Kinh tế xã hội hôm nay

Ép buộc nhân viên trực Tết có thể bị phạt tới 75 triệu đồng

Theo Luật Lao động 2020, người sử dụng lao động phải trả tiền làm thêm giờ gấp 4 tiền lương ngày bình thường (ban ngày) và gần gấp 5 lần nếu làm ban đêm cho nhân viên làm ngày Tết Âm lịch sắp tới.

Tiền trực Tết gần gấp 5

Ngày tết là ngày người lao động (nlđ) trên cả nước được nghỉ làm và hưởng nguyên lương. tuy nhiên, không thiếu các công ty vì tính chất công việc mà bắt buộc phải có người trực liên tục trong những ngày này.

tan-bi-thu-hoang-trung-hai-tham-hoi-dong-vien-cac-don-vi-truc-tet-3
Các đơn vị, doanh nghiệp cần điều chỉnh ngay tiền công cho cán bộ công nhiên viên trực Tết.

Trước tiên, nlđ phải đồng ý làm vào ngày tết, sẽ được tính là làm thêm giờ vào ngày nghỉ, lễ. đồng thời, người sử dụng lao động có trách nhiệm trả tiền làm thêm giờ cho nhân viên của mình.

Tiền lương làm thêm giờ trong những ngày tết nguyên đán tân sửu năm 2020 được tính theo quy định tại điều 97 bộ luật lao động mới chỉ rõ “ít nhất bằng 300% chưa kể tiền lương ngày lễ, ngày nghỉ có hưởng lương”. do đó, nếu nlđ làm thêm giờ trong ngày tết âm lịch sắp tới, tính cả tiền lương của ngày hôm đó thì nlđ làm việc ban ngày sẽ được hưởng 400% tiền lương của ngày làm việc bình thường.

Còn đối với người lao động làm thêm vào ban đêm những ngày tết này, tiền làm thêm được tính theo quy định tại khoản 2 và khoản 3, điều 97 bộ luật trên như sau: nlđ làm việc vào ban đêm thì được trả thêm ít nhất bằng 30% tiền lương tính theo đơn giá tiền lương hoặc tiền lương theo công việc của ngày làm việc bình thường.

Trường hợp làm thêm giờ vào ban đêm thì ngoài việc trả lương theo thời gian làm việc thực tế, tiền lương làm thêm giờ, NLĐ còn được trả thêm 20% tiền lương tính theo đơn giá tiền lương hoặc tiền lương theo công việc làm vào ban ngày. Căn cứ quy định trên, nếu tính cả tiền lương của ngày Tết thì NLĐ sẽ được hưởng 490% tiền lương của ngày làm việc bình thường.

Do đó, chỉ khi nlđ đồng ý, người sử dụng lao động mới được “yêu cầu” nhân viên của mình đi làm ngày tết âm lịch sắp tới và phải trả tiền làm thêm giờ bằng 400% tiền lương ngày bình thường nếu làm ban ngày và 490% tiền lương nếu làm thêm vào ban đêm cho nlđ.

Xử phạt khi “ép buộc” trực Tết

Hướng dẫn luật lao động 2020, các hình thức xử phạt các vi phạm về giờ làm việc, thời gian nghỉ ngơi của người lao động được quy định tại khoản 2, 3 điều 17 nghị định 28/2020/nđ-cp theo các mức độ và hình thức đối với người sử dụng lao động nhẹ nhất là 2 triệu đồng và cao nhất lên tới 75 triệu đồng.

Người lao động PVCFC
Người lao động PVCFC luôn được chăm lo đầy đủ về chế độ theo đúng quy định pháp luật.

Theo đó, phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với người sử dụng lao động có một trong các hành vi sau đây: không bảo đảm cho người lao động nghỉ trong giờ làm việc, nghỉ chuyển ca, nghỉ về việc riêng, nghỉ không hưởng lương đúng quy định; không rút ngắn thời giờ làm việc đối với người lao động trong năm cuối cùng trước khi nghỉ hưu theo quy định; không thông báo bằng văn bản cho cơ quan chuyên môn giúp ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương quản lý nhà nước về lao động tại địa phương về việc tổ chức làm thêm giờ từ trên 200 giờ đến 300 giờ trong một năm.

Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với người sử dụng lao động có hành vi vi phạm quy định của pháp luật về nghỉ hằng tuần hoặc nghỉ hằng năm hoặc nghỉ lễ, tết.

Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 25.000.000 đồng đối với người sử dụng lao động có một trong các hành vi sau đây: thực hiện thời giờ làm việc bình thường quá số giờ làm việc theo quy định của pháp luật: thời giờ làm việc bình thường không quá 8 giờ trong 1 ngày (trường hợp thời giờ làm việc theo tuần thì thời giờ làm việc bình thường không quá 10 giờ trong 1 ngày) và không quá 48 giờ trong 1 tuần;

Huy động người lao động làm thêm giờ mà không được sự đồng ý của người lao động, trừ trường hợp: thực hiện lệnh động viên, huy động bảo đảm nhiệm vụ quốc phòng, an ninh theo quy định của pháp luật; thực hiện các công việc nhằm bảo vệ tính mạng con người, tài sản của cơ quan, tổ chức, cá nhân trong phòng ngừa và khắc phục hậu quả thiên tai, hỏa hoạn, dịch bệnh nguy hiểm và thảm họa, trừ trường hợp có nguy cơ ảnh hưởng đến tính mạng, sức khỏe của người lao động theo quy định của pháp luật về an toàn, vệ sinh lao động.

Phạt tiền đối với người sử dụng lao động khi có hành vi huy động người lao động làm thêm giờ vượt quá số giờ quy định (bảo đảm số giờ làm thêm của người lao động không quá 50% số giờ làm việc bình thường trong 1 ngày; trường hợp áp dụng quy định thời giờ làm việc bình thường theo tuần thì tổng số giờ làm việc bình thường và số giờ làm thêm không quá 12 giờ trong 1 ngày; không quá 30 giờ trong 1 tháng và tổng số không quá 200 giờ trong 1 năm, trừ một số ngành, nghề, công việc hoặc trường hợp khác theo quy định pháp luật được làm thêm giờ không quá 300 giờ trong 1 năm) hoặc quá 12 giờ trong 1 ngày khi làm thêm vào ngày nghỉ lễ, tết và ngày nghỉ hằng tuần theo một trong các mức tùy theo số lượng người lao động. nhẹ nhất là từ 5-10 triệu đồng (1-10 người) và cao nhất là 60-75 triệu đồng (từ 301 người lao động trở lên).

Có thể thấy rằng, luật lao động 2020 đã và đang khẳng định quyền của người lao động cũng như tăng nặng mức xử phạt đối với người sử dụng lao động (cá nhân - tổ chức) nhằm mục đích bảo vệ tốt hơn về quyền và lợi ích hợp pháp của người lao động. các cá nhân - tổ chức cần sớm cập nhật vào quy định chế độ tiền lương để tránh việc bị thanh tra lao động "sờ gáy" vào đúng dịp xuân mới tân sửu này.

Người sử dụng lao động là tổ chức bao gồm: Cơ quan nhà nước thực hiện hành vi vi phạm, trừ trường hợp thuộc nhiệm vụ quản lý nhà nước được giao; Doanh nghiệp được thành lập và hoạt động theo pháp luật Việt Nam; chi nhánh, văn phòng đại diện của doanh nghiệp nước ngoài hoạt động tại Việt Nam; Hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã; Đơn vị sự nghiệp; Tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức chính trị xã hội - nghề nghiệp; tổ chức xã hội; tổ chức xã hội - nghề nghiệp; Cơ quan đại diện ngoại giao, cơ quan lãnh sự nước ngoài, cơ quan đại diện các tổ chức quốc tế thuộc hệ thống liên hợp quốc, các tổ chức khu vực, tiểu khu vực; Văn phòng thường trú cơ quan thông tấn, báo chí, phát thanh và truyền hình nước ngoài; Cơ sở giáo dục, cơ sở giáo dục nghề nghiệp, cơ sở y tế, cơ sở văn hóa - xã hội.

Thành Công

TP HCM: Thưởng Tết cao nhất là 1 tỷ đồng

TP HCM: Thưởng Tết cao nhất là 1 tỷ đồng

Một doanh nghiệp fdi trong lĩnh vực cơ điện lạnh sẽ thưởng tết tân sửu cho nhân viên ở mức cao nhất là 1.076.000.000 đồng.

Thưởng Tết chưa là gì so với

Thưởng Tết chưa là gì so với "lộc" của giới chơi chứng khoán

Ngoài khoản lãi lên tới hàng chục phần trăm, thậm chí tính bằng lần, Tết năm nay nhiều nhà đầu tư chứng khoán còn hưởng "lộc" lớn nhờ cổ tức bằng tiền mặt.

Doanh nghiệp đau đầu vì thưởng Tết

Doanh nghiệp đau đầu vì thưởng Tết

Hơn 50 ngày nữa sẽ đến tết nguyên đán năm 2021 nhưng câu chuyện lương, thưởng cho người lao động (nlđ) trở nên “nóng” hơn bao giờ hết. nhiều khả năng thưởng tết năm nay thấp hơn năm trước, thậm chí nhiều dn nhỏ, siêu nhỏ không có thưởng tết; lại có những công ty thưởng tết bằng hiện vật.

Hà Nội công bố 26 đường dây nóng trực cấp cứu dịp Tết

Hà Nội công bố 26 đường dây nóng trực cấp cứu dịp Tết

Thông tin từ Sở Y tế Hà Nội, trong 9 ngày nghỉ Tết Nguyên đán (từ 2/2 đến 10/2/2019), Sở Y tế Hà Nội sẽ huy động 26 bệnh viện công lập và một số bệnh viện ngoài công lập trên địa bàn cùng tham gia vào công tác cấp cứu, vận chuyển cấp cứu người bệnh ngoài bệnh viện…


Mạng Y Tế
Nguồn: PetroTimes (https://petrotimes.vn/ep-buoc-nhan-vien-truc-tet-co-the-bi-phat-toi-75-trieu-dong-597609.html)

Tin cùng nội dung

Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY