Hô hấp hôm nay

Em trị lao được hơn 2 tháng mà vẫn ho ra máu, có phải bệnh đang tiến triển?

Tình trạng ho có giảm nhưng khi ho bị tức ngực trái. Thỉnh thoảng khi ho khạc có dính ít máu trong đờm.

Thưa bác sĩ,

Em đang điều trị lao được 2 tháng 10 ngày, tình trạng ho có giảm nhưng khi ho bị tức ngực trái thỉnh thoảng vào buổi sáng khi ho khạc có dính ít máu trong đờm và nước bọt.

Cách đây khoảng nửa tháng vào buổi sáng em có ho ra máu khoảng vài ngày là hết và đến giờ thì thỉnh thoảng vào buổi sáng có ho khạc dính tí máu. Em đang rất lo lắng không biết việc điều trị lao có tiến triển không? Xin bác sĩ giải đáp. Em cảm ơn!

(Đình Tiến – tienx…@gmail.com)

Chào Đình Tiến,

Nếu bạn đã được chẩn đoán lao phổi thì theo quy định của Chương trình Chống lao Quốc gia, thời gian điều trị bệnh của bạn sẽ kéo dài khoảng 8 tháng. Giai đoạn đầu trong quá trình điều trị gọi là giai đoạn tấn công khoảng 2 tháng (nếu BN mắc bệnh lần đầu) hay 3 tháng (nếu đã từng điều trị lao hay uống Thu*c lao > 1 tháng).

Thông thường sau giai đoạn điều trị tấn công trên, BN sẽ được xét nghiệm soi đàm trực tiếp tìm vi khuẩn lao để đánh giá của bệnh nhằm có hướng xử trí tiếp trong giai đoạn tiếp theo. Nếu kết quả này là âm tính, BN được chuyển sang giai đoạn củng cố, còn ngược lại, là dương tính, giai đoạn tấn công sẽ kéo dài thêm 1 tháng nữa rồi BN mới được chuyển sang giai đoạn củng cố.

Như vậy, việc đánh giá tình trạng bệnh phải dựa vào kết quả xét nghiệm đàm sau giai đoạn tấn công, chứ không dựa trên triệu chứng khạc ra máu. Do đó, bạn đừng quá lo lắng.

AloBacsi chưa rõ bạn đã từng bị lao chưa, đã được BS điều trị chẩn đoán phân loại bệnh lao của bạn là gì? Vì dựa trên cơ sở phân loại bệnh mới biết được thời điểm bạn cần phải xét nghiệm đàm để đánh giá của bệnh.

Hy vọng rằng lời giải thích trên giúp bạn hiểu được một chút về bệnh của mình.

Thân ái!

BS-CK1 Nguyễn Minh Thu

Mạng Y Tế
Nguồn: Alo bác sĩ (http://alobacsi.com/em-tri-lao-duoc-hon-2-thang-ma-van-ho-ra-mau-co-phai-benh-dang-tien-trien-n67566.html)

Tin cùng nội dung

  • Khi thấy các vết bầm tím trên da xuất hiện thường xuyên, chúng ta không nên chủ quan bởi vì rất có thể đó là triệu chứng của bệnh xuất huyết giảm tiểu cầu.
  • Có rất nhiều nguyên nhân có thể được nhắc tới khi bạn có dấu hiệu xuất tinh ra máu như viêm túi tinh, viêm đường dẫn tinh, viêm tuyến tiền liệt, viêm niệu đạo.
  • Tôi 42 tuổi, sức khỏe bình thường. Gần đây, tôi hay đi tiểu buốt và nước tiểu mấy hôm nay có màu hơi hồng giống như máu nên tôi rất lo lắng.
  • Tôi đi khám thì được biết bị nôn ra máu do rách thực quản. Xin bác sĩ nói rõ về bệnh này, nguyên nhân do đâu và cách phòng chữa.
  • Em bị viêm nang lông, nhưng khi dùng Thu*c thì thấy xuất hiện triệu chứng nóng ở đầu tiết niệu, rất khó chịu. Trước đó em có đi tiểu ra máu cục.
  • Lúc đầu đi tiểu rất nhiều lần, mỗi lần tiểu 1 ít và máu ra vài giọt. Bây giờ em đi tiểu ít lại nhưng vẫn ra máu, bụng đau buốt.
  • Ở người có tuổi trên 45, tiểu ra máu là triệu chứng khởi đầu của một chấn thương hoặc một bệnh ở thận - tiết niệu, đặc biệt là bệnh ung thư đang xảy đến trong cơ thể người bệnh.
  • Bác sĩ trên mangyte ơi, Cho em hỏi, em có người nhà mắc bệnh lao đang được điều trị tại Trạm y tế Phường Long Hưng - Thị Xã Tân Châu, An Giang và đang điều trị đến tuần thứ tư. Bác sĩ điều trị chích Thuốc vào mỗi sáng 7h30 nhưng chủ nhật thì nghỉ không chch. Vậy cho em hỏi như thế có đúng không? Em xin cảm ơn.
  • Nôn ra máu là triệu chứng thường do bệnh lý ở đường tiêu hóa trên, bao gồm: thực quản, dạ dày, và đoạn đầu ruột non (hành tá tràng). Nôn ra máu thường co chảy máu thực quản, dạ dày, tá tràng
  • Đi tiêu ra máu là thuật ngữ y khoa, dùng để mô tả máu xuất hiện trong phân. Tìm hiểu triệu chứng, nguyên nhân đại tiện, đi tiêu, đi cầu ra máu.
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY