xâm phạm (sương mưa lạnh, nằm ngồi nơi ẩm ướt, ăn thức ăn sống lạnh) kết hợp với tỳ dương không mạnh dẫn đến thủy thấp ứ đọng ở trong.
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY