Đa số bệnh nhân hết giai đoạn khởi phát thì xét nghiệm có thể âm tính, song có một số trường hợp tái dương tính kéo dài. hoặc cũng có f0 dù xét nghiệm nhanh đã âm tính nhưng không hồi phục mà sang giai đoạn toàn phát hoặc có biến chứng.
Thực tế hiện nay, số f0 nhẹ và không triệu chứng chiếm đại đa số. sau khi âm tính trở lại, các triệu chứng như sốt, ho, đau họng... đã thoái lui, các f0 xuất hiện tâm lý chủ quan âm tính là khỏi bệnh hoặc bệnh sẽ không diễn biến nặng lên. từ đó, họ bỏ hết việc theo dõi sức khỏe, chỉ số spo2 (nồng độ oxy máu mao mạch) - chỉ số quan trọng nhằm phát hiện suy hô hấp, tổn thương phổi, thiếu oxy thầm lặng.
Việc người bệnh chuyển âm tính hay vẫn dương tính không hoàn toàn liên quan đến mức độ nặng - nhẹ của bệnh. độ nặng - nhẹ của bệnh liên quan đến phản ứng miễn dịch của cơ thể bệnh nhân với virus. nếu cơ thể đáp ứng miễn dịch phù hợp, giúp loại bỏ virus thì các triệu chứng nhẹ thoái lui, f0 sẽ khỏi bệnh sau 5-7 ngày.
Nếu đáp ứng miễn dịch rối loạn, cơ thể sẽ có phản ứng quá mức gây bão cytokines và từ đó gây tổn thương các phủ tạng. Khi đó, bệnh nhân có thể diễn biến nặng lên. Nếu bão cytokines và các rối loạn hậu quả của nó không được kiểm soát, các phủ tạng bị tổn thương không được hồi sức hiệu quả có thể dẫn đến T* vong cho bệnh nhân.
F0 cần theo dõi có xuất hiện tổn thương phổi gây suy hô hấp hay không bằng đếm nhịp thở, đo spo2 và những chỉ số khác được hướng dẫn cụ thể trong tài liệu hướng dẫn quản lý người mắc covid-19 tại nhà để liên hệ y tế, nhập viện ngay. f0 chỉ thực sự an tâm đã khỏi bệnh nếu sau ngày thứ 10 không xuất hiện dấu hiệu nặng lên.
Miễn dịch quá mức nếu có thường xảy ra ngày 6-10 từ khi bắt đầu khởi phát bệnh. vì thế, nếu ngày thứ 5-7, f0 tại nhà test nhanh âm tính thì không nên chủ quan mà vẫn phải lưu tâm theo dõi sức khỏe của mình hết 10 ngày.